Trang chủNewsThế giớiDấu mốc lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Dấu mốc lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương


Ảnh dựng về tàu ngầm hạt nhân lớp SSN-AUKUS. (Nguồn: BAE Systems)
Ảnh dựng về tàu ngầm hạt nhân lớp SSN-AUKUS. (Nguồn: BAE Systems)

Ngày 13/3, tại căn cứ Hải quân ở San Diego, California, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã công bố thỏa thuận tàu ngầm năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh ba bên Australia – Anh – Mỹ (AUKUS) “vì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở và tự do”. Có gì trong thỏa thuận này?

Kế hoạch ba thập kỷ

Trước hết, đây là lần đầu tiên Washington chia sẻ công nghệ động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu hạt nhân từ khi nước này làm điều tương tự với Anh những năm 1950.

Đồng thời, trớ trêu thay, điều được cả ba nước nhấn mạnh trong lễ công bố thỏa thuận vừa qua lại là yếu tố phi hạt nhân. Đây là lần đầu tiên các quốc gia khai thác lỗ hổng trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1968. Mặc dù NPT cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, song lại cho phép vật liệu phân hạch được sử dụng cho mục đích quân sự không gây nổ như động cơ đẩy, miễn là có sự giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Trong bối cảnh đó, ba nước đã một mặt áp dụng công nghệ hạt nhân để vận hành tàu ngầm, mặt khác khẳng định hợp tác chặt chẽ với IAEA. Cụ thể, Mỹ và Anh sẽ chuyển nhiên liệu Uranium đã làm giàu và hàn kín cho Australia để không thể sử dụng lại. Về phần mình, Australia khẳng định sẽ không xây dựng lò phản ứng hạt nhân, không làm giàu hoặc tái xử lý nhiên liệu hạt nhân. Đặc biệt, cả ba nước sẽ không chuyển giao vũ khí hạt nhân. Như vậy, Mỹ, Anh cùng Australia sẽ không vi phạm các điều khoản của Hiệp ước NPT mà họ đã ký kết.

Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại các nước khác sẽ “theo chân” để tận dụng lỗ hổng, thậm chí che giấu vật liệu phân hạch đã làm giàu khỏi sự giám sát quốc tế.

Thứ hai, với ngân sách lên tới 368 tỷ AUD (244,36 tỷ USD) trải dài ba thập kỷ, thỏa thuận trên sẽ là kế hoạch xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân quy mô chưa từng có. Ba nước sẽ hợp tác sản xuất và vận hành dòng tàu ngầm năng lượng hạt nhân “SSN – AUKUS” với thiết kế từ Anh, công nghệ Mỹ hiện đại, được hoàn thiện tại Anh và Australia.

Kể từ năm 2023, các sĩ quan và nhân viên dân sự của Australia sẽ tham gia đào tạo tại Anh và Mỹ. Đồng thời, các tàu ngầm hạt nhân của Washington và London tăng cường thăm cảng của Canberra từ năm 2023 và năm 2026. Sớm nhất là năm 2027, hai nước dự kiến tăng tốc quá trình phát triển nguồn nhân lực, vật lực, cơ sở hạ tầng và quy định cần thiết để xây dựng năng lực tàu ngầm độc lập cho Canberra. Dự kiến, trong nửa cuối những năm 2030, London sẽ bàn giao tàu ngầm lớp SSN – AUKUS đầu tiên cho Hải quân, trong khi Hải quân Australia dự kiến hoàn thành chiếc SSN – AUKUS của mình một thập kỷ sau.

Thứ ba, kế hoạch dài hạn với nguồn ngân sách khổng lồ này đồng nghĩa rằng Australia sẽ phải chờ hơn hai thập kỷ để có trong tay tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc lớp SSN – AUKUS. Do đó, thỏa thuận đã “cài” thêm một điều khoản: Mỹ sẽ bán cho Australia ba tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia vào những năm 2030, kèm quyền mua hai tàu nữa nếu muốn. Sự bổ sung này sẽ giúp Canberra tăng cường lực lượng trong trung hạn để ứng phó biến động của thế giới.

