Sáng 28/10, nêu ý kiến về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề đấu giá đất ở một số địa phương có giá cao ngất ngưởng nhưng sau đó bỏ cọc.

Người đấu giá phải chứng minh đủ tiền mua đất

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) nêu thực tế chuyện đấu giá đất ở các huyện ven đô Hà Nội “nóng hơn bao giờ hết”. Với những cuộc đấu giá xuyên đêm, ghi nhận hàng trăm thậm chí hàng nghìn người chấp nhận “ăn chực nằm chờ” để đấu với giá đất trúng cao kỷ lục.

“Giá đất ở huyện ven đô lên đến hơn 100 triệu đồng/m2, tương đương với đất dự án đã đầu tư hạ tầng. Giá đất tại một số địa phương liên tục thiết lập các mặt bằng mới, vượt xa thu nhập của người dân”, bà Thủy nêu.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, để ngăn chặn tình trạng bỏ cọc sau đấu giá, việc tăng tiền đặt cọc không phải là giải pháp khả thi, vì điều này sẽ làm hạn chế số người tham gia và giảm tính cạnh tranh.

hoang van cuong.jpeg
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất giải pháp ngăn chặn bỏ cọc khi đấu giá đất. Ảnh: QH

Theo ông Cường, cần đưa ra quy định, người tham gia đấu giá phải chứng minh đủ tiền để mua nếu trúng đấu giá, bằng việc xác nhận tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản bảo đảm khác như nhà đất; phải cam kết nếu cố tình bỏ cọc sẽ bị phong tỏa các tài sản trên để xử lý. 

Nếu có quy định như vậy, những người có nhu cầu mua thật sẽ dễ dàng chứng minh được điều này. Đồng thời, quy định sẽ giúp loại bỏ những cá nhân không có nhu cầu sử dụng, tham gia đấu giá chỉ để mua đi bán lại, hoặc những người cố tình bỏ giá cao rồi bỏ cọc như đã xảy ra trong thời gian qua.

Đặt cọc số tiền lớn sẽ hạn chế người đấu giá

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) đã tranh luận với quan điểm của đại biểu Hoàng Văn Cường về việc không thể tăng tiền đặt cọc. Ông Phước nêu thực tế phiên đấu giá một mỏ cát ở Quảng Nam, với giá khởi điểm hơn 1 tỷ đồng, nhưng sau 200 vòng đấu giá, giá đã vọt lên 375 tỷ đồng. Theo quy định, giá cát là 150.000 đồng/m3, nhưng sau đấu giá, giá đã tăng lên 2,3 triệu đồng/m3.

Ông Phước cho rằng, mục tiêu của những người tham gia đấu giá là thắng bằng mọi giá, nhằm có thể bỏ cọc. Ông chỉ ra rằng, tình trạng này cho thấy các doanh nghiệp đang lũng đoạn và độc quyền, đẩy giá lên cao, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình đầu tư công ở Quảng Nam.

duong van phuoc.jpeg
Đại biểu Dương Văn Phước – đoàn Quảng Nam. Ảnh: QH

Từ dẫn chứng trên, ông Phước cũng nêu thực tế tại Hà Nội, nhiều phiên đấu giá đất “thâu đêm suốt sáng”, cụ thể như phiên ở quận Hà Đông. Qua phiên đấu giá này, ghi nhận người trúng giá đất cao nhất lên đến 262 triệu đồng/m2. Đại biểu cho rằng, ở đây có dấu hiệu bất thường, dẫn đến nguy cơ trả giá cao rồi bỏ cọc.

Đại biểu đoàn Quảng Nam dẫn báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi kiểm tra đấu giá đất tại huyện Thanh Oai, thấy rằng có 56/58 lô đất trúng giá cao. Người trúng thầu đấu giá xong có dấu hiệu bỏ cọc. “Đấu giá mà không thực chất sẽ trở thành công cụ lũng đoạn thị trường”, đại biểu Phước nêu.

Từ đó, đại biểu đề xuất tăng giá đặt cọc và tăng tiền đặt cọc lũy tiến theo từng vòng đấu và có chế tài mạnh để cấm những trường hợp này.

Lý giải thêm về đề xuất không nên tăng phí đặt cọc mà phải thực hiện thêm điều kiện người tham gia đấu giá, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết, theo quy định phí đặt cọc là 5-20%.

Ông Cường nêu ví dụ bất động sản có giá khởi điểm 10 tỷ đồng, đặt cọc bỏ 2 tỷ đồng. Không phải ai tham gia đấu giá đều được mua, có thể 10 người tham gia chỉ 1 người mua.

Vì vậy, nhiều người thấy rằng phải bỏ số tiền đặt cọc lớn mà chưa chắc được mua. Chi phí dồn tiền đặt cọc đã cản trở về tính toán kinh tế, nên ít người tham gia đấu giá.

Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, cần tăng điều kiện với người tham gia đấu giá thông qua tài sản bất động sản, hay tiền ngân hàng… Như vậy, đề xuất nếu bỏ cọc sẽ bị xử lý bằng tài sản đã có, tương đương giá trị đấu giá.

Ông Cường khẳng định, nếu áp dụng quy định này sẽ đạt được lợi ích người không có tiền tham gia đấu giá chỉ với mục tiêu mua xong rồi bán lại thì sẽ không đủ điều kiện minh chứng tham gia, những người thực chất mua sẽ chứng minh được.

Giá chung cư tăng phi thực tế, có hiện tượng thổi giá gây nhiễu loạn thị trường

Giá chung cư tăng phi thực tế, có hiện tượng thổi giá gây nhiễu loạn thị trường

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng, tình trạng đầu cơ, thổi giá, đẩy giá dẫn tới nhiều hệ lụy, như nhiễu loạn thị trường bất động sản, người có nhu cầu thật không mua được nhà.
Hà Nội, TPHCM không còn chung cư phù hợp với thu nhập của dân

Hà Nội, TPHCM không còn chung cư phù hợp với thu nhập của dân

Theo báo cáo của đoàn giám sát Quốc hội, giai đoạn 2022-2023, giá bất động sản tăng vọt. Tại Hà Nội và TPHCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
Bộ TN&MT: Nhiều người trúng đấu giá đất ở Hà Nội chưa nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Bộ TN&MT: Nhiều người trúng đấu giá đất ở Hà Nội chưa nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Bộ TN&MT cho biết, trong 19 lô đất trúng đấu giá tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), còn 8 thửa chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc gây ra dư luận không tốt.