Trang chủNewsThời sựĐầu tư hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Đầu tư hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL


Dự liệu biến đổi khí hậu khi thiết kế công trình

Hơn một năm qua, khi các dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần ThơCà Mau, Châu Đốc – Sóc Trăng – Cần Thơ, Cao Lãnh – An Hữu lần lượt được khởi công, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành đại công trường giao thông lớn nhất cả nước.

Đầu tư hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL - Ảnh 1.

Hạ tầng giao thông ĐBSCL đang được dồn lực đầu tư mạnh mẽ(Trong ảnh: Cầu Mỹ Thuận). Ảnh: Tạ Hải.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Phó cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), chưa bao giờ hạ tầng giao thông ĐBSCL được dồn lực đầu tư mạnh mẽ như hiện nay. Từ nơi được coi là “vùng trũng” cao tốc, hiện toàn vùng có 120km cao tốc đã được đưa vào khai thác: Cao tốc TP.HCM – Trung Lương 39km, Trung Lương – Mỹ Thuận 51km, Mỹ Thuận – Cần Thơ 23km, cầu Mỹ Thuận 2 (7km).

Mục tiêu đến năm 2025, toàn vùng ĐBSCL sẽ có khoảng 548km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác, đến năm 2030 là 763km.

Bộ GTVT cũng đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ (53, 62, 91B) tại ĐBSCL, vay vốn WB. Đây là 1/16 dự án trong danh mục dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Với lĩnh vực đường thủy nội địa và cảng biển, 6 tuyến vận tải thủy chính kết nối vùng ĐBSCL với TP.HCM và Đông Nam Bộ, kênh Chợ Gạo cho phương tiện thủy đến 1.000 tấn đã được nâng cấp.

Hàng loạt bến cảng: Cái Cui, Hoàng Diệu, cảng quốc tế Long An (Long An), Duyên Hải (Trà Vinh), Vinalines Hậu Giang (Hậu Giang), Cái Côn (Sóc Trăng) đã được đầu tư.

Về hạ tầng hàng không, có 4 cảng trong khu vực đã được đầu tư, nâng cấp, gồm: Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau và Rạch Giá.

“Đảm bảo tính bền vững, hiệu quả khai thác của dự án, quá trình thiết kế, các yếu tố về tần suất lũ, kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng được tính toán kỹ để thiết kế cao độ phù hợp”, ông Minh chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Khu quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ VN) cho biết, 3 năm qua, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra tình trạng ngập nặng trên nhiều tuyến đường, đặc biệt là quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, các tuyến quốc lộ 63, 54, 57…

Theo kết quả điều tra và quan trắc, nguyên nhân chính của việc ngập nước trên quốc lộ là do sụt lún nền đường.

Đáng lo ngại là tình trạng nước biển dâng. Mực nước thủy triều khi dâng cao nhất là hơn 0,3m so với số liệu tính toán năm 2001. 5 năm qua, đơn vị đã xử lý được 41 điểm ngập với kinh phí khoảng 500 tỷ đồng. Các trục giao thông chính yếu hiện nay đã cơ bản giải quyết được tình trạng ngập.

Làm cầu cạn đòi hỏi kinh phí lớn

TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết, theo số liệu quan trắc, mực nước tại các trạm cửa sông phía biển Đông từ năm 2000 đến nay đã tăng khoảng 15cm ở Vàm Kênh, 35 – 40cm tại Trần Đề và 45 – 50cm tại Gành Hào.

Đầu tư hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL - Ảnh 2.

Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Phía biển Tây, mực nước cũng tăng từ 15 – 25cm. Trong nội đồng, mực nước tại nhiều trạm dọc sông Tiền, sông Hậu và trung tâm bán đảo Cà Mau tăng từ 20 – 25cm.

Theo ông Trường, mực nước tăng, cao trình thiết kế của hệ thống giao thông phải tăng lên, mặt cắt, tiêu chuẩn ổn định, an toàn, tĩnh không và các yêu cầu kỹ thuật khác cũng đòi hỏi cao hơn.

Khu vực ĐBSCL hiện có 428km cao tốc đang thi công và phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2025 với các dự án: Long Thành – Bến Lức (3km), Cần Thơ – Cà Mau (111km), Chơn Thành – Đức Hòa (19km), tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29km), Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (51km), Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (188km) và Cao Lãnh – An Hữu (27km).

