Trang chủDestinationsGia LaiĐầu tư công là một trong những động lực quan trọng thúc...

Đầu tư công là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng


Ngày 12-4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính-Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 5 của Ban Chỉ đạo nhằm kiểm điểm kết quả phiên họp lần thứ 4 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy thực hiện các công trình, dự án.

Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT).

Đầu tư công là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong nhiệm kỳ 2021-2026, Nhà nước bố trí khoảng 400.000 tỷ đồng cho phát triển giao thông. Các công trình, dự án được phân bổ rộng khắp từ Nam tới Bắc, với các dự án giao thông trục Bắc-Nam, Đông-Tây và kết nối 6 vùng kinh tế-xã hội. Do đó, Ban Chỉ đạo phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Theo Thủ tướng, tình hình thế giới diễn biến nhanh, khó lường, khó dự báo. Các định chế tài chính thế giới sụt giảm so với dự báo, do cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, sau đại dịch Covid-19 các nền kinh tế gặp khó khăn. Sức khỏe của các doanh nghiệp suy giảm. Các giao dịch, chuỗi cung ứng đứt gẫy cần có độ trễ để khôi phục. Một số ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ…

Do đó, nhiều thị trường quan trọng của Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu thu hẹp. Các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng. Trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam lớn, xuất khẩu khó khăn làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế chung. Nhiều địa phương tăng trưởng kinh tế chậm do tăng trưởng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Những khó khăn nội tại của nền kinh tế vẫn đang được tập trung giải quyết.

“Chúng ta vừa phải chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài, vừa khắc phục những khó khăn, vấn đề nội tại, vừa phải phòng, chống tham nhũng; song nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách đều được kiểm soát tốt, bảo đảm an toàn, dưới ngưỡng quy định”-Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ phân tích, trong 3 động lực tăng trưởng gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, xuất khẩu phụ thuộc nhiều bởi thị trường bên ngoài. Do đó, cùng với tiếp tục tìm kiếm thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm để khắc phục, chúng ta phải kích cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy đầu tư công. Thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư công là 2 trong 3 động lực mà chúng ta chủ động được, không phụ thuộc nhiều từ bên ngoài.

Thủ tướng đề nghị các địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công nói chung và các công trình hạ tầng giao thông chiến lược nói riêng, bởi đường đi đến đâu mở ra không gian phát triển đến đó, đô thị, dịch vụ phát triển đến đó; không có đường thì không thể phát triển công nghiệp được.

Thủ tướng lưu ý thêm: Nhà nước đã bố trí vốn; có các cơ chế, chính sách; quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; vấn đề thúc đẩy các công trình, dự án nằm ở khâu tổ chức thực hiện.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã rà soát, đánh giá tình hình thực hiện 31 dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT với khoảng 73 dự án thành phần thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo gồm các dự án thuộc lĩnh vực đường bộ, đường sắt và hàng không.

Đầu tư công là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng ảnh 2

Các nhà thầu thi công các hạng mục tại dự án cao tốc Mai Sơn-quốc lộ 45 thuộc Dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông. (Ảnh ĐỖ QUÂN/NDO)

Trong đó có các dự án đường bộ cao tốc Nam-Bắc, các dự án cao tốc trục Đông-Tây và kết nối 6 vùng kinh tế-xã hội, đường vành đai Vùng Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; các dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3-Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, thúc đẩy để các công trình, dự án.

Theo đó, giải phóng mặt bằng vẫn là “điểm nghẽn” của các dự án, trong đó có cả việc giải phóng mặt bằng một số công trình nằm ngoài dự án song phải di dời; việc cung cấp vật liệu xây dựng, cát phục vụ đắp nền một số tuyến cao tốc, nhất là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cần được phân bổ khẩn trương, linh hoạt hơn; một số dự án khó khăn về vị trí đổ thải và đất tạm phục vụ thi công; việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng chậm do thủ tục; việc điều chỉnh nguồn vốn một số dự án chậm do liên quan nhiều cơ quan, thủ tục kéo dài; đặc biệt, trong triển khai nhiệm vụ, còn có tình trạng né tránh trách nhiệm…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính-Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định đầu tư công là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có các công trình, dự án giao thông.

