Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐầu năm học 'nóng' chuyện máy lạnh ở lớp

Đầu năm học ‘nóng’ chuyện máy lạnh ở lớp


Đầu năm học 'nóng' chuyện máy lạnh - Ảnh 1.

Trường tiểu học Lê Đình Chinh, quận 11, thực hiện xã hội hóa khá tốt, vận động được phụ huynh mua máy lạnh cho các lớp – Ảnh: NHƯ HÙNG

Anh N. – phụ huynh có con học lớp 10 Trường THPT Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM – nêu thắc mắc.

Mua rẻ hơn thuê

Anh N. tính toán: “Chúng tôi phải đóng 95.000 đồng mỗi tháng cho con với khoản tiền thuê máy lạnh. Trong khi đó, tôi xem giá thị trường thì máy lạnh hai ngựa loại dùng được bây giờ chỉ khoảng 15,5 triệu đồng/cái.

Mỗi lớp cần lắp hai máy lạnh hai ngựa, vị chi 31 triệu đồng. 45 học sinh/lớp thì chỉ cần lấy số tiền của bảy tháng thuê là có thể mua được hai máy lạnh mới và có thể dùng trong suốt ba năm THPT. Chỉ tính sơ sơ như thế là đủ thấy giá tiền thuê máy lạnh hiện nay quá mắc so với giá thị trường”.

Tương tự, anh P. – phụ huynh Trường THPT Long Trường, TP Thủ Đức – cũng phản ảnh: “Trường chúng tôi có 40 lớp, tính trung bình mỗi lớp 45 học sinh thì số tiền thuê máy lạnh mỗi tháng hơn 170 triệu đồng.

Như vậy, một năm học có chín tháng thì tiền thuê máy lạnh hơn 1 tỉ đồng chứ không ít. Tại sao nhà trường không chọn phương án rẻ hơn, tốt hơn cho học sinh là mua máy lạnh vì mua thì máy lạnh đó chính là của cải do mình sở hữu, sử dụng được lâu dài”.

Không chỉ hai trường trên, hiện trên địa bàn TP.HCM có rất nhiều trường THPT chọn phương án thuê máy lạnh bằng phương thức xã hội hóa thay vì vận động phụ huynh góp tiền để mua.

Quyết định của phụ huynh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hữu Hân – hiệu trưởng Trường THPT Thanh Đa – thông tin: “Trước đây trường chúng tôi cũng có vận động phụ huynh trang bị máy lạnh cho các lớp vì học sinh than nóng quá, học tập không hiệu quả. Tuy nhiên, việc này không nhận được sự đồng thuận của phụ huynh.

Từ năm học trước, chúng tôi đưa ra phương án thuê máy lạnh thì phụ huynh đồng tình. Do đó Trường THPT Thanh Đa đã thuê máy lạnh từ năm học 2023 – 2024. Năm nay, trường cũng hỏi ý kiến phụ huynh ngay từ đầu năm học rồi mới thực hiện”.

Theo ông Hân, thiết kế ban đầu của Trường Thanh Đa là không gắn máy lạnh mà dùng quạt máy. Vì vậy, khi thay đổi công năng thì đường điện hiện tại không đáp ứng được.

“Mức thu 95.000 đồng/tháng là mức thu đã được HĐND TP.HCM quy định chứ không phải do nhà trường tự đặt ra. Trong đó 60.000 đồng là tiền thuê máy lạnh, 35.000 đồng là tiền điện, bảo trì, bảo dưỡng…

Chưa kể đơn vị cho thuê máy lạnh có nghĩa vụ làm lại đường dây điện riêng để đảm bảo an toàn. Việc làm lại đường dây điện này cũng khá tốn kém”, ông Hân nói.

Trong khi đó, ông Võ Tấn Nghĩa – hiệu trưởng Trường THPT Long Trường – cho hay đầu năm học nhà trường triển khai ba phương án: lớp học không gắn máy lạnh nếu phụ huynh không có nhu cầu; phụ huynh mua máy lạnh mang vào lắp và hằng tháng chỉ đóng tiền điện; phương án 3 là thuê máy lạnh. Kết quả là các lớp chọn phương án 3.

