Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDầu Nga mang lại nguồn thu béo bở cho Ấn Độ, châu...

Dầu Nga mang lại nguồn thu béo bở cho Ấn Độ, châu Âu cũng được “thơm lây”


Vịnh Kutch ở Ấn Độ là nơi có nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Kiev tháng 2/2022, những chiếc tàu chở đầy dầu Nga ngày càng phổ biến tại Vịnh nhỏ này.

Dầu Nga
Công nhân sắp xếp các thùng dầu tại một nhà máy ở Chennai, Ấn Độ. (Nguồn: AFP)

Dữ liệu mà New York Times thu được từ Công ty phân tích dữ liệu vệ tinh SynMax cho thấy, có hàng chục tàu chở dầu từ Nga đến Vịnh Kutch mỗi tháng.

Hơn 16 tháng qua, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Moscow. Trong nỗ lực làm tổn thương Nga nhưng vẫn giữ ổn định nguồn cung toàn cầu, phương Tây áp đặt mức trần đối với giá dầu xuất khẩu của nước này.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), loại dầu rẻ hơn này đã tìm thấy các thị trường mới, trong đó có Ấn Độ – nước hiện mua gần 2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 45% lượng dầu nhập khẩu.

Ngoài việc thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ, dầu giá rẻ của Nga mang lại nguồn thu béo bở cho các doanh nghiệp lọc dầu thô và xuất khẩu sản phẩm này sang nước khác.

Ấn Độ tiết kiệm hàng tỷ USD

Nga là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba thế giới. Trong số dầu xuất khẩu hàng năm, có khối lượng nhất định được chuyển đi thông qua các đường ống, nơi không thể thay đổi đích đến, nếu không có những khoản đầu tư lớn.

Phần dầu còn lại được vận chuyển bằng đường biển, có thể dễ dàng định tuyến. Dòng chảy dầu này thường đến Trung Quốc và Ấn Độ – hai nước đã mua gần 80% lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga trong tháng 5/2023.

Hai quốc gia kể trên hiện đang mua nhiều dầu của Nga đến nỗi Moscow đang bán nhiều dầu thô hơn so với trước khi chiến dịch quân sự bắt đầu, dù phải đối mặt với rất nhiều lệnh cấm.

Trước xung đột Nga-Ukraine, dầu nhập khẩu của Ấn Độ chủ yếu đến từ Trung Đông. Giá của các lô hàng dao động dựa trên điều kiện thị trường toàn cầu. Nước này bắt đầu tăng cường nhập khẩu dầu Nga từ tháng 4/2022, chỉ 2 tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Trong năm tính đến tháng 3/2023, Ấn Độ nhập trung bình 1,02 triệu thùng dầu thô của Nga/ngày. Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ xác nhận, con số này lớn gấp 11 lần so với năm trước và chiếm khoảng 20% tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ.

Theo hai công ty nghiên cứu hàng hóa Kpler và Argus Media, sau khi chuyển hướng nhập dầu Nga, Ấn Độ đã thu được lợi nhuận lớn nhờ những lô hàng giảm giá.

Phân tích của New York Times cho thấy, đã có 357 lô hàng được vận chuyển từ Moscow tới New Delhi trong khoảng 9 tháng kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Giá trung bình mỗi thùng dầu từ Nga ở mức 78 ​​USD.

Sau khi các nước phương Tây áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng với dầu thô Nga từ ngày 5/12/2022, tốc độ vận chuyển mặt hàng này đến Ấn Độ đã tăng tốc. Giá dầu trung bình của Nga giảm mạnh xuống còn 51 USD/thùng, giúp tiết kiệm hàng tỷ USD cho người mua hàng Ấn Độ.

Dầu Nga đi muôn nơi

Phần lớn dầu thô từ Nga đến Ấn Độ cập cảng gần Jamnagar ở bang Gujarat, Ấn Độ và được dẫn đến các nhà máy lọc dầu gần đó. Nhà máy lọc dầu Jamnagar, thuộc sở hữu của Reliance Industries, là nhà máy lớn nhất thế giới, với khả năng xử lý hơn 1,2 triệu thùng/ngày.

Cách đó chưa đầy 10 dặm là nhà máy lọc dầu lớn thứ hai của Ấn Độ – khu phức hợp Vadinar thuộc sở hữu của Nayara Energy. Nayara thuộc sở hữu một nửa của Rosneft – công ty dầu khí nhà nước của Nga – và một nhóm doanh nhân Moscow có cổ phần trong nửa còn lại. Vì vậy, khi thương mại trong khu vực này phát triển, các công ty Nga cũng đang gặt hái một số lợi ích.

Một phần dầu Nga qua xử lý được sử dụng tại thị trường nội địa của New Delhi. Phần còn lại được chuyển đến thị trường toàn cầu, bắt đầu từ Đông Nam Á, châu Phi, châu Âu và Mỹ. Sau đó, họ bán tất cả các sản phẩm này theo giá thị trường, mang lại doanh thu cho các công ty trong nước và tăng dự trữ ngoại tệ của đất nước bằng đồng USD và EUR.