Thỏa thuận AUKUS: Một dấu mốc lớn
Từ trái qua phải: Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại lễ công bố thỏa thuận về tàu ngầm hạt nhân lớp SSN-AUKUS ngày 13/3 ở cảng Hải quân Mỹ tại San Diego, California. (Nguồn: Financial Times)

Phản ứng trái ngược

Ngay lập tức, Nga và Trung Quốc đã lên tiếng phản đối thỏa thuận nêu trên. Phát biểu trên truyền hình cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: “AUKUS cùng nỗ lực xây dựng một Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại châu Á đang đặt thế giới Anglo – Saxon trước nhiều năm đối đầu”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho rằng thỏa thuận làm dấy lên quan ngại về mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân và khẳng định “cần có sự giám sát quốc tế”.

Một ngày sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cảnh báo: “Tuyên bố chung đã chứng tỏ ba nước này, vì lợi ích địa chính trị của mình, hoàn toàn coi thường mối quan ngại của cộng đồng quốc tế và đang đi xa hơn trên con đường sai lầm và nguy hiểm”.

Liên minh châu Âu lại nhấn mạnh yếu tố NPT trong triển khai AUKUS. Đài CBC (Canada) dẫn lời tướng lĩnh, chuyên gia nước này nhận định sự vắng mặt của Ottawa trong AUKUS là tín hiệu đáng ngại. Còn theo Quỹ nghiên cứu các nhà quan sát (ORF) của Ấn Độ, dù đã tỏ thái độ ủng hộ Australia, song New Delhi dường như không hào hứng với viễn cảnh tàu ngầm hạt nhân của Canberra hoạt động trong khu vực.

Nhật Bản, Hàn Quốc, hai đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á đã ủng hộ thỏa thuận. Đông Nam Á tỏ ra thận trọng hơn. Indonesia, Malaysia mong các bên sẽ giữ đúng cam kết phi hạt nhân hóa. Campuchia hy vọng thỏa thuận không làm leo thang căng thẳng khu vực, trong khi Singapore tin tưởng AUKUS sẽ đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Từ góc độ học giả, ông James Acton, đồng giám đốc chương trình hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) chia sẻ quan ngại rằng thỏa thuận sẽ tạo tiền lệ để các nước lách việc kiểm tra vật chất hạt nhân dưới danh nghĩa nhiên liệu vận hành tàu.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn quá sớm để nhận định về kết quả của AUKUS, đặc biệt khi đây là kế hoạch kéo dài hàng thập kỷ này. Song chắc chắn rằng những gì được công bố ngày 13/3 vừa qua là một dấu mốc lớn trong hợp tác quân sự giữa Mỹ, Anh và Australia nói riêng và tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung.

Anh, Mỹ, Australia chuẩn bị công bố thiết kế tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc ra sức phản đối Anh, Mỹ, Australia chuẩn bị công bố thiết kế tàu ngầm hạt nhân, Trung Quốc ra sức phản đối

Thủ tướng hai nước Anh và Australia sẽ tới Mỹ vào giữa tháng 3 để công bố dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân …

Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’? Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’?

Thủ tướng Anthony Albanese đã đến San Diego vào ngày 12/3, chuẩn bị tham dự cuộc họp đặc biệt liên quan đến thỏa thuận mua …

Hậu công bố thỏa thuận tàu ngầm AUKUS: Tổng thống Mỹ muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc, Australia bị Bắc Kinh phớt lờ? Hậu công bố thỏa thuận tàu ngầm AUKUS: Tổng thống Mỹ muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc, Australia bị Bắc Kinh phớt lờ?

