Trang chủDu lịchẨm thực'Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương'?

‘Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương’?


Vậy, chế độ ăn uống của sinh viên ở TP.HCM thời điểm hiện tại đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh hay phải kiêng khem vì eo hẹp kinh tế?

Ăn mì tiết kiệm vì…

Những năm trước, Nguyễn Lâm Quốc Chiến (21 tuổi), sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM thường chọn ăn bên ngoài vì tiện và đa dạng lựa chọn. Rồi Chiến dần nhận ra đây chính là nguyên nhân khiến bản thân tăng cân không kiểm soát.

Chế độ dinh dưỡng của sinh viên ở TP.HCM: 'Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương'?- Ảnh 1.

Bữa ăn của sinh viên ngày nay ở TP.HCM thế nào?

Theo anh, những món ăn ở ngoài các hàng quán phần lớn đều được chế biến sử dụng nhiều dầu và gia vị. Bên cạnh đó, Quốc Chiến còn thường bị say xẩm mặt mày vì bột ngọt trong thức ăn. Do đó, chàng sinh viên đã bắt đầu tự nấu ăn ở nhà để kiểm soát chế độ ăn của mình.

Tuy nhiên, Chiến cho biết vẫn cảm thấy mình chưa ăn uống lành mạnh và khoa học. “Mỗi ngày tôi chỉ ăn hai bữa, có khi chỉ ăn vào mỗi buổi trưa. Nhiều lúc tối đi học về, tôi mệt lả người do chế độ ăn cắt tinh bột. Nhưng rồi tôi lại chọn uống nước lọc thay vì ăn bổ sung vì sợ ăn tối sẽ dễ lên cân”, Chiến chia sẻ.

Chiến cũng cho biết dù ăn ít nhưng bản thân lại là một “con nghiện trà”. Chàng sinh viên thường tiêu một số tiền không nhỏ cho những lần đặt nước, trà chiều cùng bạn bè. Theo lời Chiến, “trung bình mỗi ngày tôi uống từ 1 đến 2 ly, mỗi ly dao động từ 50.000 – 70.000 đồng. Vì vậy có những tháng tôi bị thâm hụt tiền ăn, đành phải ăn mì cho tiết kiệm”.

Chế độ dinh dưỡng của sinh viên ở TP.HCM: 'Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương'?- Ảnh 2.

Ngọc Khải vừa uống cà phê vừa mua thêm nước tăng lực để tỉnh táo trong lúc làm bài

Nói về chế độ ăn của mình, Võ Ngọc Khải (19 tuổi), sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM cho biết bản thân thường chạy deadline đến rất khuya, không thể dậy sớm để ăn sáng nên thường gộp hai cử làm một vào bữa trưa, dẫn tới buổi tối ăn trễ nên nhiều lúc bỏ bữa.

“Khối lượng bài tập trên trường lớn nên tôi áp dụng cách này liên tục. Những món ăn cũng mang tính tạm bợ như mì gói, bánh mì, đồ ăn mua từ cửa hàng tiện lợi. Nhiều khi đói quá nên tôi mệt tới mức không thể ăn nổi, kèm theo các triệu chứng đau bụng, nhức đầu, tinh thần rã rời”, Khải chia sẻ.

Trong giai đoạn tập trung cao điểm để làm bài, Khải ưu tiên bổ sung thức uống thay vì những món ăn dinh dưỡng. Khải cho biết: “Thức khuya làm năng suất ban ngày của tôi giảm đáng kể. Do đó, tôi thường nạp cà phê lúc làm bài, nếu vẫn buồn ngủ thì phải mua thêm nước tăng lực thì mới có thể tỉnh táo được. Uống xong thì tim đập nhanh, tập trung hơn, trong khi ăn tốn nhiều thời gian, đã vậy còn khiến mình buồn ngủ”.

Chế độ dinh dưỡng của sinh viên ở TP.HCM: 'Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương'?- Ảnh 3.

