Trang chủDi sảnDấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc qua những hiện vật...

Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc qua những hiện vật quý


VHO – Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11.11.1924 – 11.11.2024), trưng bày “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu đến công chúng nhiều hiện vật đặc sắc, trong đó có những hiện vật độc bản…

Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc qua những hiện vật quý - ảnh 1
Triển lãm thu hút đông đảo khách tham quan

 TS Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Trung Quốc là nơi Bác Hồ từng đến nhiều lần, sinh sống ở đó trong nhiều khoảng thời gian, kết giao với nhiều bạn bè Trung Quốc và để lại những tình cảm sâu đậm.

Ghi dấu chân Người

Nhiều địa danh trên đất Trung Quốc còn ghi dấu chân Người, có sức lay động và trở thành biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị Việt – Trung. “Trưng bày chuyên đề giới thiệu tới công chúng hơn 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu, trong đó có nhiều hiện vật độc bản, đặc sắc phản ánh sâu đậm dấu chân hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc qua các thời kỳ…”, TS Vũ Mạnh Hà cho biết.

Theo Giám đốc Vũ Mạnh Hà, ngày nay, những địa danh ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất nước Trung Quốc đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính quyền các cấp và nhân dân Trung Quốc bảo tồn, phát huy giá trị, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, giao lưu hữu nghị cho các tầng lớp nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đây không chỉ là những di tích lưu niệm quan trọng về Người ở Trung Quốc mà còn là di sản tinh thần vô giá, gắn kết và truyền thụ tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt – Trung.

Những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đến Quảng Châu và Hồng Kông (Trung Quốc) vừa tham gia hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa gây dựng lực lượng cách mạng Việt Nam. Nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc đều lưu lại những dấu ấn, thể hiện sự phấn đấu không ngừng nghỉ cho sự nghiệp cách mạng của Người, cùng những thời khắc vinh quang kề vai sát cánh chiến đấu bên nhau của nhân dân hai nước Việt – Trung. Đó chính là sự khởi đầu cho truyền thống tốt đẹp, luôn luôn ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, đặc biệt là vào những năm cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đến thăm hữu nghị Trung Quốc, thân mật gặp gỡ, hội đàm và trò chuyện với các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc. Vào những dịp này, Người còn đến thăm các công, nông trường, nhà máy, trường học, khu danh lam thắng cảnh và nghỉ dưỡng ở nhiều nơi. Tình cảm thân thiết như anh em một nhà của Người với nhân dân Trung Quốc cho đến nay vẫn luôn hiện hữu trong tâm khảm của nhiều người dân nơi đây.

Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc qua những hiện vật quý - ảnh 2
Tặng phẩm quạt Tương Phi
Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc qua những hiện vật quý - ảnh 3
Sưu tập hiện vật Hồ Chí Minh từng sử dụng khi ở tại gia đình ông Nông Kỳ Chấn, bản Na Trào, xã Hạ Đông, huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây

Những hiện vật “kể chuyện”

Tại triển lãm, người xem được gặp lại, được “nghe kể” những câu chuyện từ nhiều hiện vật quý giá. Trong đó có sưu tập hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sử dụng khi ở tại gia đình ông Nông Kỳ Chấn, bản Na Trào, xã Hạ Đông, huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây. Long Châu là vùng đất có truyền thống cách mạng của Trung Quốc, nơi đã lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử, dấu tích hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong thời gian hoạt động ở Long Châu, Người đã được nhân dân ở đây đùm bọc, giúp đỡ, tạo nên tình cảm thắm thiết.

Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu về sưu tập liên quan đến khoảng thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Long Châu, với những hiện vật giản dị như: Bộ ba chiếc bát ăn cơm bằng men sứ, chiếc chậu đồng và đồng hồ quả lắc. Đây là những hiện vật gốc mà Bác Hồ đã sử dụng trong thời gian Người hoạt động cách mạng ở nhà ông Nông Kỳ Chấn, tháng 8.1944. Ông Nông Kỳ Chấn là cốt cán tổ chức nông hội do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Ông từng giúp các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động ở Long Châu như Hồ Chí Minh, Hoàng Văn Thụ… Sau ngày Trung Quốc giải phóng, ông Nông Kỳ Chấn được bầu làm Phó Chủ tịch huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây.