Nói về việc thuê máy lạnh, một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng không phải cứ mua cái máy lạnh mang vào trường gắn là sử dụng được ngay. Đa số các trường có thiết kế ban đầu là không sử dụng máy lạnh, giờ muốn sử dụng thì phải làm hồ sơ, xin làm lại đường dây điện, khá nhiêu khê và tốn kém.

“Tính ra, mỗi phụ huynh phải đóng 1 – 2 triệu đồng mới có thể mua được. Mà việc huy động tiền bạc hiện nay được xem là việc nhạy cảm, không phải phụ huynh nào cũng đồng tình và có điều kiện. Chỉ những trường có đa số phụ huynh khá giả mới thực hiện được.

Do đó, HĐND TP.HCM đã quy định hai khoản thu có liên quan đến máy lạnh: đối với những trường đã có máy lạnh thì phụ huynh sẽ đóng 35.000 đồng/tháng tiền điện và bảo trì, bảo dưỡng; với những trường phải đi thuê thì phụ huynh đóng 95.000 đồng/tháng”, vị này nói.

Nhiều trường mua máy lạnh

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, trên địa bàn TP.HCM hiện nay cũng có khá nhiều trường vận động được phụ huynh trang bị máy lạnh cho lớp học. Ở quận 1, quận 3, hầu hết các trường tiểu học, THCS đều đã thực hiện việc này cách đây nhiều năm.

“Lúc ấy thị trường chưa có dịch vụ cho thuê máy lạnh như bây giờ chứ nếu có và nếu được chọn lựa thì tôi cũng sẽ chọn phương án thuê”, hiệu trưởng một trường phổ thông ở quận 1, chia sẻ.

Thuận lợi cho trường

Hiệu trưởng một trường ở TP.HCM cho hay việc thuê máy lạnh sẽ tạo thuận lợi cho nhà trường rất nhiều, dù so với việc đi mua thì giá thuê mắc hơn.

“Thứ nhất, khi thuê thì bên dịch vụ hoàn toàn chịu trách nhiệm khi máy lạnh hư hỏng hoặc cần vệ sinh, bảo trì. Khi máy lạnh có vấn đề chỉ cần gọi điện là họ đến sửa ngay, nhà trường không phải lo vấn đề này.

Thứ hai, đa số các trường có thiết kế ban đầu là dùng quạt máy nên khi chuyển qua dùng máy lạnh thì làm hồ sơ rồi làm lại đường điện mất rất nhiều công sức và cả kinh phí.

Thứ ba, việc vận động lắp máy lạnh là cho học sinh, người được hưởng lợi là học sinh và giáo viên.

Thế nhưng, nếu thực hiện xã hội hóa không khéo nhà trường sẽ bị mang tiếng là lạm thu, nhất là giai đoạn đầu năm học. Nếu không cẩn thận thì các đoàn thanh tra sẽ xuống, nhà trường rất mệt mỏi, không còn tâm sức lo cho việc dạy học”, vị này phân tích.

Phụ huynh bức xúc vì phải trực nhật thay con

Đầu năm học 'nóng' chuyện máy lạnh - Ảnh 2.

Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm – Ảnh: FB nhà trường

Mới đây một phụ huynh lên mạng xã hội bày tỏ bức xúc vì phải đến trường của con để trực nhật sau 17h. Phụ huynh này cho biết có con đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm, Thanh Trì (Hà Nội). Từ đầu năm học đến nay, hằng ngày các phụ huynh trong lớp phải luân phiên đến trường trực nhật vào 17h.

Theo vị phụ huynh này, đầu năm học phụ huynh được thông báo do học sinh lớp 1 khó khăn trong việc dọn vệ sinh lớp nên mỗi lớp cần đóng 500.000 đồng để thuê người dọn dẹp vệ sinh lớp học. Nếu không thuê thì phụ huynh sẽ phải đến trường vào 17h hằng ngày để trực nhật thay con em.

Ngoài ra phụ huynh cũng phản ảnh ban phụ huynh của nhà trường kêu gọi tặng cơ sở vật chất. Trong đó kỳ 1 khối 1 tặng 10 bộ điều hòa cho nhà trường, dự kiến hơn 10 triệu đồng/bộ. Trong kỳ 2, phụ huynh toàn trường tặng sân cỏ nhân tạo cho trường, dự kiến hơn 100.000 đồng/học sinh.