Nhiều sinh viên lựa chọn ăn ở hàng quán bên ngoài vì tiện

Sau đó, Khải chọn “bù đắp” cho bản thân sau thời gian này bằng những bữa ăn sang như buffet thịt nướng, sushi tại các chuỗi nhà hàng. Khải sẵn sàng chi hơn một nửa số tiền có được dù biết rằng mình phải “dè sẻn từng đồng” cho các khoản khác. Tuy nhiên, thói quen này nhiều khi khiến Khải rơi vào tình trạng dở khóc dở cười, uống cà phê thay cơm để tập trung làm bài cũng như tiết kiệm tiền thuê trọ.

Phải đến bệnh viện vì chế độ ăn uống

Chia sẻ với PV Thanh Niên, Lê Quỳnh Giao (18 tuổi) Trường đại học Văn Lang, cho biết thời gian đầu mới vào TP.HCM học, vì chưa biết nấu ăn, Giao chủ yếu mua các món chế biến sẵn tại cửa hàng tiện lợi hoặc các hàng quán dọc đường. Những ngày không đến trường, chị sẽ đặt giao hàng ứng dụng về hoặc “nhịn luôn cho khỏe”.

Ngoài ra, Giao cho biết thường xuyên đi chơi với bạn bè: “Mỗi lần như vậy, tôi và nhóm bạn thường chọn các quán ăn vặt, mì cay, trà sữa cho “có không khí” chứ ăn đồ lành mạnh thì không hợp. Đặc biệt là buffet cá viên chiên, có thời gian tôi ăn đến 3-4 lần/tuần”.

Tuy nhiên, sau 3 tháng, Giao sụt cân, da nổi mụn, rối loạn tiêu hóa, hay mệt và bị đau bụng thường xuyên. Giao đến bệnh viện thì được chẩn đoán viêm loét dạ dày, phải dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt.

“Vào TP.HCM để học, chỉ cần ăn no, đủ chất…”

Trái ngược với Chiến, Khải và Giao, Trương Thanh Long (19 tuổi), hiện theo học tại một trường đại học y tại TP.HCM cho biết mình quản lý việc ăn uống chặt chẽ. Theo đó, “tiêu chuẩn” mỗi bữa ăn của Long là 30.000 đồng, thêm tiền ăn vặt, mỗi ngày Long cho biết bản thân được chi 100.000 đồng cho việc ăn uống.

Chế độ dinh dưỡng của sinh viên ở TP.HCM: 'Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương'?- Ảnh 4.

Long quản lý chặt chẽ việc chi tiêu ăn uống của mình

Chế độ dinh dưỡng của sinh viên ở TP.HCM: 'Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương'?- Ảnh 5.

Chàng sinh viên lập nhật ký chi tiêu, quản lý việc ăn uống, sinh hoạt

“Mình theo nhu cầu ăn no mặc ấm chứ không phải ăn ngon mặc đẹp, vì mình xác định vào TP.HCM là để học nên thường chỉ cần ăn no, đủ chất là được. Thực tế, mỗi ngày mình cũng không tiêu quá 100.000 đồng vào việc ăn uống, ví dụ buổi sáng mình ăn bánh mì, miến… cũng tầm 15.000 đồng đổ lại nên cuối tháng cũng còn dư tiền ăn, số tiền đó có thể ăn “sang” được nhiều bữa”, Long cho biết.

Trong khi đó, bữa trưa và bữa tối của Long chủ yếu là những phần cơm giá 30.000 đồng. Chàng sinh viên nói rằng bữa ăn đảm bảo no, cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cho việc học tập nên khá hài lòng về những bữa ăn ngoài.

“Cơ bản thứ mình cần chỉ là nhu cầu năng lượng nên bữa ăn chỉ cần đầy đủ bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước là được. Thực tế một suất ăn 30.000 đồng đều đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng mình đã liệt kê, rất ít khi thiếu, đa phần có thiếu thì là thiếu canh, nhưng nếu thiếu thì về uống nước bù cũng được”, Long bày tỏ.

Chế độ dinh dưỡng của sinh viên ở TP.HCM: 'Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương'?- Ảnh 6.
Chế độ dinh dưỡng của sinh viên ở TP.HCM: 'Đầu tháng cơm sườn, cuối tháng cơm… nước tương'?- Ảnh 7.