Tặng phẩm “Quạt Tương Phi” cũng là một hiện vật đặc biệt được giới thiệu tại triển lãm. Trong thời gian làm việc tại Văn phòng Bát Lộ Quân Quế Lâm, Nguyễn Ái Quốc và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh có nhiều cơ hội cùng làm việc với nhau, từ đó tạo dựng nên mối quan hệ đồng chí thân thiết. Ngày 30.12.1961, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh dẫn đầu Đoàn đại biểu Quân sự Trung Quốc sang thăm Việt Nam đã đến chào và tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh những món quà ý nghĩa và quý giá. Trong đó có tặng phẩm chiếc Quạt giấy Tương phi. Trên chiếc quạt có lời đề tặng cùng bài thơ của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh viết tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Trung Quốc. Lời đề tặng được dịch: “Tôi và các con của tôi, A Ninh, Ngưu Ngưu, Tiểu Anh” Kính tặng Chủ tịch một chiếc quạt Tương phi ghi lại bài thơ làm gần đây, xin Chủ tịch “chỉ giáo” và giữ làm kỷ niệm”. Kính chào, Diệp Kiếm Anh”. Kế tiếp lời đề tặng từ phải qua trái là bài thơ thất tuyệt. Bài thơ bày tỏ lòng ngưỡng mộ của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đối với tinh thần đấu tra­nh bất khuất và những thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Nguyên soái khẳng định sự giúp đỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc; quyết tâm sẽ giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tin tưởng vào thắng lợi của nhân dân các nước phương Đông.

Chiếc quạt đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng và cất trên giá sách trong phòng làm việc. Tặng phẩm này giúp chúng ta thấy rõ hơn tình cảm sâu nặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho những người bạn Trung Quốc, cũng như tình cảm của những người bạn Trung Quốc gửi đến Người. Thu hút người xem ở triển lãm còn là hiện vật Báo Thanh Niên tờ số 63, ra ngày 3.10.1926. Tờ báo có kích thước khá nhỏ (nhỏ hơn khổ giấy A4), măng sét kẻ ô hình chữ nhật, chính giữa có viết hai chữ “Thanh Niên” bằng chữ Việt và chữ Hán. Số tờ báo được viết trong ngôi sao năm cánh đặt bên trái măng sét. Phía dưới măng sét, góc bên phải đề thời gian ra báo. Các bài viết được phân bố đồng đều, có kẻ ô, chia cột cho người đọc dễ theo dõi.

Sự ra đời của Báo Thanh Niên đã mở đầu lịch sử truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam. Ngày 21.6.1925, tại ngôi nhà số 13 (nay là số 248 – 250), đường Văn Minh, TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, đã xuất bản số đầu tiên. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xuất bản tại Trung Quốc để gửi về nước và một số nơi khác nên việc trình bày, in ấn hoàn toàn thủ công với số lượng bản in không nhiều. Hơn 200 hiện vật, tài liệu được trưng bày tại triển lãm còn kể cho người xem nhiều câu chuyện cảm động, ý nghĩa khác. Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh bày tỏ: “Thông qua trưng bày chuyên đề, chúng tôi mong muốn truyền tải thông điệp: Tình hữu nghị sắt son, bền chặt, kề vai sát cánh trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước giữa Việt Nam – Trung Quốc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối dày công gây dựng, vun đắp chính là tài sản chung vô cùng quý báu, là nền tảng của sự phát triển. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam – Trung Quốc cần “kế thừa tốt, bảo vệ tốt, phát huy tốt” tài sản quý báu ấy…”.

Giám đốc Bảo tàng nhấn mạnh, trưng bày chuyên đề “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh lần này là một hoạt động văn hóa thiết thực, có sức lan tỏa rộng lớn, góp phần vun đắp “Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc mãi mãi xanh tươi” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói. Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đến hết tháng 4.2025. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dau-chan-ho-chi-minh-o-trung-quoc-qua-nhung-hien-vat-quy-112260.html

Cùng chủ đề

Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Đây là chủ đề cuộc triển lãm do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức với hơn 200 tài liệu và hiện vật giới thiệu những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc, thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình hữu nghị cách mạng lâu dài giữa nhân dân hai nước. Nội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng – Quảng Ninh

VHO - Ngày 19.11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” với 200 hình ảnh, hiện vật và tài liệu tái hiện sống động những gam màu rực rỡ của di sản văn hoá biển Hải Phòng và Quảng Ninh nhằm giới thiệu, quảng bá những đặc trưng văn hoá của hai địa phương đến đông đảo người...

Kỷ niệm 79 Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam

VHO - Tối 19.11, tại TP. Nha Trang, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh (Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa) tổ chức Chương trình kỷ niệm 79 Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23.11.1945-23.11.2024). Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa biểu dương, đánh giá cao những thành tựu mà Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong những năm qua. Ông Lê...

