Trang chủNewsKinh tếĐẩy mạnh chuyển đổi sản xuất lúa gạo theo mô hình carbon...

Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất lúa gạo theo mô hình carbon thấp


Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong tiến trình thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (không) trong giai đoạn 2030 – 2050. Nông nghiệp là lĩnh vực chiếm 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính Việt Nam vào năm 2023, tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực trong đó có sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, lúa là cây trồng chính của Việt Nam và có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh lương thực, do đó, việc cắt giảm sản lượng lúa là một thách thức. Thay vào đó, chuyển đổi sang mô hình sản xuất lúa gạo carbon thấp là một chiến  lược phát triển nông nghiệp bền vững và nằm trong nỗ lực để Việt  Nam thực hiện tiến trình đưa phát thải ròng về 0.






Nhân rộng các mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Ảnh: PV) 

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi sang mô hình này gồm có:

Một là, triển khai cơ chế bù trừ và trao đổi tín chỉ carbon cho các mô hình trồng lúa carbon thấp.

Cơ chế trao đổi tín chỉ carbon và thị trường tín chỉ carbon sẽ mang lại nhiều nguồn lợi thúc đẩy việc chuyển đổi sang mô hình trồng lúa carbon thấp. Doanh thu từ việc trao đổi giấy phép carbon có thể dùng để tái đầu tư vào mô hình sản xuất. Theo đó, cấp địa phương cần nhận thức rõ ràng, thị trường carbon với quy mô và phạm vi rộng và phức tạp thường sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn nhưng đồng thời đòi hỏi sự chuẩn bị và cơ sở pháp lý, kỹ thuật chi tiết và chặt chẽ. Để triển khai thị trường carbon, cần có một hệ thống thuế, phí và mua bán hạn ngạch và việc này đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài.

Ở giai đoạn ban đầu, Việt Nam cần cân nhắc về mức độ quy mô khi thiết lập thị trường, có thể thí điểm ở quy mô ngành (như Liên minh châu Âu) hoặc dạng tự nguyện (như Thái Lan), hoặc cơ chế cấp địa phương (như Trung Quốc). Việt Nam có thể áp dụng bài học từ Thái Lan khi thiết lập các cơ chế trao đổi tín chỉ carbon tự nguyện trước khi triển khai thị trường carbon bắt buộc. Chương trình bù đắp carbon sẽ có thể tận dụng được sự đóng góp của các bên tham gia (tổ chức trong nước và quốc tế, các quỹ carbon) để hỗ trợ các hoạt động giảm phát khí thải trong nước. Trong thời gian ngắn, việc bù đắp carbon sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Một thuận lợi khác của Việt Nam là đã có nhiều năm kinh nghiệm và hoạt động tích cực trong các cơ chế tạo tín chỉ song phương và đa phương như CDM và JCM.

Xem xét đưa ra lộ trình tham gia thị trường carbon cụ thể đối với mô hình trồng lúa carbon thấp. Hoàn thiện khung pháp lý để người nông dân có thể tiếp cận các nguồn doanh thu và đầu tư thông qua các chương trình trao đổi và thương mại tín chỉ carbon.

Nghị định số 06/2022/ND-CP ngày 07/01/2022 về quy định giảm nhẹ phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đưa ra lộ trình triển khai thị trường carbon trong nước. Theo đó, giai đoạn từ nay đến hết năm 2027 sẽ tập trung xây dựng các hệ thống pháp lý để quản lý tín chỉ, trao đổi và vận hàng trên sàn giao dịch. Từ năm 2028 trở đi sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức. Việt Nam cần sớm thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon theo quy định tại Điều 6 Thảo thuận Paris về thành lập và vận hành thị trường carbon trong nước. Đối với mô hình trồng lúa carbon thấp, cần phải đưa ra một lộ trình cụ thể tương ứng với thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước nói chung. Lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng có thể thực hiện các chính sách đơn giản hơn khi mức độ sẵn sàng tham gia giao dịch là thấp và tăng dần lên các hệ thống phức tạp hơn theo thời gian.

