Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy học không đứng yên trong thời bùng nổ AI

Dạy học không đứng yên trong thời bùng nổ AI


HỌC MỌI LÚC, MỌI NƠI

Khi chúng tôi vào lớp lúc đang diễn ra tiết tiếng Việt tại Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM, cô giáo Lê Xuân Cao Phi, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/5, đang cho các em học sinh (HS) cùng nhập vai, diễn một tình huống trong gia đình để các em biết cách sử dụng, hiểu về ý nghĩa lời chào hỏi. Bài giảng cũng được thiết kế sinh động khi các em được xem các video, tham gia trả lời những câu hỏi trên màn hình, có đôi lúc lại được thư giãn bằng phần nhảy vui nhộn…

Cô giáo Lê Xuân Cao Phi trong tiết học tiếng Việt

Cô giáo Lê Xuân Cao Phi trong tiết học tiếng Việt

Cô Lê Xuân Cao Phi cho biết Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đổi mới theo hướng hình thành, bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho trẻ, mỗi giáo viên (GV) ngoài việc tham gia các buổi tập huấn về sách giáo khoa chương trình mới, các hoạt động sinh hoạt chuyên môn thì vừa cần phải tự trau dồi, học thêm các kỹ năng mới để có thể mang tới cho HS những tiết học hiệu quả nhất. Việc tự học ở mọi lúc, mọi nơi hiện nay đã có sự hỗ trợ lớn từ internet, các phần mềm miễn phí, những kho học liệu phong phú trên mạng.

Thạc sĩ Lê Đình Lực, CEO hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English, cựu HS chuyên toán Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết giáo dục thông minh là một xu thế mới, đã và đang được thực hiện. Điển hình trong mô hình này là thầy giáo, HS đều có sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ, các thiết bị, phần mềm trong thời gian học và có thể học mọi lúc, mọi nơi, cập nhật kiến thức công nghệ để bộ kỹ năng của bản thân không bị lạc hậu. Kế đến là người thầy sẵn sàng thiết kế những chương trình giảng dạy phù hợp hơn với đối tượng người học. Nhà trường và GV đã không ngừng quan sát, học hỏi để thật sự cung cấp cái người học cần hơn là cái mình có.

BÍ KÍP NẰM Ở KHẢ NĂNG TỰ HỌC

Nhiều người lo ngại HS, sinh viên sẽ lạm dụng ChatGPT và từ đó hạn chế người học sử dụng. Song với nhiều người làm giáo dục, điều này chưa hẳn đã đúng.

“Tôi cho rằng hãy cứ cho người học được dùng các công cụ, như ChatGPT, nhưng phải chỉ rõ cho họ thấy cả ưu lẫn khuyết nếu người học lạm dụng điều này. Chẳng hạn nếu người học cố tình gian lận, “qua mắt” thầy cô bằng nhiều cách khi dùng ChatGPT thì cái lợi trước mắt là điểm cao, nhưng cái hại lâu dài là họ sẽ không có đủ kiến thức, kỹ năng để “sống sót” trong một thị trường lao động vốn ngày càng khắc nghiệt, còn AI có thể làm được nhiều thứ vượt trội con người”, thạc sĩ Lê Đình Lực nói.

Khả năng tự học và học liên tục là “bí kíp” để sống sót; để dạy, học, làm việc trong thế giới không ngừng biến động.

Thạc sĩ LÊ ĐÌNH LỰC (CEO hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English)

Thạc sĩ Lực, ở cương vị một GV tiếng Anh, cũng cho rằng HS, sinh viên có thể nhờ ChatGPT để có thêm góc nhìn tham khảo, nhưng phải biết “gạn đục khơi trong” để giúp bản thân trở thành phiên bản tốt hơn. Để làm tốt việc này thì việc tăng cường dạy tư duy phản biện, kỹ năng mềm là điều cần thiết. “Và dù là ai, người dạy hay người học thì việc không ngừng học hỏi sẽ không bao giờ thừa. 12 năm kiến thức phổ thông và 4 năm đại học không bao giờ đủ dùng cho công việc cả đời. Khả năng tự học và học liên tục là “bí kíp” để sống sót để dạy, học, làm việc trong thế giới không ngừng biến động”, thạc sĩ Lực nhấn mạnh.

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO GV

Anh Lê Đình Hiếu, tốt nghiệp thủ khoa khối kinh tế ĐH danh tiếng UCLA (Mỹ), hiện là nghiên cứu sinh tại ĐH Johns Hopkins, Mỹ, 1 trong 10 Gương mặt trẻ VN tiêu biểu 2018, nhận định vai trò của GV trong hệ thống giáo dục đến nay vẫn cực kỳ quan trọng và rất khó bị thay thế bởi AI. Anh Hiếu nói: “GV không chỉ truyền đạt kiến thức – phần mà AI và công nghệ có thể đáp ứng – mà còn dạy cho HS về đạo đức, giá trị và cách ứng xử trong xã hội. Những kỹ năng và tố chất “mềm” khác của một HS như kỹ năng xã hội và cảm xúc, sự linh hoạt và sáng tạo, giao tiếp và kết nối cá nhân… là những điều mà thầy cô giáo với tấm lòng và tình thương yêu của mình mới có thể giúp HS bồi đắp”.

Học sinh đặt các câu hỏi về nghề nghiệp tương lai trong thế giới đầy biến động, nhiều thay đổi tại chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tại Đà Nẵng hồi tháng 2.2024

Học sinh đặt các câu hỏi về nghề nghiệp tương lai trong thế giới đầy biến động, nhiều thay đổi tại chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tại Đà Nẵng hồi tháng 2.2024

Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, ủy viên Ban chấp hành T.Ư Hội tâm lý học VN, cũng cho rằng: “Cách ứng xử, tương tác của thầy cô đối với mỗi HS sẽ truyền tải những thông điệp, bài học về kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành xã hội; truyền cảm hứng để học trò trở thành những thế hệ có phẩm chất, có năng lực, có tư duy tích cực… Vai trò đặc biệt này của người thầy thì không thiết bị nào thay thế được”.