215km đang chuẩn bị đầu tư, gồm: Đức Hòa – Mỹ An (74km), Mỹ An – Cao Lãnh (26km), Hà Tiên – Rạch Giá (100km), cầu Cần Thơ 2 (15km).

“Cầu cạn trên cao là giải pháp cần nghiên cứu. Giải pháp cầu cạn chắc chắn sẽ có giá thành cao hơn nhưng đổi lại, tuổi thọ công trình sẽ dài hơn và không phải băn khoăn về ngập lụt do nước biển dâng”, ông Trường nói.

Đồng quan điểm, đại diện Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, các dự án khu vực ĐBSCL có đặc thù riêng như điều kiện địa chất rất yếu, địa hình chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch, phải xử lý nền đất yếu với thời gian chờ lún kéo dài (thường chờ lún từ 12 – 16 tháng), việc tổ chức thi công rất khó khăn.

Để rút ngắn thời gian thi công, khi thiết kế, giải pháp công trình đã được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng như sử dụng công trình cầu, cọc xi măng đất, giảm thiểu việc sử dụng cát san lấp, rút ngắn thời gian chờ lún, tăng tính ổn định trong quá trình khai thác.

“Khó ở chỗ, các giải pháp trên đòi hỏi nguồn kinh phí lớn (hiện cọc xi măng đất cao gấp 1,4 lần, cầu cạn cao gấp 2,6 lần) dẫn đến suất đầu tư các dự án khu vực ĐBSCL cao hơn so với các khu vực khác và so với các giải pháp thông thường”, ông Minh nói.

Ưu tiên công trình tích hợp giải pháp

Từ phân tích trên, theo ông Nguyễn Thế Minh, một trong những giải pháp cốt lõi để tăng sức chống chịu, đảm bảo sự bền vững trong phát triển hạ tầng giao thông ĐBSCL trước biến đổi khí hậu là lấy ngân sách Nhà nước làm động lực, dẫn dắt nguồn lực xã hội; ưu tiên đầu tư trước các công trình trọng điểm, tích hợp thực hiện giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

TS Tô Văn Trường cho rằng, cơ quan chức năng cần xác định và ưu tiên những dự án quan trọng nhất, có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội ĐBSCL để tập trung nguồn lực đầu tư.

“Cơ chế cho phép các địa phương được chuyển đổi vốn giữa các dự án trong khuôn khổ ngân sách được phê duyệt cần được xem xét để kịp thời ứng phó với các thay đổi cần thiết”, ông Trường nói.

Dưới góc độ cơ quan chuyên môn, TS Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT lưu ý: Bên cạnh các giải pháp công trình như nghiên cứu phương án thiết kế các công trình vượt sông, mở rộng áp dụng các loại vật liệu thay thế, lựa chọn hướng tuyến, kết cấu công trình giao thông phù hợp… các nhóm giải pháp phi công trình cũng cần được chú trọng.

Cụ thể, cần tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các hoạt động nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hạ tầng giao thông vùng.

Cập nhật, tích hợp các yếu tố và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào tất cả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển chung có liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong vùng; Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về biến đổi khí hậu…

Nhu cầu vốn hơn 390.000 tỷ đồng

Theo quy hoạch được phê duyệt, khu vực ĐBSCL có 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 597km (Bắc – Nam phía Đông; Bắc – Nam phía Tây; TP.HCM – Tiền GiangBến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng).

Ba tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591km (Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu; Hồng Ngự – Trà Vinh).

Về đường sắt, hình thành tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với Cần Thơ.

Lĩnh vực đường thủy nội địa sẽ từng bước đưa vào cấp kỹ thuật theo quy hoạch các luồng tuyến vận tải thủy nội địa chính; tiếp tục kêu gọi đầu tư các cảng thủy nội địa, xây dựng các bến tàu khách.

Về cảng biển, các cảng biển hiện hữu sẽ được tiếp tục mở rộng, xây dựng cảng đầu mối tại Trần Đề (Sóc Trăng).

Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp các cảng hàng không trong vùng, nâng công suất lên khoảng 18,5 triệu hành khách/năm.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL đến năm 2030 khoảng 391.200 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 đã được cân đối bố trí khoảng 96.900 tỷ đồng.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dau-tu-ha-tang-thich-ung-bien-doi-khi-hau-o-dbscl-192241014225521982.htm

Cùng chủ đề

Công trường cao tốc sau 4 tháng thi đua

Sau 4 tháng Thủ tướng phát động "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc", công trường các dự án đã có sự bứt tốc về sản lượng khi nhân lực, máy móc thiết bị được đồng loạt bổ sung. ...

Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao

Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Chiều 12/12, tại kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, ông...

Thủ tướng: Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TP.HCM

Tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết các cơ quan đang nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ kéo dài tới Cà Mau. ...

Khám phá ngôi điện chỉ còn nền móng được phục hồi thành điểm đến thu hút du khách ở Huế

Từ ngôi điện chỉ còn nền móng, điện Kiến Trung sau 5 năm được đầu tư tu bổ, phục hồi và tôn tạo công phu đã trở thành điểm đến thu hút du khách. Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế - xã hội của...

Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế

(NLĐO)- Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao xe mô tô, xe gắn máy trên 5 “tuổi” phải kiểm định khí thải định kỳ?

Cục Đăng kiểm VN cho biết, chu kỳ kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm một số nước trong khu vực. ...

Loại rau củ quen thuộc khi nấu chín lượng dinh dưỡng tăng gấp nhiều lần ăn sống

Cách chế biến và thưởng thức ảnh hưởng rất nhiều đến lượng dinh dưỡng nhận được từ rau củ. Có loại nên ăn sống nhưng cũng có loại nên nấu chín kỹ. ...

Khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội bất thường

Sáng nay (17/12), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. ...

Chuyện dỡ tường, nhường đất tiền tỷ để mở rộng đường ở Hạ Long

Bằng tình cảm, trách nhiệm của mình với khu dân cư, hàng nghìn hộ dân ở TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã hiến đất, công trình trị giá gần 300 tỷ đồng để làm hạ tầng giao thông, kiến thiết đô thị. ...

Tin mới nhất, hay nhất trên Báo Giao thông ngày 17/12/2024

Công trường cao tốc sau 4 tháng thi đua; Xử lý vi phạm giao thông xuyên đêm, xuyên Tết; Hết cảnh chen chúc, xếp hàng đăng ký ô tô; Xe đủ khách không cần chờ giờ xuất bến... là những thông tin hấp dẫn trên Báo Giao thông ra ngày 17/12. ...

Bài đọc nhiều

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà gia đình chính sách

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thăm Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ngãi ...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Cùng chuyên mục

Giảm 5 bộ, 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN). Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà...

Vì sao xe mô tô, xe gắn máy trên 5 “tuổi” phải kiểm định khí thải định kỳ?

Cục Đăng kiểm VN cho biết, chu kỳ kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm một số nước trong khu vực. ...

Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Thời gian qua, MTTQ tỉnh Lào Cai đã tập trung nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung, đối tượng, hình thức giám sát phù hợp, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới hoạt động của MTTQ, thiết thực trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. ...

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng...

Lãnh đạo MTTQ TP Hà Nội thăm hỏi bà con giáo dân tại huyện Phú Xuyên

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội trân trọng ghi nhận đóng góp của bà con giáo dân và giáo xứ, đã cùng Nhân dân Thủ đô đoàn kết vượt qua những khó khăn để có một năm 2024 tiếp tục duy trì sự phát triển, ổn định của Thủ đô, đất nước. Nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024, sáng nay, 17/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban...

Mới nhất

C.P. Việt Nam chung tay bảo tồn sếu đầu đỏ

Ngày 12-12 vừa qua, tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm bảo vệ loài chim quý...

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị. Nhóm 9X chế biến đa dạng sản phẩm từ quả xoài Đa dạng sản phẩm chế biến từ xoài Huyện Cam Lâm là “thủ phủ” trồng xoài...

Thưởng thức mùa đông Jeju trọn vẹn với mọi giác quan

Không chỉ là ghé thăm, ngắm nhìn và thích thú, hành trình mùa đông trên hòn đảo lớn nhất Hàn Quốc còn chứa đựng nhiều trải nghiệm độc đáo, đánh thức cả năm giác quan của du khách để kể lại câu chuyện thiên nhiên, văn hóa và con người đặc sắc nơi đây. Chạm vào di sản văn hóa...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính