Trang chủNewsNhân quyềnDấu ấn Việt Nam trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị...

Dấu ấn Việt Nam trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025


Công tác đảm nhiệm vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025 đã được đẩy mạnh triển khai từ những hoạt động đầu tiên của HĐNQ trong năm 2023, với sự tham gia, phối hợp tích cực của các cơ quan trong Tổ công tác liên ngành, các cơ quan báo chí và đã tạo hiệu ứng lan toả không chỉ trong công tác HĐNQ mà còn trong nhiều mảng công tác khác.

Ngày 27/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và phát biểu tại phiên họp cấp cao Khoá 52 Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva. (Nguồn: VGP)
Ngày 27/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự và phát biểu tại phiên họp cấp cao Khoá 52 Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva. (Nguồn: VGP)

1. Năm 2023, tình hình thế giới, khu vực có nhiều thay đổi sâu sắc. Hòa bình, hợp tác, phát triển dù vẫn là xu thế lớn nhưng bị thách thức mạnh mẽ nhất, kể từ sau chiến tranh lạnh, nhất là khi cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt và toàn diện. Các điểm nóng, xung đột vũ trang nổ ra ở nhiều khu vực trên thế giới, gia tăng cả về số lượng, mức độ thiệt hại và ngày càng có tính chất đa chiều với các hình thái đa dạng.

Kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và thiếu chắc chắn, với nhiều rủi ro vĩ mô. Tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cùng với những thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, các bất bình đẳng và các “mặt trái” của chuyển đổi số… có tác động trực tiếp, hằng ngày đến sinh kế, chất lượng cuộc sống và khả năng thụ hưởng quyền của người dân trên thế giới.

Những nhân tố đặt ra nhiều thách thức, gia tăng chính trị hóa, hạn chế không gian hợp tác trong nhiều vấn đề quyền con người; mặt khác cũng làm nổi rõ hơn yêu cầu đối thoại, hợp tác để giải quyết các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, trong đó có thông qua hoạt động của HĐNQ.

Năm 2023 kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna về quyền con người (VDPA), là dịp quan trọng để cộng đồng quốc tế nhìn lại các thành tựu cũng như thách thức trong việc bảo đảm những giá trị chung, phổ quát, những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được thể hiện trong các văn kiện này.

Với bối cảnh cũng như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế như vậy, HĐNQ đã tích cực phát huy vai trò là cơ quan quan trọng nhất về quyền con người trong hệ thống LHQ, triển khai hiệu quả chương trình nghị sự trải rộng trên 10 Đề mục, bám sát các quan tâm chung mang tính thời sự của cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng thể hiện nhiều cọ xát, thậm chí mâu thuẫn, đối đầu trực diện giữa các nước, nhóm nước.

Năm 2023, HĐNQ đã hoạt động với cường độ cao, hoàn thành khối lượng công việc nhiều nhất kể từ khi thành lập năm 2006, với 180 cuộc họp chính thức toàn thể trong khuôn khổ 3 Khoá họp thường kỳ và 1 phiên họp đặc biệt, xem xét 231 báo cáo, thông qua 110 Nghị quyết (khoảng 2/3 trong số này được thông qua bằng đồng thuận), 41 Quyết định và 1 Tuyên bố Chủ tịch, cùng nhiều phiên họp của các Nhóm làm việc, Nhóm chuyên gia, trong đó Nhóm làm việc về Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) đã xem xét, thông qua báo cáo của 42 quốc gia.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy các ưu tiên của mình và đóng góp cho hoạt động của HĐNQ, trong năm 2023 đã có khoảng 450 sự kiện bên lề các khoá họp thường kỳ được các nước tổ chức với nhiều chủ đề phong phú.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì Hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia theo cơ chế UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Bộ Ngoại giao và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tại Hà Nội, ngày 24/1
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì Hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia theo cơ chế UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Bộ Ngoại giao và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tại Hà Nội, ngày 24/11/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

2. Ngày 11/10/2022, Đại hội đồng LHQ đã bầu Việt Nam cùng 13 quốc gia khác vào vị trí thành viên của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Tiếp nối thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (2020-2021), đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, minh chứng cho vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam; thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.

Việt Nam cũng đảm nhận cương vị này khi đang nỗ lực để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều thách thức. Vì vậy, việc Việt Nam làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025 được cộng đồng quốc tế rất chú ý.

