Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDầu giảm giá Nga ùn ùn sang nước này, đóng cửa mỏ...

Dầu giảm giá Nga ùn ùn sang nước này, đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu, Trung Quốc đón tin vui


UNCTAD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, dầu Nga xuất khẩu sang Ấn Độ đạt kỷ lục, Hà Lan đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu, nguy cơ suy thoái của Mỹ có thể sớm xảy ra, Trung Quốc nhận tin tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Lại dấy lên những hy vọng phục hồi kinh tế thế giới những tháng cuối năm. (Nguồn: businesslive.com.za)
UNCTAD đánh giá, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Nga và Mỹ là những nền kinh tế có sức bền tốt trong năm 2023. (Nguồn: businesslive.com.za)

Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu đang ở “ngã ba đường”

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,4% trong năm 2023, giảm so với mức 3% của năm 2022 và ít có dấu hiệu hồi phục trong năm 2024.

Trong Báo cáo Thương mại và Phát triển 2023, UNCTAD cảnh báo kinh tế toàn cầu trì trệ, tăng trưởng bắt đầu chậm lại ở hầu hết các khu vực từ năm 2022 và chỉ có một số ít các quốc gia có thể đi ngược xu hướng này. Theo báo cáo, kinh tế toàn cầu đang ở “ngã ba đường” với các hướng tăng trưởng khác nhau, bất bình đẳng gia tăng, thị trường ngày càng thu hẹp và gánh nặng nợ công chồng chất phủ bóng lên triển vọng kinh tế.

Trên toàn cầu, quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 không đồng nhất. Trong khi một số nền kinh tế như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Nga và Mỹ có sức bền tốt trong năm 2023 thì các nền kinh tế khác lại phải đương đầu với những thách thức nghiêm trọng.

Trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại và thiếu phối hợp chính sách, sự khác biệt này làm gia tăng quan ngại về con đường tiến về phía trước của nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo cho rằng cần có các cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu, các chính sách thực tế hơn để kiềm chế lạm phát, giải quyết tình trạng bất bình đẳng và nợ công cũng như các biện pháp tăng cường giám sát các thị trường quan trọng. UNCTAD cũng hối thúc đảm bảo các thị trường minh bạch và được quản lý tốt để hệ thống thương mại toàn cầu công bằng hơn.

Báo cáo cũng chỉ ra trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), chỉ có Brazil, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico và Nga dự kiến sẽ có sự cải thiện về tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Đáng chú ý, dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, kinh tế Nga được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lần lượt là 2,2% và 2% cho năm 2023 và 2024. (TTXVN)

Kinh tế Mỹ

* Theo số liệu của chính phủ Mỹ công bố ngày 29/9, số liệu lạm phát chủ chốt được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lấy làm căn cứ cho quyết định về lãi suất đã tăng trở lại trong tháng 8/2023, do giá năng lượng tăng.

Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 8/2023 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 3,4% trong tháng 7/2023. So với tháng 7/2023, chỉ số PCE tăng 0,4%, đúng như dự báo trung bình của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Briefing.com. (AFP)

* Tại Mỹ, lạm phát giảm, việc làm tăng và người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu trong mùa Hè. Tuy nhiên, Bloomberg Economics cảnh báo nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ có thể sớm xảy ra.

Với cuộc đình công của người lao động ngành công nghiệp ô tô tiếp diễn, việc thanh toán nợ sinh viên được nối lại và nguy cơ đóng cửa chính phủ vẫn hiện hữu, Bloomberg nhận định ít nhất tăng trưởng GDP sẽ giảm 1 điểm phần trăm trong quý IV/2023. (Bloomberg)

Kinh tế Trung Quốc

* Kinh tế Trung Quốc đón nhận thêm những thông tin tích cực khi báo cáo mới nhất do Cơ quan Thống kê quốc gia (NBS) công bố ngày 30/9 cho thấy, hoạt động tại các nhà máy nước này đã tăng lần đầu tiên trong 6 tháng.

Theo NBS, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của lĩnh vực chế tạo đã tăng từ 49,7 điểm trong tháng 8 lên 50,2 điểm trong tháng 9, vượt ngưỡng 50 điểm phân biệt giữa sự thu hẹp và tăng trưởng của hoạt động sản xuất.