Các công trình này hướng tới đa mục tiêu: Thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện khó khăn; thực hiện mục tiêu về giải ngân vốn đầu tư công; chống lãng phí, tiêu cực, dàn trải, kém hiệu quả trong huy động nguồn lực và đầu tư; góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân, nhất là vùng có dự án; tạo không gian phát triển mới về đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ…

Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả quan trọng trong thực hiện các dự án. Tuy nhiên, nhiều công trình, dự án vẫn chậm tiến độ, nhất là đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Do đó, Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã quyết tâm rồi, cần quyết tâm cao hơn nữa; đã cố gắng rồi, cố gắng hơn nữa; đã nỗ lực rồi, nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hiện nay thời tiết đang rất thuận lợi cho thi công xây dựng, do vậy các bộ, ngành, địa phương cần tích cực vào cuộc, có trách nhiệm trong tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian triển khai các nhiệm vụ; thúc đẩy thi công đồng loạt các dự án từ Bắc tới Nam, trên 6 vùng kinh tế-xã hội để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, trong đó có các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng kinh tế-xã hội; biến chủ trương, đường lối thành kết quả cân đo đong đếm được, người dân nhìn thấy được và thụ hưởng thành quả.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ GT-VT phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý, giải quyết về thủ tục các dự án; tổng hợp các vướng mắc liên quan đến chuyển đổi đất lúa, đất rừng, cơ chế, chính sách và các ưu đãi để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét.

Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn vốn, đẩy mạnh hợp tác công tư để đầu tư các công trình, dự án quan trọng quốc gia, bao gồm vốn ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước; vốn Trung ương và địa phương, vốn đầu tư công trung hạn và vốn tiết kiệm chi, tăng thu, vốn vay, vốn ngắn hạn và dài hạn…. Các địa phương chủ động, linh hoạt xử lý các vấn đề theo thẩm quyền, nhất là nguyên vật liệu, đường hậu cần, bãi thải…; đặc biệt, xử lý vấn đề nguyên vật liệu xây dựng trên tinh thần nghiêm túc triển khai các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

“Từ thực tiễn, các đồng chí phải nêu rõ các vướng mắc pháp lý ở đâu, ai giải quyết, thời hạn giải quyết; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, không gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; các vấn đề thuộc thẩm quyền thì phải giải quyết, tránh đùn đẩy trách nhiệm; kiên quyết chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng”-Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Người đứng đầu Chính phủ giao các nhiệm vụ đối với từng nhóm dự án thể để các bộ, ngành, địa phương, đơn vị căn cứ thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, đối với nhóm dự án chưa duyệt dự án đầu tư, Thủ tướng yêu cầu Bộ GT-VT và các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án đã được giao. Riêng dự án cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình, xem xét lại mức đầu tư. Đối với nhóm dự án đã duyệt dự án đầu tư (3 cao tốc trục ngang gồm Châu Đốc – Cần ThơSóc Trăng; Biên Hòa – Vũng Tàu; Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột) và 2 đường vành đai (Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh), Thủ tướng chỉ đạo Bộ GT-VT phối hợp và hướng dẫn; 14 tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục theo quy định để khởi công trước ngày 30-6-2023.

Thủ tướng Chính phủ cũng biểu dương 8 tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng là cơ quan chủ quản 3 cao tốc trục ngang, đã tích cực vào cuộc để triển khai dự án, nhất là giải phóng mặt bằng.

Cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương này khẩn trương triển khai các thủ tục, báo cáo cấp có thẩm quyền phân bổ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 để bảo đảm nguồn vốn triển khai các dự án.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng YênBắc Ninh khẩn trương hoàn thành các thủ tục để phê duyệt dự án đầu tư các dự án thành phần thuộc đường vành đai được giao làm cơ quan chủ quản.

Đối với nhóm dự án đang thi công, trong đó 3 dự án cao tốc dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác dịp 30-4-2023 gồm: Mai Sơn – Quốc lộ 45; Dầu Giây – Phan Thiết; Phan Thiết – Vĩnh Hảo, Bộ GT-VT phải quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu thi công “3 ca, 4 kíp”, tăng cường trang-thiết bị nhân lực để kịp đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kỹ-mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh, môi trường, không đội vốn bất hợp lý.