Việt Nam đã tích cực tham gia, để lại những dấu ấn ngay từ những hoạt động đầu tiên của HĐNQ với nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tại Khóa 52 mở đầu nhiệm kỳ HĐNQ (tháng 3-4/2023), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tham dự Phiên họp cấp cao và giới thiệu sáng kiến về Kỷ niệm 75 năm UDHR và 30 năm VDPA. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã chủ trì, dẫn dắt Nhóm nòng cốt gồm 14 nước (Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ấn Độ, Panama, Romania, Nam Phi và Tây Ban Nha) liên khu vực và đa dạng về trình độ phát triển xây dựng dự thảo, tổ chức tham vấn để HĐNQ thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết 52/19 về vấn đề này với sự đồng bảo trợ của 121 nước – một “kỷ lục” của HĐNQ trong những năm gần đây.

Nghị quyết đã nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người, ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Sáng kiến này của Việt Nam đã góp phần quan trọng truyền tải các thông điệp lớn, nâng cao nhận thức, quyết tâm hành động của các nước và cộng đồng quốc tế trong thực hiện các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người được đề ra trong hai văn kiện nhân quyền nền tảng này, đồng thời đồng thời đề cao vị thế, vai trò của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền LHQ.

Tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng chuỗi nghị quyết về bảo đảm quyền con người trong biến đổi khí hậu, tại Khóa 53 HĐNQ (tháng 6-7/2023), Việt Nam cùng với Bangladesh và Philippines đã xây dựng dự thảo nghị quyết về thúc đẩy sinh kế trong bối cảnh biến đối khí hậu và đã được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận với 80 nước tham gia đồng bảo trợ (Nghị quyết 53/6).

Tại các Khoá 53 và Khoá 54 (tháng 9-10/2023), Việt Nam tiếp tục cùng các nước và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI)… thúc đẩy các sáng kiến về “tiêm chủng và quyền con người”, “chống phân biệt đối xử, bạo lực, quấy rối trên cơ sở giới tại nơi làm việc” dưới hình thức các toạ đàm quốc tế bên lề các khoá họp và xây dựng phát biểu chung tại HĐNQ.

Phù hợp với các quan tâm lớn trên thế giới về quyền con người hiện nay, các sáng kiến của Việt Nam được các nước hưởng ứng, tham gia đóng góp tích cực.

“Việt Nam đã thể hiện vai trò tiên phong trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người” là lời khẳng định của bà Ramla Khalidi, Quyền Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam trong phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV của Việt Nam, ngày 24/11/2023.

3. Việt Nam cũng tham gia sâu hơn vào công việc chung, thúc đẩy đối thoại và hợp tác tại HĐNQ trên tinh thần “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền. Cho tất cả mọi người”.

Việt Nam đã có hơn 80 phát biểu quốc gia trong những cuộc họp của HĐNQ về bảo đảm quyền con người trên những khía cạnh được cộng đồng quốc tế quan tâm như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm các quyền nhà ở, quyền lương thực, quyền văn hoá, quyền phát triển, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và tham gia 50 phát biểu chung về các chủ đề đa dạng của ASEAN, Phong trào Không liên kết, Nhóm Đồng quan điểm, Nhóm Pháp ngữ và một số nhóm liên khu vực khác.

Việt Nam đã thực hiện rất trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi chính của quốc gia thành viên HĐNQ trong quá trình thương lượng, bỏ phiếu thông qua các dự thảo nghị quyết.

Việt Nam đã có cách tiếp cận xây dựng trong những vấn đề nhân quyền còn nhiều khác biệt, bị chính trị hóa, có nhiều cọ xát tại HĐNQ như tình hình các nước cụ thể (Ukraine, Nga, Palestine, Sudan…), quan hệ giữa phát triển và nhân quyền, sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, quyền của người người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), khoan dung tôn giáo…

Một mặt, Việt Nam đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của các nước đang phát triển bảo vệ nguyên tắc không chính trị hóa, không sử dụng các vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền.

Mặt khác, Việt Nam đã lắng nghe, tôn trọng các nhu cầu hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, thúc đẩy hợp tác, đối thoại để HĐNQ có thể hành động đáp ứng nhu cầu chính đáng của các nước trong lĩnh vực này.

4. Những dấu ấn từ năm đầu đảm nhiệm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025 có tác động lan toả tích cực đến các mảng công tác đối ngoại về nhân quyền khác.

