Trang chủKinh tếNông nghiệpĐẩy mạnh cho vay qua tổ, tăng khả năng tiếp cận vốn

Đẩy mạnh cho vay qua tổ, tăng khả năng tiếp cận vốn


Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng. Trong số đó phải kể đến việc phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn.

Agribank được vinh danh doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024 Trụ vững, phát triển nhờ nguồn vốn từ Agribank

Tăng khả năng tiếp cận vốn thông qua tổ vay vốn

Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Agribank đã phối hợp có hiệu quả với các tổ chức chính trị – xã hội, trong đó nòng cốt là các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức chính trị – xã hội khác tổ chức triển khai thực hiện các nội dung cụ thể về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị được giao.

Đến nay, Agribank đã triển khai cho vay qua tổ vay vốn tại trên 7.200 xã, phường, thị trấn, chiếm tỷ lệ 77% tổng số xã, phường, thị trấn tại các địa phương trong toàn quốc. Hoạt động của tổ vay vốn đã đóng góp tích cực trong hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank. Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay qua tổ vay vốn đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng gắn với thực hiện chính sách “tam nông” của Đảng và Nhà nước, gắn kết hoạt động của Agribank với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Đến tháng 9/2024, các chi nhánh trong hệ thống Agribank đã triển khai, thành lập tổ vay vốn và đã ký trên 5.700 thỏa thuận hợp tác với các tổ chức chính trị – xã hội, trong đó có trên 2.000 thỏa thuận đã được ký kết với tổ chức Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, gần 3.700 thỏa thuận đã được ký kết với tổ chức chính trị – xã hội khác. Hiện nay, Agribank đã phối hợp thành lập gần 62.000 tổ vay vốn với gần 1,2 triệu thành viên chiếm tỷ lệ trên 39% số lượng khách hàng cá nhân với dư nợ trên 210.000 tỷ đồng, chiếm 17,3% dư nợ khách hàng cá nhân và 12,7% dư nợ nền kinh tế; bình quân dư nợ/tổ vay vốn là 3,38 tỷ đồng; bình quân dư nợ/thành viên là trên 180 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu rất thấp (0,49%/năm). Tỷ trọng cho vay “tam nông” của Agribank trong những năm qua luôn chiếm 65-70% dư nợ nền kinh tế của Agribank và chiếm 1/3 tín dụng lĩnh vực này của cả nước.

Có thể thấy, hoạt động cho vay qua tổ vay vốn được Agribank triển khai mở rộng cả về chất lượng và quy mô, dư nợ tăng trưởng hàng năm, chất lượng tín dụng đảm bảo, tạo sự gắn kết giữa các hội đoàn thể, chính quyền, người dân, khách hàng với Agribank.

Thông qua tổ vay vốn, hội viên được tăng khả năng tiếp cận vốn vay, được ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm một cách thuận lợi và có hiệu quả. Các thành viên tổ vay vốn đều sử dụng vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần hạn chế nạn tín dụng đen. Nguồn vốn tín dụng thông qua tổ vay vốn đã góp phần đóng góp có hiệu quả trong việc phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng trong thực hiện chính sách “tam nông”, góp phần phát triển tài chính vi mô đối với hộ gia đình trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Bên cạnh đó, việc phát triển cho vay qua tổ vay vốn đã góp phần giảm thiểu các thủ tục hành chính trong hoạt động ngân hàng, đơn giản hóa hồ sơ vay vốn. Thông qua tổ vay vốn, khách hàng được hướng dẫn đầy đủ, chi tiết thủ tục vay vốn, đảm bảo chấp hành quy định, quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó việc giải ngân, thu nợ thông qua tổ vay vốn, tổ cho vay lưu động, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng theo lịch cố định tại các điểm giao dịch tại các xã, thôn, bản, xóm, ấp… đã góp phần tiết kiệm được chi phí đi lại của khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay và các dịch vụ ngân hàng thuận tiện, dễ dàng hơn.