Trong khi đó, chỉ số PMI phi chế tạo cũng tăng lên 51,7 so với mức 51,0 của tháng Tám. Chỉ số PMI tổng hợp đã tăng từ mức 51,3 lên 52,0 trong tháng 9. (Reuters)

* Ngày 4/10, Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng trước yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) về việc tham gia các cuộc tham vấn trong thời gian “rất ngắn” về cuộc điều tra của khối đối với trợ cấp cho xe điện.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, cuộc điều tra thiếu bằng chứng đầy đủ và không tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trước đó, EU chính thức khởi động cuộc điều tra đi kèm với một thông báo trên trang thông tin chính thức của khối, trong đó cho hay Trung Quốc đã được mời tham vấn, mặc dù không đưa ra khung thời gian. (TTXVN)

Kinh tế châu Âu

* Theo số liệu sơ bộ do Cơ quan Thống kê EU (Eurostat) mới công bố ngày 29/9, lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 9/2023 giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm, cho thấy chính sách tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang phát huy tác dụng kiểm soát giá cả, dù tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Giá tiêu dùng tại Eurozone tăng 4,3% trong tháng 9/2023, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 10/2021, so với mức tăng 5,2% của tháng trước. Nếu không bao gồm giá thực phẩm, năng lượng, rượu và thuốc lá, lạm phát tại khu vực này giảm từ 5,3% xuống 4,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2020. (Reuters)

* Giá nhà ở EU ghi nhận mức giảm hằng năm đầu tiên trong gần một thập niên, mặc dù đã phục hồi nhẹ trong 3 tháng tính đến tháng 6/2023. Thị trường bất động sản nhà ở tại EU hồi phục trong quý II/2023 khi giá nhà tăng 0,3% bất chấp lãi suất tăng, lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế suy yếu.

Tuy nhiên, giá nhà tại EU đã giảm trong 2 quý trước đó, do lãi suất thế chấp tăng cao và chi phí sinh hoạt tăng đã cản trở nhiều người châu Âu mua nhà. Điều này khiến giá nhà ở EU giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 1,7% ở Eurozon – mức giảm hàng năm đầu tiên kể từ năm 2014. (FT)

* Hà Lan ngày 1/10 đã chấm dứt việc khai thác khí đốt tự nhiên từ mỏ Groningen, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu, được khai thác từ năm 1963. Việc khai thác mỏ này trong 60 năm qua là nguyên nhân gây ra động đất tại địa phương trong nhiều thập niên và có nguy cơ kéo dài.

Tuy nhiên, các nhà chức trách đang duy trì hoạt động của 11 đơn vị khai thác cuối cùng thêm một năm nữa trong trường hợp mùa Đông “rất khắc nghiệt” và căng thẳng địa chính trị kéo dài, trước khi đóng cửa hoàn toàn. (TTXVN)

* Theo công ty dữ liệu Kpler SAS, xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ trong tháng 9/2023 đã tăng 15% so với mức thấp nhất 7 tháng được ghi nhận trong tháng 8/2023 do nguồn cung dồi dào và giá giảm.

Lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga lên tới 1,78 triệu thùng/ngày vào tháng trước. Ấn Độ chủ yếu mua dầu Urals của Nga, được giao với mức chiết khấu khoảng 4 USD/thùng so với dầu Brent, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn so với nguồn cung dầu kỳ hạn từ Trung Đông. (Bloomberg)

* Bộ trưởng Chính sách nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi ngày 2/10 đã thảo luận trực tuyến với người đồng cấp Bulgaria Kyryl Vatev về các vấn đề kỹ thuật trong việc xuất khẩu nông sản Ukraine sang Bulgaria.

Theo đó, Bulgaria đang xem xét chấp nhận kế hoạch hành động của Ukraine, đã được đệ trình lên Ủy ban châu Âu (EC), liên quan đến việc cung cấp nông sản. Hai bên đã thống nhất các chi tiết kỹ thuật của thủ tục xuất khẩu sang Bulgaria và sẽ thảo luận về kết quả của hoạt động này tại cuộc họp tiếp theo vào cuối tháng 10 này. (TTXVN)

* Ngày 2/10, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Alparslan Bayraktar cho biết, nước này sẽ vận hành lại đường ống dẫn dầu thô từ Iraq, vốn đã tạm ngừng hoạt động khoảng 6 tháng qua. Dự kiến, đường ống sẽ cung cấp khoảng 500.000 thùng dầu cho thị trường dầu mỏ toàn cầu. (TTXVN)

* Theo kết quả cuộc khảo sát PMI HCOB do cơ quan xếp hạng tín dụng Mỹ S&P Global thực hiện vừa qua, lĩnh vực sản xuất của Đức tiếp tục sụt giảm trong quý III/2023, ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2020. Sự bi quan của các nhà sản xuất hàng hóa trong quý III/2023 ngày càng sâu sắc dẫn đến việc làm bị cắt giảm, trong khi nhu cầu yếu khiến chi phí đầu vào và đầu ra thấp hơn. (THX)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Mới đây, Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho hay, chính phủ nước này sẽ cung cấp khoản trợ cấp bổ sung lên tới 192 tỷ Yen (1,3 tỷ USD) cho nhà máy đặt tại tỉnh Hiroshima của công ty sản xuất chip Mỹ Micron Technology.