Tuy nhiên, cũng sẽ có những người dạy sẽ bị thay thế một phần hoặc hoàn toàn. Anh Lê Đình Hiếu cho rằng đó là những người dạy học mà chỉ tập trung vào việc đọc chép, lấy học thuộc lòng là một phương pháp học, sử dụng văn mẫu là một tiêu chí đánh giá. Và vì thế, cần phải nâng cao năng lực cho GV rất sớm.

Theo anh Hiếu, việc sử dụng AI trong dạy và học ở các quốc gia đang phát triển như VN đòi hỏi một bộ tiêu chuẩn cụ thể để đảm bảo sự phát triển bền vững, công bằng và hiệu quả của công nghệ này trong giáo dục. Tại Mỹ, Nhật và các nước châu Âu đã đưa ra những tiêu chuẩn và khuyến nghị cho việc sử dụng AI trong quản lý giáo dục. Thứ nhất đó là phải đảm bảo công bằng và tiếp cận. Thứ hai, cần bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. Thứ ba, cần chất lượng và tiêu chuẩn nội dung và thứ tư, phải đào tạo và phát triển năng lực cho GV.

Thời đại AI, điều gì là quan trọng nhất với giáo dục ?

Trao đổi với PV Thanh Niên, tác giả sách, nhà giáo dục Giản Tư Trung cho rằng chắc chắn AI làm thay đổi mọi thứ. “Có 2 vấn đề quan trọng nhất của giáo dục ngày nay, không chỉ ở VN mà còn trên toàn thế giới, đó là nhân tính và khai phóng. Nhân tính là thứ mà không có máy móc nào có thể thay thế được. Bởi lẽ AI có thể rất giống người, nhưng rốt cuộc thì vẫn không phải người. Còn khai phóng giúp ta khai mở nhân tính và giải phóng tiềm năng để có thể trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và luôn theo đuổi sự ưu tú trong bất cứ việc gì mà mình chọn làm. Và ngày nay, “kẻ thù” của khai phóng không chỉ là sự vô minh của con người, mà còn là sự thao túng tràn ngập xung quanh chúng ta, nhất là trong thời đại bội thực thông tin”.



Source link

Cùng chủ đề

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

TP HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ năm học 2025-2026

(NLĐO)- Theo dự thảo tờ trình của Sở GD-ĐT TP HCM, TP sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, THPT công lập, ngoài công lập, GDTX từ năm học 2025-2026 ...

Báo chí phải gắn với công nghệ số, chính sách số, quản lý số

Báo chí bây giờ là báo chí số. Đối tượng thụ hưởng thông tin trên môi trường số. Tuyên truyền cũng trên môi trường số. Và vì thế, quản lý cũng phải bằng công nghệ số. LTS: Sự phát triển vũ bão của công nghệ số đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất, phân phối và tiêu thụ thông tin. Trong xu hướng chuyển dịch mọi hoạt động lên môi trường số, độc giả ngày...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Trường ngoài công lập đong đếm bài toán thưởng Tết

Thời điểm này, nhiều trường học tại TPHCM đã dự trù mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho cán bộ, công nhân viên. ...

Bộ GD-ĐT đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT. Theo đó, đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục ở cấp THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định...

Vị tướng nào có tài thiên văn, sánh ngang Khổng Minh của Trung Hoa?

Ông chính là Nguyễn Hữu Dật (1603-1681), quê ở huyện Tống Sơn, nay là huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Ông là con Tham tướng Chưởng cơ Nguyễn Triều Văn, được sinh ra ở Thăng Long, sau đó cha ông đưa gia đình vào nam theo chúa Nguyễn Hoàng từ năm 1609.Theo sách Đại Nam chính biên liệt truyện: "Chưa đến tuổi lên mười mà Nguyễn Hữu Dật đã biết chơi trò bày trận cùng trẻ nhỏ trong...

Các trường đại học chủ động điều chỉnh phương án tuyển sinh

Bỏ xét tuyển học bạ, không xét tuyển sớm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy dự kiến năm 2025. Theo đó, nhà trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (không giới hạn chỉ tiêu); xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,...

Cãi nhau vì nhặt được 10 nghìn đồng, nam sinh đánh bạn gục trên sân trường

Một nam sinh lớp 10 của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa (Thanh Hóa) bị Cơ quan Công an triệu tập vì đánh bạn gục ngay tại sân trường. Thông tin từ Công an TP Thanh Hóa cho biết, khoảng 11h30 ngày 18/12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nam sinh bị bạn đánh gục ngay tại sân trường. Qua xác minh, công an xác định vụ việc trong video xảy ra...

Mới nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

(MPI) - Tiếp nối chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Ngày 18/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí và đang công tác tại Vụ...

một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu...

Ban Bí thư yêu cầu tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ...

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. ...

Album Trần Thế của Thể Thiên mau chóng lọt trending

(NLĐO) - Sau 2 tuần ra mắt, album Trần Thế của Thể Thiên nhận về nhiều sự chú ý. ...

Một phụ nữ ở TPHCM trúng 30 giải đặc biệt hơn 30 tỷ đồng của Vietlott

Một người phụ nữ ở TPHCM cùng lúc trúng 30 giải đặc biệt của Vietlott với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng. Đây là giải thưởng xổ số Max 3D+ có giá trị lớn nhất từ trước đến nay của Vietlott. Ngày 18/12, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) Chi nhánh TPHCM đã tiến hành...

Mới nhất