Agribank còn cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho các thành viên của tổ gắn với mô hình ngân hàng số, cho vay, thu nợ tự động, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh giao dịch điện tử như thanh toán chuyển tiền, thu hộ chi hộ, phát hành thẻ, mở tài khoản thanh toán, Agribank Plus…

Dự án STEP: Góp phần xây dựng nền tài chính ổn định, toàn diện, bao trùm
Agribank có những đóng góp nhất định vào sự thành công trong công tác phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia đình

Để hoạt động cho vay qua tổ vay vốn hiệu quả hơn

Chia sẻ về định hướng triển khai hoạt động này, đại diện Agribank cho biết, thời gian tới, ngân hàng tiếp tục kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội và các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận vốn vay nhanh chóng, thuận lợi. Đồng thời, ngân hàng cũng công khai, minh bạch chính sách, thủ tục hồ sơ, điều kiện cho vay trên cơ sở cải cách, đơn giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Agribank tiếp tục triển khai cho vay theo mô hình liên kết, cho vay theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cung cấp dịch vụ thanh toán trong nông nghiệp, đặc biệt là với hàng hóa nông sản có giá trị xuất khẩu cao; đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh, thu mua và xuất khẩu hàng nông sản chủ lực.

Từ những kết quả đạt được trong phối hợp thực hiện thỏa thuận liên ngành với các tổ chức chính trị xã hội, có thể khẳng định Agribank đã có đóng góp không nhỏ vào sự thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia đình, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, để hoạt động cho vay qua tổ vay vốn tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa, đại diện Agribank cho rằng, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành. Cụ thể, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chính sách khuyến khích người sản xuất và đơn vị cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong vùng sản xuất, vùng nguyên liệu hình thành chuỗi liên kết, chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và nước ngoài. Nhất là các chương trình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính… để tạo môi trường đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn có chất lượng. Từ đó tạo điều kiện để Agribank đầu tư vốn tín dụng thông qua hoạt động của tổ vay vốn, tổ liên kết có hiệu quả hơn.

Hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật khuyến nông tại các địa phương cần được đẩy mạnh giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, cần phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, ứng dụng mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng kinh tế theo phân vùng, quy hoạch của nhà nước cho các cấp hội và thành viên tổ vay vốn để có định hướng tốt cho các phương án, dự án sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục phối hợp với Agribank triển khai hoạt động của tổ vay vốn gắn với mô hình ngân hàng số, thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ vay vốn; chấp hành nghiêm túc quy định về hoạt động của tổ vay vốn, hạn chế rủi ro tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng đối với hoạt động của các tổ vay vốn; phối hợp có hiệu quả với Agribank trong thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội địa phương để phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển tài chính vi mô cho khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Bên cạnh chủ động đẩy mạnh hoạt động cho vay qua tổ vay vốn, Agribank đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, chương trình đề án thẻ và các chương trình tín dụng ưu đãi dành riêng cho khách hàng khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Ngân hàng chủ động và tích cực triển khai hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích với nhiều kênh phân phối đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/day-manh-cho-vay-qua-to-tang-kha-nang-tiep-can-von-157972.html

Cùng chủ đề

Tín dụng chính sách (Bài 2)

Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng...

Tín dụng chính sách (Bài 1)

Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992 với xuất phát điểm rất thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao (gần 32% dân số), là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 40% hộ nghèo, gần 20% hộ đói. Qua 32 năm thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, sự quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực vươn lên của người...

Chỉ thị 40: Sức mạnh của ý Đảng, lòng dân (Kỳ 3)

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, đồng chí Đặng Ngọc Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Sơn La cho biết, trong thời gian tới, toàn thể hệ thống chính trị tại địa phương sẽ tiếp tục xác định tín dụng chính sách là trụ cột cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng...

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023

Agribank vinh dự là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự thịnh vượng của xã hội. Tối ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Tiêu...

