Trang chủNewsKinh tếĐầu tư, tài chính giữ vai trò quan trọng trong chiến lược...

Đầu tư, tài chính giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Petrovietnam


Hướng đến mục tiêu trở thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) xác định công tác đầu tư, tài chính giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn tới.

Kết quả nổi bật

Kết quả tăng trưởng đạt được thời gian qua để Petrovietnam trở thành Tập đoàn kinh tế với tổng tài sản hợp nhất 1,01 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 531,9 ngàn tỷ đồng cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đầu tư, tài chính. Tuy nhiên, so với các công ty dầu khí trong khu vực, Petrovietnam có quy mô còn nhỏ.

Công tác quản trị đầu tư của Tập đoàn có nhiều đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, tuân thủ các quy định pháp luật. Tập đoàn xây dựng có hệ thống, tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng, áp dụng có kết quả Mô hình quản trị Danh mục đầu tư. Công tác hoàn thiện hệ thống quy chế nội bộ được coi trọng và cập nhật thường xuyên, phù hợp với thực tế và quy định pháp luật mới ban hành.

Đầu tư, tài chính giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Petrovietnam- Ảnh 1.

Hội nghị công tác đầu tư, tài chính của Petrovietnam năm 2024

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp mới, song bằng nỗ lực và sự quyết tâm, trong 3 năm 2021-2023 Petrovietnam đã hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành khai thác 36 dự án/công trình. Tập đoàn giải quyết có kết quả vướng mắc tồn đọng từ giai đoạn trước để hoàn thành và đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II; hoàn thành đầu tư Dự án Kho cảng LNG 1 triệu tấn Thị Vải là Kho chứa LNG đầu tiên tại Việt Nam. Chuỗi dự án khí Lô B đã đạt được cột mốc quan trọng, được các bên đối tác nước ngoài phê duyệt FID và ký kết được các hợp đồng EPC. Petrovietnam tiếp nhận từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dự án Nhà máy điện khí Ô Môn III, Ô Môn IV để triển khai đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác tài chính đã bảo đảm nguồn vốn đầy đủ cho hoạt động đầu tư, giúp tạo tài sản mới và đóng góp vào tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn: bình quân giai đoạn 2021-2023 doanh thu hợp nhất tăng 44% so với giai đoạn 2018-2020; chỉ số sinh lời ROA, ROE tăng trưởng tốt, tương ứng đạt 4,84% và 9,04%, vượt tương ứng 1,38% và 2,83% so với giai đoạn 2018-2020.

Tập trung vào các giải pháp nhằm tối ưu công tác đầu tư tài chính

Tại Hội nghị công tác đầu tư, tài chính năm 2024 của Petrovietnam diễn ra vào tháng 6, ông Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petrovietnam đã chỉ ra 08 nhóm giải pháp lớn mà Công ty Mẹ Tập đoàn và các đơn vị cần tập trung thực hiện đồng bộ. Đó là, phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách; hoàn thiện hệ thống quản trị, mô hình kinh doanh; chuyển đổi số; nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ; phát triển thị trường; tối ưu công tác đầu tư tài chính; nâng tầm văn hóa doanh nghiệp.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, phát huy kết quả đã đạt được cùng với việc thực hiện những định hướng, mục tiêu tăng trưởng mới, Petrovietnam xác định tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.

Đầu tư, tài chính giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Petrovietnam- Ảnh 2.