Về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo đẩy nhanh thi công các dự án bảo đảm chất lượng. Đặc biệt, tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch để chọn được nhà thầu có năng lực thực sự thực hiện dự án. Kinh nghiệm cho thấy nếu các dự án không chọn được nhà thầu tốt thì sẽ dẫn tới kéo dài, đội vốn, lãng phí, nguy cơ sai phạm…

Đầu tư công là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng ảnh 3

Giải phóng mặt bằng vẫn là “điểm nghẽn” của các dự án. Ảnh minh họa, nguồn internet

Thủ tướng cũng giao Bộ GT-VT phối hợp và hướng dẫn các địa phương tháo gỡ các điểm nghẽn về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng tiến độ thi công. Cùng với đó, Bộ GT-VT khẩn trương xem xét, giao chủ đầu tư dự án đầu tư mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành đảm bảo tiến độ hoàn thành đồng thời với dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương có liên quan khẩn trương tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh diện tích đất rừng, đất lúa liên quan dự án cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ thẩm định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Đường sắt đô thị Bến Thành-Tham Lương; thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ; xem xét đề xuất, bổ sung, thực hiện thủ tục giao vốn cho các dự án đường bộ cao tốc.

Bộ Tài chính trao đổi với các đối tác, nhà tài trợ, phối hợp các cơ quan liên quan để trao đổi về Hiệp định vay cho khoản vay lần 4 dự án Đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên.

Bộ Xây dựng sớm có ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng cho các dự án thành phần thuộc dự án Vành đai 4 Hà Nội, phối hợp với Bộ GT-VT trong việc kiểm tra các điều kiện nghiệm thu, bàn giao đưa 3 dự án thành phần cao tốc vào sử dụng; kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương trong công tác công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các địa phương trong khai thác mỏ vật liệu xây dựng và bãi đổ thải, đáp ứng tiến độ các dự án…

Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu rà soát các quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng, bảo đảm rút ngắn thời gian triển khai, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo tổ chức đấu thầu thành công, lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng năng lực, kinh nghiệm thực hiện các gói thầu các cảng hàng không, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất.

Ủy ban nhân dân các tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La rà soát lại quy mô đầu tư các dự án đường bộ cao tốc để kịp thời có các đề xuất điều chỉnh. Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội, Bến Thành-Suối Tiên để sớm đưa vào khai thác các đoạn đủ điều kiện.

Đối với 12 tỉnh, thành phố có dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đi qua, tập trung giải quyết các khiếu nại của người dân về giá đền bù; xem xét bố trí tạm cư cho người dân khi chưa hoàn thành khu tái định cư, thực hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng đến thi công; phối hợp với các chủ đầu tư ưu tiên triển khai trước các vị trí tiếp cận công trường, các đoạn tuyến phải xử lý nền đất yếu, các vị trí “xôi đỗ”, xen kẹp, các vị trí thi công xây dựng các công trình cầu, hầm; đẩy nhanh các thủ tục cấp mỏ vật liệu xây dựng, bãi đổ thải.

Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sớm tổng hợp khả năng cung cấp vật liệu cát đắp làm cơ sở để Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ cho các dự án; sớm tổng hợp báo cáo chi tiết các vướng mắc, khó khăn trong công tác khai thác vật liệu xây dựng để Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời hướng dẫn.

Các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá vật liệu xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng đầy đủ, kịp thời, chống đầu cơ, găm hàng, nâng giá, ép giá.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm xử lý chính, giao mỏ trực tiếp cho các chủ đầu tư, nhà thầu. Các địa phương chia sẻ khó khăn về vật liệu, cùng thực hiện các dự án vì mục tiêu chung, không cục bộ địa phương, bởi đoạn này xong nhưng đoạn qua tỉnh khác chưa xong thì cũng không thể thông tuyến.

Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ GT-VT theo dõi, đôn đốc tình hình triển khai các nội dung, công việc, tiến độ được Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo giao.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 2.000 người dân được khám bệnh miễn phí

Hôm nay, tại Hà Nội, hơn 2.000 người dân trên địa bàn, gồm người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do, đã tham gia khám sàng lọc nhiều bệnh lý. Hôm nay, tại Hà Nội, hơn 2.000 người dân trên địa bàn, gồm người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do, đã tham gia khám sàng lọc nhiều bệnh lý. ...