Phát triển sản phẩm OCOP, động lực quan trọng phát triển kinh tế nông thôn

Thực tế ở tỉnh Nam Định cho thấy, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất cho các cơ sở địa phương. Dây chuyền sản xuất sản phẩm OCOP Nghêu thịt hộp Lenger tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam ở thành phố Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Vinhomes ra mắt đô thị cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan Về ranh giới quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa giới hành...

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, những bước tiến quan trọng

Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Để giải quyết bài toán này, Diễn đàn "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra, thu hút đông đảo chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tham gia thảo luận sôi nổi về tương lai năng...

Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam

Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam” vào ngày 20/12/2024. ...

Tín dụng chính sách (Bài 2)

Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng...

Tín dụng chính sách (Bài 1)

Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992 với xuất phát điểm rất thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao (gần 32% dân số), là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 40% hộ nghèo, gần 20% hộ đói. Qua 32 năm thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, sự quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực vươn lên của người...

Bài đọc nhiều

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Cả nước đào tạo được 756 giảng viên về sức khỏe cây trồng

Ông Đỗ Văn Vấn - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã đào tạo được 756 giảng viên IPHM (chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp triển trên nền tảng IPM trước đây) trên...

Cùng chuyên mục

Một trưởng làng của Thái Lan đến Đồng Tháp chia sẻ kinh nghiệm 20 năm trồng lúa hữu cơ, “sống chung” với sếu

Đoàn nông dân tỉnh Buriam (Thái Lan) vừa có chuyến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhóm nông dân sản xuất lúa hữu cơ, nông nghiệp sinh thái tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp). Tại đây, một trưởng làng của Thái Lan đã chia...

Nông nghiệp đô thị là xu hướng tất yếu, cải thiện an ninh lương thực, bảo vệ môi trường

Ngày 20/12, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, nông dân tiêu...

Công nghệ cảnh báo sớm mưa lũ ở vùng miền núi của Quảng Ninh được dân ủng hộ, cán bộ khen

Từ năm 2020, huyện miền núi Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư hệ thống cảnh báo sớm mưa lũ qua ứng dụng công nghệ hiện đại. Qua đó, chủ động phòng ngừa mưa lũ hiệu quả, góp phần giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của...

Hoa tết đang tốt um ở làng hoa lớn nhất Đà Nẵng, chăm mấy tháng trời, dân chỉ mong điều này

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần, hiện các nhà vườn, làng hoa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tất bật chăm sóc, chuẩn bị cho mùa hoa Tết với kỳ vọng vụ mùa thắng lợi. ...

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Cụ thể, tại Quyết định số 1611/QĐ-TTg, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Tại Quyết định số 1612/QĐ-TTg, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Tại Quyết định số 1613/QĐ-TTg, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. UBND 3 tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Mới nhất

Nhà vườn Lâm Đồng lo thiếu rau Tết

Mưa trái mùa kéo dài khiến nhiều diện tích rau tại Lâm Đồng bị giảm mạnh năng suất, đẩy giá bán ra đang tăng cao. Nhiều nhà vườn lo ngại nếu thời tiết tiếp tục bất lợi nguy cơ không đủ nguồn rau phục vụ cao điểm...

Họp mặt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

 Sáng 20.12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Đến dự buổi họp mặt có ông Phạm Hùng Thái- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH...

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM – 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trân trọng giới thiệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Quân đội...

người dân Cam Lâm được đăng ký biến động đất đai và xây dựng

Ngày 21/12, ông Ngô Văn Bảo, Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, địa phương đã có quyết định về việc bãi bỏ văn bản liên quan đến một số thủ tục đất đai. Trước đó, ngày 10/6/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kết luận số 247/KL-UBND về việc xác định các phản ánh...

Khẳng định vị trí và niềm tin của tổ chức Công đoàn trong Quân đội

Công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động là chức năng cơ bản, là nhiệm vụ xuyên suốt của Công đoàn Quốc phòng. Nhân dịp 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Báo Lao Động phỏng vấn Đại tá Nguyễn Đình Đức - Ủy...

Mới nhất