Ngày 27-9, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Hoàng Thị Thu Hà – hiệu trưởng Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm – cho biết qua rà soát sau phản ảnh, nhà trường thấy cô N.T.U. – giáo viên chủ nhiệm lớp 1A5 – nhắn tin trao đổi thông tin qua lại trên nhóm Zalo của lớp.

Tuy nhiên do cách trao đổi, triển khai của giáo viên không đúng chủ trương của nhà trường, chưa thấu đáo và rõ ràng dẫn đến cha mẹ học sinh không hài lòng, bức xúc và có ý kiến phản ảnh.

“Trường đã yêu cầu giáo viên viết bản tường trình, đồng thời tổ chức họp hội đồng sư phạm quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên khi trao đổi, cung cấp thông tin đến cha mẹ học sinh phải đảm bảo đúng chủ trương của nhà trường.

Phải bàn bạc, công khai, minh bạch thông tin để cha mẹ học sinh hiểu và đồng hành với nhà trường trong mọi hoạt động nuôi và dạy các con. Nhà trường cũng đã liên hệ trao đổi, giải thích với cha mẹ học sinh để hiểu và chia sẻ.

Qua sự việc này, trường sẽ tăng cường việc quán triệt, chỉ đạo cán bộ, giáo viên kỹ năng trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh để tạo được sự chia sẻ, đồng thuận, đồng hành cùng nhà trường trong mọi hoạt động”, bà Hà nói.

Giải thích về việc kêu gọi phụ huynh ủng hộ 10 bộ điều hòa mới và ủng hộ kinh phí làm sân cỏ nhân tạo nhận phản ứng từ một số phụ huynh, theo bà Hà, những khoản này trường chỉ đang lấy ý kiến, hiện tại phụ huynh không đồng thuận nhà trường đã dừng triển khai, không thực hiện nữa.



Nguồn: https://tuoitre.vn/dau-nam-hoc-nong-chuyen-may-lanh-o-lop-20240927224037133.htm

Cùng chủ đề

Chỉ 28% trường học đạt tiêu chuẩn ánh sáng và nồng độ CO2 cho phép

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa công bố báo cáo giám sát vệ sinh phòng học và vệ sinh tay tại 95 trường học trên địa bàn TP.HCM. Báo cáo ghi nhận chỉ 28% trường học đạt tiêu chuẩn ánh...

Vụ Trường quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star): Những câu hỏi về lỗ hổng minh bạch thông tin

Vụ việc tại Trường quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star) thu hút sự chú ý của dư luận, đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi về lỗ hổng minh bạch thông tin và quản lý tại các trường giảng dạy chương trình quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài ở TP.HCM. ...

Chính quyền lâm thời Syria thông báo mở lại các lớp học

(CLO) Chính quyền lâm thời Syria thông báo rằng tất cả cơ sở giáo dục công và tư sẽ mở cửa trở lại vào ngày 15/12, sau một thời gian gián đoạn do các biến động chính trị gần đây trong nước. ...

Xóa sổ bãi xe ‘lậu khủng’ cạnh khu chung cư vạn dân để xây trường học

TPO - Khu đất với diện tích gần 1,1ha cạnh tổ hợp HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) hình thành bãi xe lậu “khủng” nhiều năm qua đang được giải tỏa để xây trường học. 14/12/2024 | 07:31 Hà Nội: TPO...

Trường Saigon Star tạm dừng hoạt động, phụ huynh đòi lại học phí nhưng không được

Thấy trường có thể không còn khả năng hoạt động, các phụ huynh đã đóng gói học phí nhiều năm muốn lấy lại tiền từ trường quốc tế Saigon Star. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. Doanh thu nghìn tỉ, lãi chục tỉHóa dầu Petrolimex...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? Anh Lê Trí Thông -...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Vì sao các thương hiệu và tỉ phú thế giới chọn Phú Quốc?

Phú Quốc đang đáp ứng một mẫu số chung của những sự kiện tầm cỡ: chính sách visa cởi mở, đường bay thuận tiện, cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao trên nền thiên nhiên trác tuyệt. ...

Ngành tài chính – ngân hàng lương bỏ xa các ngành khác

Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, cẩm nang thị trường lao động Việt Nam cho thấy ngành tài chính - ngân hàng có lương bỏ xa các ngành khác. Nguồn:...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc...

Mới nhất