Long hài lòng về bữa ăn của mình

Để quản lý tốt việc chi tiêu thời sinh viên, Long còn lập “nhật ký chi tiêu” mỗi ngày. Chính nhờ cuốn nhật ký này, chàng trai cho biết mình chưa bao giờ lâm vào cảnh “sáng ăn cơm sườn, chiều ăn cơm… nước tương”, ngược lại còn tích cóp được tiền vào “quỹ đen công khai”, dùng trong những trường hợp cần thiết.




Nguồn: https://thanhnien.vn/che-do-dinh-duong-cua-sinh-vien-o-tphcm-dau-thang-com-suon-cuoi-thang-com-nuoc-tuong-185241029103537893.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Dù ông Trump nổi tiếng là người hay đổi ý vào phút chót, nhưng ông dường như đã đưa ra quyết định này hôm 11.11, (giờ Mỹ), theo một số nguồn tin tiết lộ với Reuters. Tờ The New York Times ngày 11.11 cũng dẫn 3 nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Trump dự kiến...

VinFast chiếm thị phần số 1 Việt Nam

VinFast vừa công bố đã bàn giao hơn 11.000 ô tô điện các loại cho khách hàng trong tháng 10, nâng tổng số lũy kế lên hơn 51.000 chiếc, chính thức trở thành thương hiệu ô tô bán chạy số 1 thị trường Việt Nam trong 10 tháng đầu năm. Nối tiếp đà thành công tháng 9, VinFast tiếp tục bàn giao số lượng lớn ô tô điện cho khách hàng trong tháng 10 với hơn 11.000 chiếc, đạt mức...

Tôn vóc dáng với thắt lưng – phụ kiện đa di năng

Trong thế giới thời trang, phụ kiện không chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt mà còn là...

Bài đọc nhiều

Ẩm thực bổ dưỡng của người Dao

Dân tộc Dao có nhiều nhóm như Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao lô gang, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tẻn..., cư trú ở nhiều tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Từ xưa, người Dao rất giỏi trong việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để làm thuốc Nam chữa bệnh. Vì vậy, nhiều món ăn, thức uống của người Dao cũng được chế biến như một vị thuốc bổ dưỡng,...

Khách Tây thử phở gia truyền ở Hà Nội, hết lời khen ngon, húp cạn cả nước dùng

Lần đầu thử món phở kiểu Bắc ở Hà Nội, hai vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon với phần nước dùng trong và thanh, dậy mùi đặc trưng từ thịt bò. Adam (đến từ Mỹ) và Kathryn (quốc tịch Canada) là cặp vợ chồng đam mê du lịch và từng đặt chân tới nhiều quốc gia như: Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Mexico, Singapore, Thái Lan, Việt Nam,… Trên kênh YouTube cá nhân có hơn 220.000 lượt...

Cách nấu lẩu gà lá é ngon, chuẩn vị tại nhà

Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é 2. Cách nấu lẩu gà lá é ngon 3. Lưu ý khi nấu lẩu gà lá é 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é Gà: 1 con (1,5-2kg)Lá é: 120gMăng chua: 350gNước mắm: 2 muỗng canh Chanh: 1 quảTỏi: 1...

Ngày PEPERO tại Hàn Quốc: mượn món ăn vặt quốc dân để lan toả yêu thương

Ngày lễ “thon thả" khởi nguồn từ bánh que ngọt ngào Vào ngày 11/11 hàng năm, khi ghé qua các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị lớn tại Hàn Quốc, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những hộp bánh que rực rỡ sắc màu mang thương hiệu PEPERO tràn ngập khắp nơi. Bên trong những chiếc hộp này là bánh quy có hình que đặc trưng, phủ sô cô la ngon miệng. Ở Hàn Quốc, PEPERO Day (빼빼로...

Chuột thản nhiên ‘dạo chơi’ trong bếp nhà hàng dimsum được Michelin gợi ý

TRUNG QUỐC - Đoạn video ghi lại cảnh chuột xuất hiện trong gian bếp của một nhà hàng có tiếng ở Quảng Châu, đang nhận được sự chú ý của dư luận. Sự việc được một nữ du khách ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội hôm 31/10. Trong đoạn clip dài 26 giây, nhiều người vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra con chuột thản nhiên đi lại trong gian bếp mở của nhà hàng.  Theo mô...