Ngày 13/3, phát biểu với các phóng viên, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, nước này mong muốn tái thiết …

Quốc gia Đông Nam Á bình luận về thỏa thuận AUKUS Quốc gia Đông Nam Á bình luận về thỏa thuận AUKUS

Ngày 14/3, Malaysia đã ra thông cáo báo chí về thỏa thuận tàu ngầm của các nước Hiệp ước Đối tác an ninh tăng cường …

Thỏa thuận AUKUS: Trung Quốc quan ngại, IAEA kêu gọi không phổ biến vũ khí hạt nhân Thỏa thuận AUKUS: Trung Quốc quan ngại, IAEA kêu gọi không phổ biến vũ khí hạt nhân

Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại của nước này trước tuyên bố của Cơ quan Năng lượng nguyên tử …





Nguồn

Cùng chủ đề

15 bệnh viện điều chỉnh giá khám, chữa bệnh đã được Bộ y tế phê duyệt

Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh tại 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Theo đánh giá của Bộ Y tế, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần chi trả...

Thế giới có hơn 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, nhiều người không được điều trị

NDO - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet cho biết, trên thế giới có 800 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường, gần gấp đôi so với ước tính trước đây, trong đó hơn một nửa số người trên 30 tuổi mắc bệnh này không được điều trị. Nghiên cứu cho thấy, năm 2022, có khoảng 828 triệu người từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường tuýp 1...

Tăng kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ trà...

Đề xuất dùng ngân sách địa phương nâng cấp Cảng Hàng không Phù Cát

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chưa thể cân đối vốn để đầu tư ngay Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, Cảng Hàng không Phù Cát trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đề xuất việc sử dụng ngân sách địa phương của UBND tỉnh Bình Định. ...

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lên mức đáng lo ngại

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí đã tăng lên mức độ đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong đó, thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet.   ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

Trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13, được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ (ngày 14/11), các học giả, luật gia trong nước và quốc tế đã "mổ xẻ" ý nghĩa của Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Việc đạt được BBNJ là một dấu mốc của luật pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn còn một hành trình dài để có thể đi vào thực tiễn triển khai.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc dọa trả miếng nếu Triều Tiên tiếp tục hợp tác quân sự với Nga, nói đã “sẵn đòn”

Mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố có thể tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, tùy thuộc mức độ tham chiến của Triều Tiên trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.

Iran chỉ ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề Trung Đông, tuyên bố tự vệ là quyền hợp pháp

Tình hình Trung Đông leo thang căng thẳng khi giao tranh diễn ra dữ dội qua biên giới Israel-Lebanon, còn Dải Gaza vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Mới đây, Iran đã chỉ ra con đường thúc đẩy giải quyết tình hình khu vực.

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11. ...

Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương

Cấu trúc san hô đơn lẻ lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ. ...

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân.

Mới nhất

Sẵn sàng khởi động VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8

Hơn 60 diễn giả hội tụ tại VSMCamp & CSMOSummit 2024, định hướng chiến lược bền vững cho cộng đồng Sales & Marketing Việt Nam. Ngày 22-23/11/2024, trường Đại học VinUni, Hà Nội hứa hẹn trở thành tâm điểm của cộng đồng Sales & Marketing khi Đại hội Sales & Marketing toàn quốc (VSMCamp) cùng Hội nghị cấp cao các...

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hồi sinh của ngành dệt may Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dệt...

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách “thanh lọc” Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc. Theo Reuters cập nhật ngày 14/11, "làn sóng" sa thải có thể ảnh hưởng tới vị trí Tham mưu trưởng...

Cảnh báo về tình trạng giả mạo thương hiệu VIMC trong tuyển dụng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Tổng công ty...

Kính gửi các ứng viên và cộng đồngTrong thời gian gần đây, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc mạo danh thương hiệu VIMC để lừa đảo trong tuyển dụng, bao gồm yêu cầu ứng viên: nộp phí, đưa ra các đề bài tuyển dụng hoặc yêu cầu ứng...

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Mới nhất

200 năm kênh Vĩnh Tế