Lãnh đạo Tập đoàn Petrovietnam điều hành hội nghị công tác đầu tư, tài chính

Trong đó, Tập đoàn cần tập trung nghiên cứu xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW và Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị; cập nhật Chiến lược phát triển của Tập đoàn đến năm 2050 xây dựng Petrovietnam thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia; Tiếp tục triển khai quản trị danh mục đầu tư một cách sáng tạo, hiệu quả, đi vào thực chất; cập nhật danh mục đầu tư phù hợp với mục tiêu, định hướng mới theo Nghị quyết số 41, Kết luận số 76 của Bộ Chính trị; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng danh mục các dự án đầu tư, chú trọng các giải pháp nâng nhóm các dự án đang gặp khó khăn; định hướng cơ cấu và quản trị danh mục đầu tư vào các doanh nghiệp khác với mục tiêu tối đa hiệu quả gắn liền với việc triển khai Đề án cơ cấu lại Tập đoàn; tổ chức các khóa đào tạo, trang bị và nâng cao kiến thức gắn liền với công việc chuyên môn cho cán bộ làm công tác đầu tư, tài chính; Nghiên cứu các xu thế chuyển dịch, thay đổi để dự báo, tính toán các kịch bản rủi ro và có giải pháp quản trị chủ động hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định/ quy chế quản lý nội bộ trong công tác đầu tư của Tập đoàn; tập trung rà soát các quy định liên quan đến phân cấp ủy quyền của Petrovietnam, bảo đảm đồng bộ giữa công tác đầu tư, công tác đấu thầu và công tác tài chính; nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách phân cấp, giám sát đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, phù hợp với đặc thù, tính chất công việc.

Tập đoàn sẽ tiếp tục bám sát các Bộ/ ngành để thúc đẩy việc ban hành các quy định pháp luật, các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tập đoàn: cơ chế chính sách trong phát triển đồng bộ chuỗi dự án khí điện; cơ chế phát triển khai thác mỏ nhỏ, cận biên; đề xuất cơ chế trong Luật 69/2014/QH13 sửa đổi, bảo đảm hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có quyền quyết định phân phối lợi nhuận, trích Quỹ Đầu tư phát triển…

Đầu tư, tài chính giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Petrovietnam- Ảnh 3.

Chuỗi Dự án khí điện Lô B – Ô Môn, một trong những dự án trọng điểm của Petrovietnam

Ngoài ra, Petrovietnam sẽ thường xuyên cập nhật biến động của nền kinh tế, mô hình đầu tư tài chính của các dự án để có các giải pháp đối phó kịp thời, giảm thiểu các rủi ro, đảm bảo tiến độ các dự án, trong đó đặc biệt chú trọng các chuỗi dự án/dự án quy mô lớn, như Chuỗi dự án Lô B, Chuỗi dự án LNG Thị Vải, Chuỗi dự án khí Cá Voi Xanh, Dự án NCMR NMLD Dung Quất, NMNĐ Long Phú I…, bảo đảm hoàn thành Kế hoạch đầu tư năm 2024 tối thiểu ở mức 80%.

Thực hiện và hoàn thành điều chỉnh Kế hoạch đầu tư 5 năm 2021-2025 trong quý III/2024; tổ chức lập Kế hoạch đầu tư năm 2025 có sự tăng trưởng, nhưng có tính khả thi cao, trong đó bám sát tiến độ thực tế triển khai của dự án, bổ sung các cơ hội đầu tư để nghiên cứu, làm cơ sở thực hiện trong các năm tiếp theo; Tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã đưa vào kế hoạch nghiêm túc và quyết liệt với đột phá trong nhận thức và hành động để hoàn thành kế hoạch ở mức cao.

Trên cơ sở cập nhật điều chỉnh chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, các đơn vị xây dựng phương án xử lý chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, xác định lợi nhuận để lại, tỷ lệ trích Quỹ Đầu tư Phát triển; Quản trị tốt nguồn vốn chủ sở hữu, xác định quy mô nguồn vốn chủ sở hữu khả dụng, xây dựng kế hoạch sử dụng dài hạn cho công tác đầu tư; Tập trung thu hồi công nợ, cân đối khoản nợ phải thu và nợ phải trả, tăng dòng tiền thuần cho đơn vị; Xây dựng phương án tài chính với các nguồn vốn vay đa dạng, cơ cấu nguồn vốn tối ưu, tối ưu hóa lãi suất vay, thời hạn vay, các nguồn vốn vay phát triển ưu đãi khác kết hợp với vay thương mại trong nước và ngoài nước; Nghiên cứu cơ chế phối hợp, điều tiết nguồn vốn nhàn rỗi giữa các đơn vị trong Tập đoàn; bổ sung các công cụ phái sinh trong hoạt động đầu tư phù hợp với xu thế hiện đại và quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý các khoản đầu tư tài chính, các khoản vốn góp, vốn đầu tư tại các doanh nghiệp, trong đó rà soát tổ chức công tác quản lý vốn đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp bằng quy chế, tập trung vào quy định đánh giá hiệu quả, kiểm soát rủi ro, nguyên tắc phân phối, trích lập quỹ.