Cùng chuyên mục

Chuột thản nhiên ‘dạo chơi’ trong bếp nhà hàng dimsum được Michelin gợi ý

TRUNG QUỐC - Đoạn video ghi lại cảnh chuột xuất hiện trong gian bếp của một nhà hàng có tiếng ở Quảng Châu, đang nhận được sự chú ý của dư luận. Sự việc được một nữ du khách ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội hôm 31/10. Trong đoạn clip dài 26 giây, nhiều người vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra con chuột thản nhiên đi lại trong gian bếp mở của nhà hàng.  Theo mô...

Cách nấu lẩu gà lá é ngon, chuẩn vị tại nhà

Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é 2. Cách nấu lẩu gà lá é ngon 3. Lưu ý khi nấu lẩu gà lá é 1. Nguyên liệu làm lẩu gà lá é Gà: 1 con (1,5-2kg)Lá é: 120gMăng chua: 350gNước mắm: 2 muỗng canh Chanh: 1 quảTỏi: 1...

Khách nước ngoài ngồi vỉa hè ăn phở Michelin ở Hà Nội, xuýt xoa khen ngon

Đến quán phở Michelin trên phố Ấu Triệu, hai vị khách nước ngoài thích thú ngồi ghế nhựa trên vỉa hè, xì xụp thưởng thức món ngon với giá 65.000 đồng/suất. Ralph (nhiếp ảnh gia) và Sam (chủ cửa hàng thời trang) đều đến từ Manila (Philippines), hiện hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung.  Cặp đôi vừa có chuyến du lịch Việt Nam cách đây không lâu và dành 2 ngày khám phá Hà Nội, trải nghiệm các...

Ẩm thực bổ dưỡng của người Dao

Dân tộc Dao có nhiều nhóm như Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao lô gang, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tẻn..., cư trú ở nhiều tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Từ xưa, người Dao rất giỏi trong việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để làm thuốc Nam chữa bệnh. Vì vậy, nhiều món ăn, thức uống của người Dao cũng được chế biến như một vị thuốc bổ dưỡng,...

Quán kem xôi, chè Thái 40 năm đông khách của cụ bà U90 ở Hà Nội

Nằm trong khu tập thể cũ ở Hà Nội, với thực đơn chỉ 3 món, quán kem xôi - chè Thái của bà lão U90 Dương Thị An là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ thực khách. Bà An năm nay đã 85 tuổi. Quán chè Thái, kem xôi đã đi cùng bà qua nửa đời người, “từ lúc tóc còn xanh tới khi mái đầu bạc trắng”. Hơn 40 năm qua, bà cứ cần mẫn với nồi...

Mới nhất

Họa sỹ Kim Đức trưng bày bản sao bức tranh ‘Vỏ Tương Lai’ tại Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội – HANIFF VII

Nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 năm 2024 (HANIFF VII), họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã cho trưng bày bản in của bức tranh "Vỏ Tương Lai" thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày, đặc biệt là du khách quốc tế.

Kỳ vọng những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành thể thao

Sáng 12/11, tại Bộ VHTTDL đã diễn ra Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Bé gái phát hiện mắc hội chứng siêu nữ, chuyên gia nhấn mạnh vai trò quan trọng của sàng lọc trước sinh và tư...

Bé gái 6 tháng tuổi thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ tại MEDLATEC và được kết luận mắc hội chứng siêu nữ (hội chứng Tripple X) thể thuần. Qua đó, chuyên gia...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Tại buổi họp báo, Ban tổ chức đã thông tin khái quát những giai đoạn lịch...

Nữ dân biểu 8X được ông Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai?

Nữ dân biểu 8X Elise Stefanik được ông Trump ca ngợi là 'ngôi sao của Đảng Cộng hòa', nổi bật với khả năng lãnh đạo và trung thành với những giá trị của ông Trump. Việc bà Stefanik được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc được xem là tín hiệu tốt cho Israel - Ảnh: REUTERS Ngày...

Mới nhất