Động thái này, cùng với khoản viện trợ lên tới 46,5 tỷ Yen được công bố trước đó, góp phần vào nỗ lực của Nhật Bản nhằm đảm bảo nguồn cung cấp chip ổn định vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng đe dọa đến an ninh kinh tế của nước này. (Kyodo)

* Phát biểu tại Diễn đàn hợp tác công-tư nhằm mở rộng đầu tư trong nước được tổ chức tại Văn phòng Thủ tướng ngày 4/10, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhấn mạnh, chính phủ sẽ tạo một cuộc cách mạng để tăng cường thu hút đầu tư với mục tiêu đạt 115.000 tỷ Yen (770 tỷ USD) vào năm 2027.

Người đứng đầu chính phủ Nhật Bản cho biết, trong “Tuần lễ Nhật Bản” (25/9-6/10), sẽ có hàng nghìn nhà đầu tư trên khắp thế giới đến với đất nước Mặt trời mọc cho thấy cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm đến xu hướng phát triển của quốc gia này. (TTXVN)

* Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 4/10 cho biết, các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-9 năm nay đã tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao nhất từ trước đến nay, trước sự gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực chip, pin và các lĩnh vực công nghệ cao khác.

Hàn Quốc đã nhận được các cam kết FDI trị giá 23,95 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-9/2023, so với mức 21,52 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Số vốn đầu tư mà nước này thực sự nhận được cũng tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao kỷ lục 13,92 tỷ USD. (Yonhap)

* Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho ngày 5/10 cho biết, chính phủ nước này sẵn sàng thực hiện các biện pháp cần thiết khi thị trường tài chính có sự biến động gia tăng, xuất phát từ sự gia tăng lợi suất trái phiếu ở Mỹ.

Tuyên bố của ông Choo được đưa ra sau khi thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng trong phiên giao dịch ngày 4/10 do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng Mỹ tiếp tục kéo dài chính sách thắt chặt tiền tệ. Cũng trong ngày 4/10, đồng won của Hàn Quốc đã sụt giảm so với đồng USD Mỹ, chạm mức thấp nhất trong 11 tháng qua. (TTXVN)

ASEAN và Canada đặt mục tiêu kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do ASEAN-Canada (ACAFTA) vào năm 2025. (Nguồn: TTĐN)
ASEAN và Canada đặt mục tiêu kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do ASEAN-Canada (ACAFTA) vào năm 2025. (Nguồn: TTĐN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Một nghiên cứu của Nikkei Asia cho thấy, giá trị thị trường của các công ty công nghệ và các nhà cung cấp thiết bị điện tử ở khu vực Đông Nam Á đã tăng lên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trong khi các doanh nghiệp trụ cột của khu vực này lại sa sút.

Theo đó, khoảng 3.700 công ty phi tài chính niêm yết trên các sàn giao dịch Đông Nam Á có tổng vốn hóa thị trường vào khoảng 1.630 tỷ USD tính đến cuối tháng 7/2023, tăng 12% so với cuối tháng 12/2019 và tăng 27% so với cuối năm 2013.

Những doanh nghiệp này tập trung ở 6 nền kinh tế chính gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia và Việt Nam. (TTXVN)

* ASEAN và Canada đặt mục tiêu kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do ASEAN-Canada (ACAFTA) vào năm 2025 và hồi tuần trước đã đạt được bước tiến mới tới gần mục tiêu này. ACAFTA sẽ trở thành FTA đầu tiên của ASEAN với châu Mỹ.

ASEAN và Canada đã khởi động các cuộc đàm phán ACAFTA vào năm 2021. ASEAN là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ tư của Canada vào năm 2021. Thương mại hàng hóa song phương đã đạt 40,7 tỷ USD vào năm 2022. (TTXVN)

* Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ngày 4/10 đã dỡ bỏ mức trần giá gạo. Động thái này diễn ra chỉ một vài tuần sau khi chính phủ nước này đưa ra các giải pháp kiểm soát giá gạo để hỗ trợ cho các hộ nghèo.

Tổng thống Marcos, đồng thời là Bộ trưởng Nông nghiệp, nhấn mạnh đây là “thời điểm thích hợp” để dỡ bỏ giá trần vì chính phủ đang có đủ gạo phát cho người dân.