Song song với hoạt động đầu tư, tài chính, Tập đoàn và các đơn vị cần thúc đẩy công tác chuyển đổi số trong toàn Tập đoàn; Triển khai vận hành Hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP, bảo đảm dữ liệu “Đúng, Đủ, Sống, Sạch”. Hệ thống hóa dữ liệu về các nguồn lực của Petrovietnam làm cơ sở định hướng phân công, phù hợp với thế mạnh của các đơn vị, tránh chồng chéo và cạnh tranh nội bộ, tăng cường hợp tác liên kết nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các đơn vị thành viên; Xây dựng hệ thống dữ liệu với đầy đủ thông tin về trình độ, kinh nghiệm nguồn nhân lực trong Tập đoàn.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dau-tu-tai-chinh-giu-vai-tro-quan-trong-trong-chien-luoc-phat-trien-cua-petrovietnam-20240716180339112.htm

Cùng chủ đề

Nhiều cơ hội hợp tác giữa QatarEnergy và Petrovietnam

Chiều 31/10, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Doha, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Saad bin Sherida Al Kaabi, Quốc Vụ khanh phụ trách các vấn đề năng lượng Qatar, kiêm Giám đốc Điều hành Công ty QatarEnergy. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số Bộ, ban ngành Trung ương. Cùng dự, về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có ông...

Tập đoàn Dầu khí Saudi Aramco có doanh thu 500 tỉ USD hợp tác với PVN

Tập đoàn Saudi Aramco quan tâm và có kế hoạch hợp tác đầu tư tại Việt Nam, hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), trước mắt trong lĩnh vực thương mại dầu khí. Cử đoàn công tác sang Việt...

Tại sao áp thuế giá trị gia tăng 5% giá lại giảm?

Khi áp thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) 5%, giá phân bón nội địa sẽ giảm so với không chịu thuế. Điều nghe tưởng như nghịch lý này lại rất có lý và là một thực tế đang diễn ra hiện nay.

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục

Ngày 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Tại hội nghị, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và nhiều đơn vị thành viên vinh dự đón nhận biểu trưng và bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công...

Petrovietnam vươn lên mạnh mẽ nhờ “quản trị biến động”

ANTD.VN - Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, diễn biến nhanh và phức tạp, từ dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, đến các bất ổn địa chính trị… việc chủ động “quản trị biến động” đã giúp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không những trụ vững, vượt qua khó khăn mà còn tận dụng tốt các cơ hội mới xuất hiện để đạt được hiệu quả cao nhất, liên tiếp lập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trải nghiệm quy trình làm hồng vành khuyên treo gió cùng phụ nữ dân tộc Nùng

Mời bạn theo dõi chị Vương Thị Thương (Giám đốc HTX nông sản Toàn Thương) lựa chọn những trái hồng vành khuyên đạt tiêu chuẩn và ứng dụng công nghệ chế biến sâu của Nhật Bản để làm ra những sản phẩm hồng treo gió ngọt thơm, mang đậm đặc...

Phụ nữ dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng tầm sản vật quê hương

Trong thế giới đầy biến động hôm nay, những người phụ nữ dân tộc thiểu số đang chứng minh rằng họ không chỉ là những người giữ gìn văn hóa truyền thống, mà còn là những nhà tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để...