Phát triển Hệ thống Đo đạc, báo cáo và thẩm tra (MRV), thu thập và thử nghiệm dữ liệu từ việc để các khu vực tự nguyên thiết lập và phân bổ mục tiêu. Bất kỳ thị trường carbon nào cũng cần phải xây dựng hệ thống MRV. Triển khai thành công hệ thống MRV có thể xem là một trong những bước đầu tiên để tiến tới hình thành thị trường carbon trong nước. Phương pháp đo lường và đánh giá phát thải là một quy trình ràng buộc bởi các cam kết của quốc gia để tạo thành các khuôn khổ pháp lý cho hệ thống MRV. Vì vậy, đối với các mô hình trồng lúa carbon thấp, trước hết cần xây dựng hệ thống MRV đối với lĩnh vực này với các quy định, quy trình đo đạc, báo cáo và thẩm định rõ ràng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các cơ quan về công tác đo đạc, báo cáo và thẩm định. Việc xây dựng hệ thống MRV có thể lấy kinh nghiệm từ dự án thí điểm VnSAT và các dự án CDM, JCM đã thực hiện ở Việt Nam. Hệ thống MRV có thể giúp nhà quản lý xây dựng được hệ thống dữ liệu thử nghiệm đối với lượng giảm thải carbon ở mô hình trồng lúa carbon thấp trên các khu vực.

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người nông dân về tín chỉ carbon và cách thức vận hành của các cơ chế bù trừ cũng như trao đổi carbon. Thị trường carbon và các cơ chế bù trừ tín chỉ carbon là lĩnh vực rất mới, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng. Vì vậy, nâng cao nhận thức của người nông dân về lợi ích của việc tham gia vào các chương trình này là những bước quan trọng. Thứ nhất, cần cung cấp các khóa đào tạo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho doanh nghiệp và người nông dân. Thứ hai, cần triển khai các hệ thống đo lường, giám sát, các cơ sở hạ tầng kĩ thuật  để người dân thuận tiện trong việc tiếp cận tín chỉ carbon.

Hai là, tạo các điều kiện thúc đẩy tài chính hướng tới mô hình trồng lúa carbon thấp. Các chuyên gia cho rằng, cần hoàn thiện khung pháp lý, các tiêu chí cụ thể để đưa các mô hình lúa gạo carbon thấp vào danh mục được cấp tín dụng xanh. Trong nỗ lực hướng đến các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 do Chính phủ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều kế hoạch và Chương trình hành động, trong đó có tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng, Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Mặc dù mức tăng trưởng dư nợ đối với các lĩnh vực xanh khá cao (khoảng 23%/năm trong giai đoạn 2017 – 2022), tập trung chủ yếu vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, nông nghiệp xanh, tuy nhiên, hiện nay chưa có khung pháp lý, tiêu chí môi trường, danh mục dự án xanh nên chưa xây dựng được căn cứ và tiêu chí cụ thể để phân loại dự án xanh. Điều này gây ra nhiều hạn chế cho quá trình thẩm định cấp tín dụng xanh. Vì vậy, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và NHNN cần phối hợp để hoàn thiện các khung pháp lý, hướng dẫn về các tiêu chí môi trường  và việc xác nhận mô hình trồng lúa carbon thấp là phù hợp với phân ngành kinh tế, quy định về tiêu chí để tạo điều kiện và căn cứ cho quá trình thẩm định, đánh giá và giám sát của các tổ chức tín dụng khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Khuyến khích người nông dân đầu tư vào mô hình lúa gạo carbon thấp thông qua nâng cao hiểu biết và chính sách hỗ trợ Hệ thống và các trung tâm khuyến nông cần tuyên truyền, hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận thông tin, nâng cao hiểu biết về dịch vụ tài chính ngân hàng, tín dụng vi mô và các nguồn tín dụng chính thức. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể phối hợp cùng trung tâm khuyến nông để mở các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về các nguồn vốn và vai trò của tín dụng trong các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững. Nông dân cần được cập nhật các thông tin về các hình thức thế chấp khác nhau khi vay vốn, chương trình vay tín dụng tiêu dùng không cần thế chấp, vay thấu chi tại thị trường nông thôn.