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia Mohamad Sabu cho biết, bộ này sẽ thực hiện 4 biện pháp can thiệp quyết liệt nhằm giảm bớt lo ngại của người dân trước tình trạng giá gạo nhập khẩu và nhu cầu gạo trong nước tăng cao. (TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga “bị thương”; Moscow đang bắt đầu “cuộc chiến” tài chính

Giá dầu thấp hơn và các khoản trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước đã khiến doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 10/2024 giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường “căng thẳng cực độ”, phát hiện đồng tiền “chiến thắng”, lịch sử đã chứng minh

Lịch sử cho thấy, đồng Yen Nhật Bản đã đánh bại USD, Franc Thụy Sỹ, vàng, trái phiếu kho bạc và đồng EUR - những tài sản an toàn phổ biến nhất - trong phần lớn giai đoạn trước các cuộc bầu cử Mỹ.

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

LNG 2 ở Bắc Cực – dự án thúc đẩy tham vọng khí đốt của Nga

Mới đây, Công ty Novatek của Nga đã tạm dừng hoạt động tại dự án LNG 2 ở Bắc Cực và không có kế hoạch khởi động lại dự án này vào mùa Đông năm nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Tập đoàn nhà Donald Trump muốn đầu tư ở Hưng Yên: DN ông Đặng Thành Tâm bùng nổ?

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm bùng nổ sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Dự án nhà ông Trump dự kiến đầu tư ở Hưng Yên được xem là một cú hích cho Kinh Bắc. Đầu giờ chiều 6/11, ông Donald Trump tuyên bố thắng cử. Chốt phiên 6/11, cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng kịch trần thêm 1.850 đồng, lên 28.850...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Thế giới bật tăng, vàng trong nước có dừng lao dốc?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trên thị trường quốc tế quay đầu tăng sau báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Vàng trong nước liệu có giảm tiếp, sau khi rớt mạnh về mức 85 triệu đồng/lượng. Tỷ giá trung tâm ngày 8/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.278 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (8/11) được niêm...

Giá chung cư ở Thủ Đức 100 triệu/m2, dân môi giới ‘khóc ròng’

'Chủ đầu tư bán phá giá'Cuối tuần qua, sự kiện Masterise Homes ký kết đại lý phân phối phân khu cao tầng đầu tiên (2 tòa nhà có tên Spark và Glow) với khoảng 620 căn hộ tại khu đô thị The Global City khiến dân môi giới bất động sản xôn xao. Chiến dịch quảng bá, chào bán và cả… đồn đoán về giá cả, về cơ hội đầu tư dự án này cũng được hàng trăm...

Cùng chuyên mục

Khai hội Việt Nam xanh, bắt đầu hai ngày tràn ngập hoạt động thú vị

Dù đến 8h30 Ngày hội Việt Nam Xanh mới chính thức khai hội, song từ sáng sớm, rất nhiều người dân TP.HCM đã đến sớm, tìm hiểu các không gian xanh khi các gian hàng vừa mới mở cửa. Các bạn trẻ đã bắt đầu check in ở Nhà văn hhoá Thanh Niên, TP.HCM nơi diễn...

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân sự, một công ty quản lý quỹ bị phạt... ...

Giá vàng hôm nay, 9-11: Bất ngờ tuột dốc

(NLĐO) – Sau một phiên tăng mạnh, giá vàng hôm nay đột ngột sụt giảm về mức thấp nhất trong 5 tháng qua. ...

Mới nhất

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Bí quyết săn học bổng 2025 từ 8 trường đại học hàng đầu Úc (Go8)

Để có cơ hội nhận học bổng từ Go8 - nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Úc, việc tìm hiểu kỹ...

Gần 6.000 người và máy móc, 50 mũi thi công cao tốc Quảng Ngãi

TPO - Sau gần 2 năm triển khai thi công, cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn hiện nhà thầu đã huy động hơn 4.000 nhân sự và 1.750 máy móc thiết bị, triển khai 50 mũi thi công trên toàn tuyến. Sản lượng đạt gần 6.400 tỷ đồng tương ứng 47% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên,...

Khai hội Việt Nam xanh, bắt đầu hai ngày tràn ngập hoạt động thú vị

Dù đến 8h30 Ngày hội Việt Nam Xanh mới chính thức khai hội, song từ sáng sớm, rất nhiều người dân TP.HCM đã đến sớm, tìm hiểu các không gian xanh khi các gian hàng vừa mới mở cửa. ...

Mới nhất