Đóng góp của Việt Nam tại HĐNQ đã góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về nỗ lực, cam kết của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác của ta với các nước, các tổ chức quốc tế. Có thể tóm gọn trong đánh giá của Quyền Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam là qua việc thể hiện vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm tại HĐNQ, thúc đẩy các sáng kiến, nhất là Nghị quyết 52/19, cùng với việc triển khai thực hiện nghiêm túc các cam kết UPR, đón thành công Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển tháng 11/2023.

Cũng trong năm 2023, các nội dung về hợp tác tại HĐNQ đã được các nước, trong đó có các đối tác lớn quan tâm thúc đẩy trong trao đổi với Việt Nam, kể cả trong những hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của ta.

Các nước bạn bè, đối tác, Đồng quan điểm, ASEAN… cũng đã đẩy mạnh các cơ chế trao đổi sẵn có hoặc tổ chức các hoạt động mới để trao đổi chuyên sâu với Việt Nam về hợp tác tại HĐNQ. Vị thế thành viên HĐNQ cũng góp phần giúp ta vận động được các nước ủng hộ ta đấu tranh với những hoạt động xuyên tạc tình hình ở Việt Nam tại các cơ chế, diễn đàn LHQ.

Dấu ấn Việt Nam trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025
Đóng góp của Việt Nam tại HĐNQ đã góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về nỗ lực, cam kết của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác của ta với các nước, các tổ chức quốc tế.

5. Dù phần dài hơn của chặng đường còn ở phía trước, với nhiều khó khăn thách thức nhưng có thể nhận định năm đầu tiên đảm nhiệm thành viên HĐNQ 2023-2025 là thành công của Việt Nam với nhiều dấu ấn. Kết quả này có động lực quan trọng từ sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo cấp cao của ta vào hoạt động của HĐNQ cũng như sự tham gia, đóng góp hiệu quả, nhịp nhàng của các bộ, ban, ngành thành viên Tổ công tác liên ngành về HĐNQ, hỗ trợ đắc lực cho công tác điều phối của Bộ Ngoại giao và vai trò “tuyến đầu” của Phái đoàn ta bên cạnh LHQ, Tổ chức thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ.

Năm 2024 là năm bản lề của nhiệm kỳ thành viên HĐNQ 2023-2025, với nhiều hoạt động trọng tâm như đối thoại về Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV, tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến, ưu tiên, nhất là sáng kiến về biến đổi khí hậu và quyền con người, kết hợp với công tác vận động các nước tiếp tục ủng hộ Việt Nam tái ứng cử thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2026-2028.

Với quyết tâm mạnh mẽ, sức mạnh từ sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng tại HĐNQ, ghi dấu ấn trong năm 2024 và xa hơn, góp phần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp và nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Thêm một “lần đầu tiên” với Tổng thống quần đảo Marshall

Vừa qua, Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “li khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam, các địa phương còn lại đi ngang trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR “dắt tay nhau” đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng.

Đạo đức người thầy 4.0

Trong thời đại ngày nay, đạo đức nhà giáo càng trở nên cần thiết và phải được cập nhật, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và giáo dục.

Báo Anh phơi bày toan tính của Ukraine với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đổ mạnh tiền vào chế tạo vũ khí

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất 2 điểm được soạn thảo riêng cho ông Donald Trump và đưa vào “kế hoạch chiến thắng”.

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Mới nhất

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024: Giảm nhẹ tại miền Nam 1.000

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024 quay đầu giảm nhẹ tại miền Nam từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 13/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay chững lại so với ngày hôm qua...

Bác sĩ chia sẻ lợi ích của quế

Quế là một trong những dược liệu quý trong y học cổ truyền có tính ấm, kháng khuẩn, trị cảm lạnh... Ngoài ra,...

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

"Tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng", thực hiện những thay đổi có tính cách mạng để hướng đến một hệ thống chính trị "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" là những thông điệp nổi bật trong các bài viết, bài phát biểu gần đây...

Vườn hoa, công viên tại quận Hà Đông ‘khoác áo mới’ sau khi được đầu tư, cải tạo

TPO - Việc tiến hành chỉnh trang, cải tạo không gian công cộng trên địa bàn quận Hà Đông đã mang lại diện mạo xanh, sạch, đẹp cho khu vực. Chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng cao. 13/11/2024 | 06:30 ...

Mới nhất