Dầu Nga
Một tàu chở dầu ở Novorossiysk, Nga, vào tháng 10/2022. (Nguồn: New York Times)

Báo cáo công bố trong tháng 4/2023 của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch-nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Phần Lan nhấn mạnh vai trò của một số quốc gia có thể tinh chế dầu Nga và tiếp tục bán cho các nước khác. Đứng đầu các quốc gia có tên trong báo cáo này là Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Singapore.

Báo cáo cho biết, cảng Sikka, nơi phục vụ Nhà máy lọc dầu Jamnagar vừa là điểm nhập khẩu lớn nhất toàn cầu đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, vừa là điểm xuất khẩu dầu lớn nhất duy nhất sang các quốc gia đã áp đặt mức trần.

Từ tháng 12/2022 đến tháng 2/2023, nhà máy lọc dầu này đã xuất khẩu gần 3 tỷ USD các sản phẩm tinh chế sang các quốc gia tuân thủ giá trần.

Châu Âu cũng hưởng lợi

Bên cạnh các nước kể trên, trong năm 2022, sản phẩm xăng dầu từ Ấn Độ còn xuất khẩu mạnh sang Hà Lan. Cụ thể, lượng xuất khẩu đã tăng 70% trong năm, đưa quốc gia châu Á trở thành nhà cung cấp sản phẩm dầu hàng đầu của Hà Lan – trung tâm thương mại dầu của châu Âu.

Theo các nhà phân tích, các sản phẩm xăng dầu của Ấn Độ dường như đã bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga cho EU.

Trang Nikkei Asia nhận định, Mỹ và phương Tây có lẽ không lạ lẫm việc Ấn Độ nhập dầu thô Nga sau đó bán thành phẩm sang châu Âu.

Tuy nhiên, mối lo ngại giá dầu lên tới 200 USD/thùng đã ngăn các biện pháp trừng phạt quốc gia đông dân nhất thế giới. Điều này cũng cho thấy, vị thế quan trọng của đất nước này trong việc bảo đảm thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể hoạt động ổn định.

Cả Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và EU đều không thừa nhận vai trò của Ấn Độ trong việc ổn định giá cả. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của nước này trong việc ngăn chặn khủng hoảng năng lượng, yếu tố có thể gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Bà Mika Takehara, giám đốc nghiên cứu và phân tích tại Tổ chức An ninh năng lượng và kim loại Nhật Bản, nhận định: “Năm qua đã kiểm chứng thành công một điều rằng, thị trường dầu toàn cầu có thể đối phó với những biến động địa chính trị nghiêm trọng thông qua cơ chế điều chỉnh năng động. Cơ chế này sẽ không hoạt động nếu không có Ấn Độ”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 11/11-17/11

Tuần lễ cấp cao APEC tại Peru, Hội nghị thượng đỉnh Arab-Hồi giáo tại Saudi Arabia, Hội nghị COP29 tại Azerbaijian... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga “bị thương”; Moscow đang bắt đầu “cuộc chiến” tài chính

Giá dầu thấp hơn và các khoản trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước đã khiến doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 10/2024 giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ukraine thẳng thừng “cự tuyệt” khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Mới đây, Công ty SPP (thuộc sở hữu nhà nước của Slovakia) thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu “quay xe” với Kiev nếu ông Trump đắc...

Ngày 3/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đã chiếm làng Vyshneve ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine. Cùng ngày, Thủ tướng Hungary đề nghị châu Âu cân nhắc lại việc ủng hộ Kiev nếu ông Trump đắc cử.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Bài đọc nhiều

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Chương trình Việt Nam xanh: Kỳ vọng cuộc sống thêm xanh cho người Việt

Sau hai ngày với nhiều hoạt động sôi nổi, thú vị, Ngày hội Việt Nam Xanh đã góp phần truyền cảm hứng cho đông đảo người dùng tiếp tục lối sống ngày càng thêm xanh. ...

Cùng chuyên mục

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.Hơn 14 năm trước,...

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. Chiều 12-11, với 424/426 đại biểu Quốc hội có mặt tán...

Người dân gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8, người dân đã gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng. Lượng tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng đã tăng liên tiếp trong suốt 2 năm nay. ...

Giá vàng lao dốc, sau một tuần đã lỗ hàng chục triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới giảm miệt mài, đến cuối ngày hôm nay, 12-11, giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.595,3 USD/ounce. Tại Công ty SJC, chênh lệch giá mua - bán vàng vẫn duy trì ở mức khá...

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bỏ ‘tiền túi’ rót thêm cho VinFast gần 2 tỉ USD

Ông Phạm Nhật Vượng, với tư cách tổng giám đốc và cổ đông lớn của VinFast, sẽ tài trợ 50.000 tỉ đồng được thu xếp từ các nguồn tài sản cá nhân cho hãng xe. Ngày 12-11, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật...

Mới nhất

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I...

Mới nhất