Elon Musk và con ông Trump cảnh báo Thế chiến 3 đến gần

Nhiều đồng minh của ông Trump đồng loạt phản hồi gay gắt với việc Nhà Trắng cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa đánh vào đất Nga. Ông Donald Trump Jr. - Ảnh: AFP Rạng sáng 18-11 (giờ Việt Nam), ông Donald Trump Jr., con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, phản ứng gay gắt việc chính quyền Tổng thống Joe Biden đã gỡ lệnh cấm Ukraine dùng tên lửa do Mỹ cung cấp tấn công sâu vào...

Phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 16,8% và bầu bổ sung thành viên HĐQT tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của...

Chiều ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như phát hành cổ phiếu trả cổ tức, dự kiến đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính....

Điều gì khiến TP Thủ Đức chưa có sự đột phá sau gần 4 năm thành lập?

(Dân trí) - Dù có đủ "thiên thời, địa lợi", TP Thủ Đức vẫn chưa tạo đột phá, đặc biệt là về hạ tầng kể từ khi thành lập. Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc xem xét về chiếc áo cơ chế rộng hơn nữa cho mô hình này.   Nửa cuối năm 2020 đến khoảng đầu năm 2021, giá đất khu vực Trường Thọ (quận Thủ Đức trước đây) tăng dựng đứng. Thông tin TP Thủ Đức được...

Tây Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, Tây Ninh nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với nỗ lực không ngừng, tỉnh đạt được những thành tựu nổi bật trong 10 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và khẳng định vị thế của mình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa). Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Vụ nổ súng ở Khánh Hòa: Nghi phạm là con rể ‘hờ’ | Báo Gia Lai điện tử

Nghi phạm vụ nổ súng bắn người ở Khánh Hòa đang chung sống như vợ chồng với con gái của nạn nhân.

Bài đọc nhiều

Bắt giữ đối tượng truy nã  Nguyễn Văn Kiên vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản | Báo...

(GLO)-Công an huyện Kbang vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Kiên (SN 1982, trú tại xã Sơ Pai, huyện Kbang) khi đang lẩn trốn tại tổ 3, thị trấn Kbang (huyện Kbang). Kiên là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Kbang truy nã về tội danh vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Á hậu Hà Thu tung bộ ảnh hóa mỹ nhân Sài Gòn xưa | Báo Gia Lai điện tử

Vì ngưỡng mộ những mỹ nhân Sài Gòn xưa nên Á hậu Hà Thu đầu tư chỉn chu cho màn hóa thân trong sản phẩm âm nhạc mới.

Phát hiện thi thể trong bao tải trên vỉa hè ở Hải Phòng | Báo Gia Lai điện tử

Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP Hải Phòng đang phối hợp với Công an quận Dương Kinh khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ thi thể trong bao tải được phát hiện trước cửa nhà dân.

Không ngừng nỗ lực vun đắp tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 28/6, tiếp tục chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc do Phó Hội trưởng Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc Viên Mẫn Đạo dẫn đầu.

Xe ô tô tải mất lái lật nghiêng trên quốc lộ 25 | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Xe ô tô tải đang lưu thông trên quốc lộ 25, đột ngột mất lái rồi lật nghiêng, tài xế và phụ xe may mắn thoát nạn.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Nga cảnh báo khi Mỹ cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công Nga

(CLO) Quyết định của chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa của Mỹ sẽ...

Bạc nối tiếp đà giảm

Giá bạc hôm nay (18/11), bạc thế giới tiếp tục mất đà do chịu áp lực lớn từ sự tăng giá của đồng USD. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.134.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.169.000 đồng/lượng (bán ra) tại...

Lựa chọn bất ngờ của ông Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục gây chú ý khi chọn một lãnh đạo công ty dầu khí có quan điểm trái chiều về biến đổi khí hậu cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng. Hôm qua (giờ VN), Tổng thống đắc cử Trump thông báo chọn ông Chris Wright, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty...

Việt Nam đóng góp tích cực vì một APEC cởi mở và bền vững

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn hợp tác APEC. Sáng 16.11, theo giờ địa phương tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác...

Chủ tịch Cần Thơ nêu 8 định hướng trọng tâm, dự kiến lập khu kinh tế chuyên biệt

Cần Thơ nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách đặc thù mới mang tính đột phá, trong đó có Khu kinh tế chuyên biệt, diện tích khoảng 6.000 ha nhằm tạo động lực và không gian phát triển mới, thu hút các tập đoàn lớn về đầu tư. Tại Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ...

Mới nhất