Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐầu tư một cách có trọng tâm, trọng điểm

Đầu tư một cách có trọng tâm, trọng điểm


Chương trình MTQG về văn hóa: Đầu tư một cách có trọng tâm, trọng điểm để mang lại kết quả đúng như kỳ vọng - Ảnh 1.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Báo Nghệ An

Ngày 14/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Sau hơn 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã ghi nhận nhiều thành tựu tích cực. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết.

Để hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ông Phạm Xuân Cần – nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ đề xuất bổ sung 2 khái niệm “đô thị di sản” và “làng di sản”. Đây là nội dung quan trọng, mang tính thực tiễn, nhưng hiện tại chưa được luật hóa để quản lý một cách bài bản, vì vậy cần sớm được bổ sung vào luật để có những cách thức ứng xử phù hợp. Ngoài ra, trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng cần bổ sung khái niệm “kinh tế di sản”, qua đó khuyến khích hoặc có hướng khai thác các giá trị di sản để phát triển kinh tế tại các địa phương.

Liên quan đến Khu vực bảo vệ di tích, Ths.Trần Mạnh Cường, nghiên cứu viên Trung tâm KHXH và Nhân văn, Sở Khoa học Công nghệ cho rằng có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy định của Luật Đất đai và Luật Di sản văn hóa.

Theo quy định của Luật đất đai, Khu vực bảo vệ I, II đều là Đất di sản, không được phép xây dựng hay thay đổi kinh doanh. Tuy nhiên, theo Luật Di sản văn hóa, Khu vực bảo vệ II vẫn được phép xây dựng khi được cho phép. Điều này cần sớm được sửa đổi, tránh hiện tượng xây dựng trái phép, khiến các cơ quan chức năng phải bắt buộc cưỡng chế.

Góp ý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ông Bùi Công Vinh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng các nội dung về trình tự, thủ tục kiểm kê di tích không nên đưa vào luật. Trên thực tế, quy trình này sẽ có những thay đổi tùy theo thực tế, vì vậy, nếu đưa vào luật sẽ rất khó để triển khai trong thực tiễn.

Ngoài ra, tại Điều 28 quy định về “Dự án đầu tư, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích có khả năng tác động tiêu cực đến di tích, cảnh quan văn hóa của di tích”, ông Bùi Công Vinh đề nghị, đối với Di tích quốc gia thì nên phân cấp cho Sở Văn hóa cho ý kiến. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ cho ý kiến trong những trường hợp liên quan đến Di sản thế giới hoặc Di tích quốc gia đặc biệt.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đã góp ý một số nội dung như việc bổ sung hồ sơ khoa học các di tích đã được xếp hạng; điều chỉnh, khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích; chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa…

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã có những góp ý về Tờ trình của Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Theo ông Phạm Xuân Cần – nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ, để đạt được hiệu quả thiết thực, Chương trình cần chú trọng vào 3 lĩnh vực: di sản, thiết chế văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa. Các đại biểu dự hội nghị cũng cho rằng chương trình cần có đầu tư một cách có trọng tâm, trọng điểm để mang lại kết quả đúng như kỳ vọng.

Kết luận hội nghị, bà Thái Thị An Chung – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá cao những góp ý sát với thực tiễn của các đại biểu. Trên cơ sở các nội dung góp ý trên, Đoàn đại biểu sẽ nghiên cứu, tổng hợp, đảm bảo báo cáo góp ý của tỉnh Nghệ An gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chất lượng và kịp thời.



Nguồn: https://toquoc.vn/chuong-trinh-mtqg-ve-van-hoa-dau-tu-mot-cach-co-trong-tam-trong-diem-de-mang-lai-ket-qua-dung-nhu-ky-vong-20240515100740188.htm

Cùng chủ đề

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dưới nước: Còn nhiều thách thức

Thiếu nguồn nhân lựcDi sản văn hóa dưới nước như một bộ phận không thể tách rời của di sản văn hóa nhân loại và là một nhân tố quan trọng trong lịch sử các dân tộc, các quốc gia cũng như mối quan hệ của họ với các quốc...

Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tại Hội thảo Văn hoá 2024

Sáng ngày 12.5 tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 với chủ đề "Chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá, thể thao". Tại Hội thảo, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã có bài phát biểu quan trọng. Cổng TTĐT Bộ VHTTDL xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội thảo. Như chúng ta...

Festival biển, đảo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 23 - 26/5, tại Quảng trường đường Quang Trung, thành phố Vũng Tàu, Festival Biển, đảo Việt Nam - Thành phố Vũng Tàu 2024 nhằm giới thiệu, tôn vinh, giữ gìn các giá trị di sản văn hóa miền biển, kích cầu du lịch khách nội địa và quốc tế, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Hãy cùng nhân lên cái đẹp, dẹp đi cái xấu

Trong đời sống xã hội thời cơ chế thị trường, đã và đang bề bộn những điều trái tai gai mắt, làm day dứt những người có lương tri và trách nhiệm công dân. Nào là chuyện một nhóm nữ sinh độ tuổi 13 - 14 đánh “hội đồng” một...

Bản đúc trên cửu đỉnh ở Huế được công nhận là di sản tư liệu thế giới

Nguồn: https://tuoitre.vn/ban-duc-tren-cuu-dinh-o-hue-duoc-cong-nhan-la-di-san-tu-lieu-the-gioi-20240508135731428.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đoàn Famtrip Philippines khảo sát du lịch tại miền Trung

Thực hiện liên kết, hợp tác phát triển du lịch năm 2024 và các năm tiếp theo, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch TP Đà Nẵng và Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cùng một số doanh nghiệp tổ chức đoàn Famtrip lữ hành Philippines...

Danh họa Tô Ngọc Vân và kiệt tác bảo vật quốc gia “Hai thiếu nữ và em bé”

(Tổ Quốc) - Bức họa "Hai thiếu nữ và em bé" là một trong 59 tác phẩm của danh họa, liệt sĩ Tô Ngọc Vân được...

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dưới nước: Còn nhiều thách thức

Thiếu nguồn nhân lựcDi sản văn hóa dưới nước như một bộ phận không thể tách rời của di sản văn hóa nhân loại và là một nhân tố quan trọng trong lịch sử các dân tộc, các quốc gia cũng như mối quan hệ của họ với các quốc...

Tiếp tục khẳng định tầm vóc và ý nghĩa to lớn của Chiến dịch và Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

Đây là sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2024). Hội thảo diễn ra với ba chủ đề: Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử; Những con người làm nên...

Tham vấn sơ bộ về triển vọng tham gia Công ước 2001 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Để di sản dưới nước được bảo vệPhát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết: Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc...

Bài đọc nhiều

Vẻ đẹp quyến rũ của Pù Luông qua tranh màu nước

6 Cọng Lụa vẽ tranh triển lãm Duyên tơCác thành viên của nhóm 6 Cọng Lụa đều là học trò vẽ tranh lụa của họa sĩ, nhà giáo ưu tú Lê Thị Kim Bạch. Các họa sĩ gặp gỡ và bén duyên cùng nhau trên hành trình nghệ thuật vì có chung tình yêu tranh lụa. ...

Trung tâm thương mại – dịch vụ khu Tây TP.HCM cần điểm đến đa trải nghiệm

(NADS) - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc và quy mô dân số đông đúc, Bình Tân đã nổi lên như một trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí của khu Tây TP.HCM, bao gồm cả khu vực Long An. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, khu vực này vẫn thiếu vắng các điểm đến đa trải nghiệm và mang tính biểu tượng đặc trưng cho toàn vùng. ...

Sơn La, những con đường gập ghềnh nhưng nhiều tình yêu với cà phê Arabica

Sau nhiều gập ghềnh vất vả, giờ đây cà phê Arabica Sơn La được biết đến khắp cả nước, người dân Việt Nam được uống cà phê Arabica Sơn La thơm ngon, và đặc biệt cà phê Sơn La có sự tự tin về chất lượng so với cà phê trên khắp cả nước.Với...

Từ ồn ào Kaity Nguyễn bỏ vai: Không thể chỉ thỏa thuận miệng

Một nguồn tin của Tuổi Trẻ cho hay thông thường nếu hợp đồng bị đơn phương chấm dứt do lỗi của diễn viên thì diễn viên phải chịu phạt 100% giá trị hợp đồng, cũng như bồi thường hoàn toàn thiệt hại mà nhà sản xuất chứng minh được do sự bỏ vai của diễn viên.Chuyện diễn viên bỏ vai rồi sẽ...

Mở ra không gian đáng sống cho Thủ đô

TP - Theo Đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được HĐND thành phố thông qua, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt ra sông Hồng. Hai bên sông sẽ xây dựng con đường di sản văn hóa, tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, giới thiệu cảnh quan đất nước, hình ảnh các vùng miền để phát triển các...

Cùng chuyên mục

Phương tiện đi lại thế nào khi hai cầu vượt thép Mai Dịch thông xe?

29/03/2024 | 11:55 TPO - Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT - Chủ đầu tư) vừa cho biết, đến 31/3 dự án xây dựng hai cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch sẽ hoàn thành việc thi công. Hiện phương án tổ chức giao thông...

Phở trộn, nộm và gỏi gà của Việt Nam lọt Top 100 món trộn ngon nhất thế giới

Gỏi gàTheo TasteAtlas, gỏi gà cũng là món gỏi truyền thống của người Việt. Món salad ngọt, mặn, giòn và thơm này được làm từ sự kết hợp của thịt gà luộc xé nhỏ, cà rốt bào sợi, hành tây, ngò rí, bạc hà và đôi khi là bắp cải.Tất cả các nguyên liệu trên được cho vào tô rồi trộn đều,...

Thanh niên cần tự thay đổi mình

Thanh niên cần tự thay đổi mìnhAnh Phan Quang Nghĩa, đại diện Đoàn thanh niên Bộ Công Thương, chỉ ra cơ hội của thanh niên khi Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường hợp tác kinh tế với các đối tác quốc tế....

Sẽ có lễ hội âm nhạc Hàn Quốc trong Festival hoa Đà Lạt 2024

Ngày 15-5, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thống nhất chủ trương tổ chức Lễ hội âm nhạc Hàn Quốc - Đà Lạt 2024 và Không gian xúc tiến thương mại do Hiệp hội Công nghiệp nền tảng phân phối trực tuyến Hàn Quốc tổ chức vào tháng 11-2024, tại sân vận động Đà Lạt. Đây là hoạt động âm nhạc lớn...

Sụt lún đất đang nhanh hơn nước biển dâng, ĐBSCL cần có kế sách ứng phó trong 100 năm tới

Hôm nay 15/5, tại TP.Cần Thơ, Báo Sài gòn Giải phóng tổ chức hội thảo "Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng ĐBSCL". Tại đây, nhiều đại biểu là chuyên gia cho rằng, sụt lún đất ở ĐBSCL là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi...

Mới nhất

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai?

Mỡ lợn không phải là nguyên...

“Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cần xuất hiện trong dòng đổi mới rõ nét hơn nữa”

Vấn đề trọng tâm được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi trong cuộc làm việc với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội liên quan đến vai trò, vị trí và những việc cần làm của trường trong đổi mới, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Quang cảnh cuộc làm việc Theo...

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Liên bang Nga – Việt Nam trên nhiều lĩnh vực

DNVN - Phát biểu tại buổi “Chia sẻ thông tin về Liên bang Nga hiện nay”, sáng ngày 15/5, ông V.N.Kharinov - Đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam khẳng định,...

Khám bảo hiểm y tế: Bao giờ chấm dứt tình trạng mua thuốc ngoài?

Như Tuổi Trẻ Online phản ánh: Nhiều bệnh nhân đi khám bệnh bảo hiểm y tế, được bác sĩ kê toa thuốc nhưng đến lúc mua thuốc thì phải bỏ ra tiền triệu để mua do hết thuốc hoặc bảo hiểm y...

Lãnh đạo Bộ Nội vụ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự lễ dâng hương có các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Trọng Thừa, Nguyễn Duy Thăng, Vũ Chiến Thắng; thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Thường trực Đảng ủy Bộ, Vụ trưởng - Chánh Văn phòng Ban Cán...

Mới nhất

Uy tín chủ đầu tư