Các hoạt động kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới

VHO - Nhằm ghi dấu cột mốc quan trọng qua 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 – 4.12.2024), UBND thành phố Hội An sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm sự kiện này. Đây cũng là loạt sự kiện gắn với chào mừng, kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa (DSVH) Việt Nam (23.11), 7 năm Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO...

Trưng bày “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

VHO - Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11, sáng 18.11, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Hoàng đế Lê Thái Tổ (1385 - 1433), tên húy là Lê Lợi - Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ...

Hệ luỵ từ việc tô vẽ hai bức tượng Chăm

VHO - Chùa Nhạn Sơn, nằm tại thôn Bắc Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, không chỉ là một di tích thờ tự mà còn là nơi lưu dấu văn hóa và lịch sử quý giá của người Chăm. Đó chính là hai pho tượng Dvarapala độc đáo, được tạc từ thế kỷ XII, đại diện cho nghệ thuật điêu khắc Champa đỉnh cao. Từng bị vùi lấp trong chiến tranh và được...

Bài đọc nhiều

Ứng Dụng Công Nghệ 3D Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia: Giải Pháp Số Hóa Di Sản Văn Hóa

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ 3D trong hoạt động bảo tàng đang mở ra một hướng đi mới, hiện đại hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực này, đã đưa công nghệ 3D vào các hoạt động trưng bày và giáo dục, tạo...

Trưng bày “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

VHO - Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11, sáng 18.11, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Hoàng đế Lê Thái Tổ (1385 - 1433), tên húy là Lê Lợi - Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 là Di tích quốc gia

VHO - Tối 16.11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu Tập kết ra Bắc 1954 và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia. “Phát huy tinh thần cách mạng của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc, trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Tôi đề nghị chính quyền địa...

Loạt sự kiện kỷ niệm 25 năm Mỹ Sơn được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

VHO - Nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ được Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức nhân sự kiện kỷ niệm 25 năm ngày Khu Đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11). Các nội dung cụ thể sẽ diễn ra trong khuôn khổ sự kiện như: Hội thảo chủ để “Khu đền tháp Mỹ...

Cùng chuyên mục

Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng – Quảng Ninh

VHO - Ngày 19.11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” với 200 hình ảnh, hiện vật và tài liệu tái hiện sống động những gam màu rực rỡ của di sản văn hoá biển Hải Phòng và Quảng Ninh nhằm giới thiệu, quảng bá những đặc trưng văn hoá của hai địa phương đến đông đảo người...

Kỷ niệm 79 Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam

VHO - Tối 19.11, tại TP. Nha Trang, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh (Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa) tổ chức Chương trình kỷ niệm 79 Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23.11.1945-23.11.2024). Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa biểu dương, đánh giá cao những thành tựu mà Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong những năm qua. Ông Lê...

Ứng Dụng Công Nghệ 3D Tại Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia: Giải Pháp Số Hóa Di Sản Văn Hóa

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ 3D trong hoạt động bảo tàng đang mở ra một hướng đi mới, hiện đại hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực này, đã đưa công nghệ 3D vào các hoạt động trưng bày và giáo dục, tạo...

Các hoạt động kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới

VHO - Nhằm ghi dấu cột mốc quan trọng qua 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 – 4.12.2024), UBND thành phố Hội An sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm sự kiện này. Đây cũng là loạt sự kiện gắn với chào mừng, kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa (DSVH) Việt Nam (23.11), 7 năm Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam được UNESCO...

Trưng bày “Hoàng đế Lê Thái Tổ – Người khai sáng vương triều Hậu Lê”

VHO - Chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11, sáng 18.11, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ. Hoàng đế Lê Thái Tổ (1385 - 1433), tên húy là Lê Lợi - Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ...

Mới nhất

Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số

Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025. Theo Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025, Chính phủ có quan điểm coi chuyển đổi số và kinh tế số là một công việc mới, người đứng...

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Ngày 20/11, tại Vientiane (Lào) đã diễn ra cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ nhằm thảo luận về những vấn đề an ninh khu vực. Cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ diễn ra với sự đồng chủ trì của Đại...

Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 20/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, cũng là ngày làm việc thứ 21 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc...

Hội An có trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP đầu tiên

(Dân trí) - Trung tâm sản phẩm OCOP đầu tiên tại Hội An hướng đến 2 mục đích, giới thiệu sản phẩm đặc sản của địa phương đến du khách trong và ngoài nước; tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Ngày 27/9, UBND thành phố Hội An, Quảng Nam khánh thành trung tâm giới thiệu sản...

Mới nhất