Ở Việt Nam, hiện nay, nhiều giải pháp canh tác lúa carbon thấp đã được giới thiệu, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực và chứng minh được tính khả thi về kinh tế (Ảnh: PV)

Ngân hàng Nhà nước cần tăng khả năng cung ứng vốn cho các nông dân. Kéo dài thời gian vay, cơ chế bảo lãnh đặc thù và thiết kế các điều kiện vay phù hợp với mô hình trồng lúa carbon thấp. Ngoài ra, Bộ TN&MT cần có cơ chế định giá đất trồng lúa với các địa phương áp dụng mô hình trồng lúa carbon thấp nói riêng và nông nghiệp bền vững nói chung để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân bảo lãnh các khoản vay.

Ba là, xây dựng mối liên kết giữa người sản xuất (quy trình sản xuất) và người tiêu dùng (thị trường) thông qua chứng nhận chất lượng về lúa gạo trồng theo mô hình carbon thấp liên kết giữa thị trường và sản xuất đối với lúa gạo carbon thấp có thể thúc đẩy người nông dân chuyển sang mô hình trồng lúa carbon thấp. Theo đó, người nông dân có động lực chuyển đổi sang mô hình sản xuất carbon thấp khi thị trường công nhận và có nhu cầu về loại lúa này. Một trong những cách thức để nông dân có thể tiếp cận các cơ hội thị trường là bằng cách thông qua các chứng nhận chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, tạo ra mối liên kết giữa quy trình sản xuất và thị trường. Bộ NN&PTNT cần thống nhất và đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với quy trình sản xuất lúa gạo carbon thấp.

Hiện nay, nhiều giải pháp canh tác lúa carbon thấp đã được giới thiệu, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực và chứng minh được tính khả thi về kinh tế. Một số chương trình như kỹ thuật “1 phải 5 giảm” được áp dụng trong dự án VnSAT, Quy chuẩn canh tác bền vững SRP được áp dụng trong “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, chương trình “3 giảm 3 tăng”, một số kỹ thuật được áp dụng riêng lẻ của từng tỉnh như kỹ thuật “1 phải 6 giảm” áp dụng tại Kiên Giang. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra các quy trình trồng lúa bền vững áp dụng riêng cho doanh nghiệp. Trên thực tế, việc đưa ra một mô hình chung và thống nhất còn gặp nhiều khó khăn cho điều kiện khí hậu, canh tác và tài nguyên của mỗi khu vực đều khác nhau. Vì vậy, để có thể đưa ra chứng nhận chất lượng đối với các mô hình lúa gạo carbon thấp, các chuyên gia cần nghiên cứu và thống nhất bộ tiêu chuẩn.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cập nhật và tích hợp các tiêu chuẩn về lúa gạo carbon thấp vào các chứng nhận chất lượng hiện có và đưa ra các chứng nhận chất lượng mới.

Việc đưa các tiêu chuẩn về trồng lúa carbon thấp vào chứng nhận chất lượng có thể: (i) thúc đẩy sản xuất xanh bằng cách kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp tại nguồn; và (ii) nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường của các sản phẩm lúa gạo carbon thấp và thúc đẩy tăng trưởng thu nhập của nông dân, từ đó thúc đẩy nông dân thực hành sản xuất lúa gạo carbon thấp.

Hiện nay, Việt Nam đã có một số chứng nhận chất lượng cho lúa gạo, ví dụ: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về nông nghiệp hữu cơ cho lúa gạo, Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu, Global GAP (tiêu chuẩn chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu); ISO 22000 (tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm); HACCP (hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu); Chứng nhận JAS (tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản, áp dụng cho dòng gạo hữu cơ). Có thể tích hợp tiêu chuẩn của các chứng nhận chất lượng này cho các mô hình trồng lúa carbon thấp. Bên cạnh đó, có thể đưa ra các khung tiêu chuẩn quốc gia và chứng nhận về mô hình trồng lúa carbon thấp. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN cần tăng cường quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng về lợi ích của các sản phẩm sản xuất theo quy trình giảm phát thải nói chung và lúa gạo carbon thấp nói riêng, nhằm tăng độ nhận diện và từng bước thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó có thể tạo lập và phát triển thị trường lúa gạo carbon thấp, thúc đẩy mô hình sản xuất lúa gạo này.