Ngày hội Giáo dục STEM tại quận Tân Phú

Sáng tác truyện tranh bằng AI, làm mô hình nhà chống lũ, nước hoa khô… và nhiều sản phẩm sáng tạo, ứng dụng thú vị khác đã thu hút đông đảo học sinh tiểu học, trung học cơ...

Truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững

Đó là khẳng định của hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững” diễn ra tại TP. Vũng Tàu...

Sinh viên Việt Nam có cơ hội thực hành tại các khách sạn thuộc tập đoàn quốc tế

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương và Tập đoàn Swiss Belhotel International từ New Zealand với các đối tác trong lĩnh vực...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Khởi động siêu đô thị biển CaraWorld

Được đánh giá là thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản, CaraWorld thừa hưởng trọn vẹn dư địa tăng trưởng của Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Được đánh giá là thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản, CaraWorld thừa hưởng trọn vẹn dư địa tăng trưởng của Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Ngày...

Hà Nội khẩn trương rà soát bảng giá đất cũ, chuẩn bị xây dựng bảng giá đất mới

Đây là yêu cầu từ phía Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với TP. Hà Nội. Sự điều chỉnh, thay đổi này nhằm mục tiêu đưa bảng giá đất trở nên phù hợp hơn với bối cảnh thị trường. Hà Nội khẩn trương rà soát bảng giá đất cũ, chuẩn bị xây dựng bảng giá đất mớiĐây là yêu cầu từ phía Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với TP. Hà Nội. Sự điều chỉnh, thay đổi này...

Kết nối giao thương giữa Tập đoàn CGC Japan và doanh nghiệp Việt Nam

(ĐCSVN)- Hội nghị mang đến cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cho mình những đối tác tiềm năng tương xứng và các cơ hội hợp tác kinh doanh - xuất nhập khẩu mới. ...

Cùng chuyên mục

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá gấp đôi sau 3 năm, đắt ngang dự án cao cấpSo với năm 2021, các chung cư gần đường...

Doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) đến Hanssip tìm kiếm cơ hội

Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (HKGCC) đã đến làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển N&G (N&G Corp.) thông qua sự giới thiệu và kết nối của lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (HKGCC) đã đến làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển N&G (N&G Corp.) thông...

Luật Điện lực sửa đổi: Kỳ vọng “phá băng” các dự án chưa thể vận hành thương mại

DNVN - Sau nhiều năm vướng mắc pháp lý và hạn chế về hạ tầng, các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) tại Việt Nam đang kỳ vọng vào sự thay đổi mạnh mẽ từ Luật Điện lực sửa đổi. Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ được đưa vào khuôn...

Xuất khẩu gạo 2024 khả năng đạt kỷ lục mới

Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Giá xuất khẩu gạo giảm cùng chung xu hướng với các nhà xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, với kết quả xuất khẩu gạo tích cực từ đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới.Tại Bangladesh, các quan chức cho biết nước này đang xem xét giảm thuế nhập khẩu gạo hơn nữa do...

Hoãn cưới vì giá nhà, giá vàng thi nhau tăng ‘dựng đứng’

Dự định tổ chức đám cưới cuối năm 2024 của anh Quách Mạnh Cường (quê Đắk Lắk) không thể thực hiện được do giá vàng nhẫn tăng lên mức kỷ lục.Anh Cường cho biết, anh và vợ yêu nhau được 3 năm, dự định về một nhà vào cuối năm nay và lên kế hoạch từ lâu. Anh cố gắng tích cóp một phần thu nhập mỗi tháng để dành cho việc lấy vợ. Thế nhưng, mọi chuyện...

Mới nhất

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao,...

Diễn đàn mùa thu tại Mỹ 2024: Định hình rõ hơn mô hình Trung tâm tài chính cho TP.HCM

Diễn đàn mùa thu TP.HCM tại Mỹ 2024 kéo dài từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11-2024, ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, y tế và tri thức. ...

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ “An”

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ "An" | 03/11/2024 ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Mới nhất