Nhóm chuyên gia cũng đề xuất, dựa vào nguồn tài nguyên bản địa, Bộ NN&PTNT phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo dựa trên thương hiệu và kết hợp các đặc điểm về văn hóa, lịch sử, địa lý của khu vực để thúc đẩy cộng đồng trồng lúa phát triển bền vững./.

 



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/day-manh-chuyen-doi-san-xuat-lua-gao-theo-mo-hinh-carbon-thap-672783.html

Cùng chủ đề

Vàng giảm bớt đà tăng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc - 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn...

Điện mừng Quốc khánh Ấn Độ

NDO - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 78 ngày Độc lập nước Cộng hòa Ấn Độ (15/8/1947-15/8/2024), ngày 15/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi điện mừng tới Tổng thống Droupadi Murmu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng Narendra Modi, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankha, Chủ tịch Hạ viện Om Birla....

Lộ diện tòa căn hộ hot nhất phân khu The Miami

Tòa tháp The Miami 5 chuẩn bị ra mắt tới đây sẽ là mảnh ghép hoàn thiện cho “thiên đường nghỉ dưỡng đậm chất Mỹ” trong lòng đại đô thị Vinhomes Smart City. Quỹ 600 căn hộ này sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn hàng giữa thời điểm thị trường đang thiếu trầm trọng nguồn cung. Mảnh ghép hoàn thiện cho “thiên đường nghỉ dưỡng đậm...

Sản xuất tăng trưởng, chỉ tiêu tài chính ổn định

Các chỉ số tài chính cơ bản của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được duy trì ở mức an toàn, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính và đảm bảo tính thanh khoản trong toàn Tập đoàn. Sản xuất tăng trưởng Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình...

Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, gia tăng xuất khẩu sản phẩm cá ngừ sang Anh

Những cam kết, quy định của UK với mặt hàng cá ngừ trong UKVFTACá ngừ của Việt Nam đang có lợi thế tại thị trường này nhờ những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Theo cam kết tại Hiệp định UKVFTA, về cam kết thuế quan, Hiệp định này có cơ chế tiếp nối Hiệp định EVFTA, đồng nghĩa với việc mức thuế nhập khẩu đối với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học quốc gia “55 năm Công an Nhân dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Chiều 15/8, tại tỉnh Hà Nam, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hà Nam, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “55 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Hội thảo được truyền tới điểm cầu Công an tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước....

Nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phát biểu chỉ đạo.  ...

Xây dựng Thị xã Phú Mỹ thành đô thị phát triển về công nghiệp và cảng biển

Thị xã Phú Mỹ sau 30 năm xây dựng và phát triển với những chính sách đột phá,...

Tiếp tục phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn   ...

Nông sản, đặc sản vùng, miền quy tụ về Thủ đô trong phiên chợ thứ hai năm 2024

 Các đại biểu cắt băng khai mạc (Ảnh: HNV) ...

Bài đọc nhiều

Doanh nghiệp xuất khẩu sang Singapore lưu ý phụ gia bị cấm trong thực phẩm

Doanh nghiệp xuất khẩu sang Singapore lưu ý phụ gia bị cấm trong thực phẩmBộ Công thương khuyến cáo doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang Singapore cần thường xuyên cập nhật thông tin về quy định thực phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của nước sở tại. Cơ quan Quản lý thực phẩm Singapore cảnh...

Dự báo giá cà phê 15/8/2024: Đồng loạt lao dốc?

Dự báo giá cà phê 13/8/2024: Ảnh hưởng của nhiều yếu tố, giá cà phê tiếp tục giảm Dự báo giá cà phê 14/8/2024: Lo ngại thời tiết tại Brazil đẩy giá cà phê tăng mạnh trở lại? Dự báo giá cà phê ngày 15/8/2024, tại thị trường trong nước tăng trở lại. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng...

Việt Nam chi hơn 2,9 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu

6 tháng đầu năm, Việt Nam chi 2,56 tỷ USD mua thức ăn gia súc và nguyên liệu Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 2,91 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc...

Tăng mạnh trở lại, liệu vùng giá mới có được thiết lập?

Dự báo giá tiêu ngày 13/8/2024: Điều chỉnh giảm mạnh ở các địa phương Dự báo giá tiêu ngày 14/8/2024: Tăng mạnh trở lại sau ngày đột ngột giảm sâu? Dự báo giá tiêu ngày 15/8/2024 tăng mạnh trở lại. Quý II/2024, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa liên tục tăng, ghi nhận mức cao kỷ lục mới. Theo đó, giá hạt tiêu trong nước đã tăng khoảng...

Nhìn lại hành trình 21 ngày ngọt thanh cùng hạt nêm CHIN-SU nấm Shiitake & tảo Kombu

Qua 21 ngày tranh tài với sự giúp sức từ “trợ thủ” đắc lực là hạt nêm nấm Shiitake & tảo Kombu của CHIN-SU, cộng đồng yêu bếp đã cùng nhau chia sẻ một loạt trải nghiệm ẩm...

Cùng chuyên mục

Vàng giảm bớt đà tăng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc - 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn...

Lộ diện tòa căn hộ hot nhất phân khu The Miami

Tòa tháp The Miami 5 chuẩn bị ra mắt tới đây sẽ là mảnh ghép hoàn thiện cho “thiên đường nghỉ dưỡng đậm chất Mỹ” trong lòng đại đô thị Vinhomes Smart City. Quỹ 600 căn hộ này sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn hàng giữa thời điểm thị trường đang thiếu trầm trọng nguồn cung. Mảnh ghép hoàn thiện cho “thiên đường nghỉ dưỡng đậm...

Sản xuất tăng trưởng, chỉ tiêu tài chính ổn định

Các chỉ số tài chính cơ bản của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được duy trì ở mức an toàn, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính và đảm bảo tính thanh khoản trong toàn Tập đoàn. Sản xuất tăng trưởng Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình...

Gần 60.000 người tham gia nhóm “kêu gọi dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá

Gần 60.000 người tham gia nhóm “kêu gọi" dừng mua nhà Hà Nội "để tránh ngáo giá"Bày tỏ sự bức xúc vì giá bất động sản liên tục tăng cao, nhiều người dùng Facebook đã “rủ nhau” tham gia nhóm dừng mua nhà Hà Nội. Chỉ riêng trong tuần qua, nhóm này đã có thêm 6.000 thành viên mới. Khi người mua nhà bất lực trước thị...

Xem xét toàn diện, đảm bảo lợi ích Nhà nước và doanh nghiệp

Sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt: Xem xét toàn diện, đảm bảo lợi ích Nhà nước và doanh nghiệpBộ Tài chính đang đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng rượu, bia và bổ sung thuế đối với nước giải khát có đường. Đây là những đề xuất gây nhiều ý kiến. Ngành đồ uống có cồn và chuỗi...

Mới nhất

Bộ Quốc phòng – Bộ Công an gặp mặt kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

(Bqp.vn) - Chiều 15/8, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng - Bộ Công an tổ chức gặp mặt kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2024). Tới dự buổi gặp mặt có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Phổi nằm ở vị trí nào? Các bệnh thường gặp và cách phòng tránh

Phổi là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Phổi dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài, dẫn đến nhiều bệnh lý. Bài...

Tập trung tuyên truyền một số nội dung trọng tâm trong Khối các cơ quan Trung ương

Tại Đảng bộ Khối, hội nghị được kết nối tới 305 điểm cầu tại các đảng bộ trực thuộc. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt...

Bước nước rút của “đầu tàu” giải ngân vốn đầu tư công ngành giao thông

Bước nước rút của “đầu tàu” giải ngân vốn đầu tư công ngành giao thôngBộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đang đứng trước cơ hội rất lớn để lần đầu tiên hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, ngay cả khi vừa được bổ sung hơn 13.000 tỷ đồng nguồn vốn...

Lợi nhuận sụt giảm, doanh nghiệp địa ốc than khó

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 của nhiều doanh nghiệp bất động sản không mấy khả quan, doanh thu và lợi nhuận vẫn trên đà sụt giảm. Báo cáo của Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô - nhà đầu tư chuyên về bất...

Mới nhất