Trang chủNewsKinh tếDấu ấn tín dụng chính sách trên vùng cao Kon Plông

Dấu ấn tín dụng chính sách trên vùng cao Kon Plông

(ĐCSVN) – Nhờ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân huyện miền núi Kon Plông, tỉnh Kon Tum có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, trở thành “đòn bẩy” phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.






Kiểm tra hiệu quả vốn tín dụng các xã vùng sâu Kon Plông. 

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Những ngày đầu tháng 12/2024, dẫn chúng tôi thăm một số mô hình phát triển kinh tế từ vốn tín dụng chính sách (TDCS), ông Ngô Xuân Thành, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kon Plông cho biết: Điểm nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” (gọi tắt là Chỉ thị 40) ở Kon Plông là được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị. Dòng vốn TDCS đã phát huy tác dụng, trở thành trợ lực quan trọng, trụ cột giảm nghèo, đồng hành với những người nông dân cần cù, có khát vọng vươn lên có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, làm giàu từ đồng vốn nhân văn.

Trong giai đoạn 2014 – 2024, tổng nguồn vốn từ ngân sách huyện chuyển sang NHCSXH để cho vay là 9,45 tỷ đồng. Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền luôn xác định rõ nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động TDCS. Ông Phạm Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện cho biết: Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn chủ động rà soát, tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn để cho vay các chương trình TDCS; tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục, hồ sơ, giám sát đối tượng vay vốn, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Kết quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, tính đến ngày 30/11/2024, huyện Kon Plông đạt tổng dư nợ 258,11 tỷ đồng với 4.207 hộ dư nợ, tăng so với năm 2014 là 206,22 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 398%. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng là chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao; tổng nợ quá hạn chiếm 0,19% tổng dư nợ, giảm 3,04% so với năm 2014.

Trong 10 năm qua, vốn TDCS đã giúp cho 3.233 hộ nghèo, 812 hộ cận nghèo có vốn để sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững; xây dựng và sửa chữa 1.007 công trình nước sạch; giải quyết cho 2.448 lao động có việc làm ổn định; hỗ trợ xây dựng 38 căn nhà cho các hộ nhà ở tạm bợ, dột nát; 120 học sinh, sinh viên được vay vốn chi phí học tập tại các trường đại học, cao đẳng.

Nguồn vốn TDCS đã tác động tích cực, hiệu quả đến một bộ phận lớn người nghèo, hộ chính sách, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số mà trước đây họ không được tiếp cận do không có tài sản thế chấp. TDCS đã góp phần đáng kể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động “tín dụng đen”, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp tích cực phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm.

Theo Bí thư Huyện ủy Kon Plông Đào Duy Khánh, Chỉ thị 40 là khâu đột phá trong chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Chính nhận thức và hành động tích cực của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của nhân dân đã giúp nguồn vốn TDCS ở huyện không những tăng trưởng nhanh, mà hiệu ứng của đồng vốn vay cũng phát huy tích cực, hỗ trợ thiết thực hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, tô đậm thêm một chủ trương đầy tính nhân văn của Đảng.






Cán bộ tín dụng xuống tận các xã để giải ngân vốn cho người vay. 

Đồng vốn đến tận tay người thụ hưởng

Nhờ nguồn vốn TDCS mà hàng trăm hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Đơn cử như hộ ông A Véc, dân tộc Xơ Đăng ở thôn Vi Ô Lắc, xã Pờ Ê là hộ nghèo. Năm 2022, được vay vốn từ NHCSXH, ông mua 1 cặp bò giống về nuôi. Do chịu khó chăm sóc, tận dụng diện tích đất trống để trồng cỏ voi dự trữ thức ăn, phòng chống dịch bệnh nên cặp bò sinh trưởng, phát triển tốt và nhân giống theo thời gian. Đến nay, gia đình đã thoát diện hộ nghèo, xây dựng được nhà ở khang trang và phát triển mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Ông phấn khởi: “Trước kia nhà tôi nghèo quá. May mà nhờ đồng vốn của NHCSXH nên nay kinh tế đã khá hơn nhiều”.

Tương tự, gia đình ông A Duân, dân tộc Xơ Đăng ở thôn Tu Nông, xã Măng Bút là hộ nghèo. Năm 2019, được vay 54 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, gia đình ông trồng 2 sào cà phê, 4 sào lúa nước, 1,5ha sắn, nuôi 5 con trâu và đàn gia cầm vài chục con. Nhờ chăm chỉ làm ăn, chi tiêu tiết kiệm, gia đình ông đã thoát nghèo năm 2021. Ông nói: “Bà con trong làng hiện nay đã thoát nghèo, hướng tới làm giàu nhờ nguồn vốn của Chính phủ”.

Bà Y Bé, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Măng Đen cho biết: Nguồn vốn vay từ NHCSXH đã giúp hàng trăm hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, Hội LHPN thị trấn có 306 hội viên còn dư nợ trên 25,78 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi đã giúp hội viên phụ nữ thực hiện các mô hình kinh tế có hiệu quả và đem lại thu nhập cao cho người dân, vươn lên thoát nghèo bền vững.






Khu định cư mới tại xã Măng Bút, huyện Kon Plông. 

Có thể khẳng định, vốn TDCS đã đến đúng đối tượng thụ hưởng và được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, khẳng định vai trò trụ cột trong giảm nghèo; từng bước thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giảm nghèo thực chất, hướng tới làm giàu, hạn chế nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Đồng vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách ở Kon Plông mà hơn cả là vì sự phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Dòng vốn TDCS đã và đang chảy đều đặn, thấm sâu trong lòng đất, nảy mầm, sinh sôi trên những vùng quê nghèo khó ngày xưa.

Theo Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kon Plông Ngô Xuân Thành, trong thời gian tới sẽ tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tiếp tục bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn; tập trung huy động nguồn lực, tổ chức triển khai hiệu quả các chương trình TDCS nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm 100% người nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu đều được vay vốn. Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ.

Đặc biệt, để triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, đơn vị chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát dân với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/dau-an-tin-dung-chinh-sach-tren-vung-cao-kon-plong-686216.html

Cùng chủ đề

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato. ...

VinFast sẽ phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập VinFast và tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE - vừa công bố Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và thảo luận, hướng tới mục tiêu phát triển khoảng 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia trong vòng 3 năm tới với...

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Theo Hiệp định VIFTA, Israel sẽ dành hạn ngạch thuế quan 0% cho hàng thủy sản, nông sản... của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 7 năm với 12 phiên đàm phán, ngày 25/7/2023, Việt Nam - Israel đã ký kết Hiệp định thương mại tự do và trở thành hiệp định thương mại tự do thứ 16 giữa Việt Nam với các đối tác toàn cầu. Hiệp...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Đà tăng kéo dài

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Giá vàng thế giới tiếp tục tăng ngày thứ 3 liên tiếp, kéo vàng miếng SJC đi lên và hướng đến mức 87,5 triệu đồng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 12/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 84,8 - 87,3 triệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gìn giữ và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 9100/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về việc thực hiện Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025. Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương, chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày Tôn vinh tiếng...

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tri ân tại tỉnh Cao Bằng

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 11/12, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng...

Buôn lậu gia tăng với giá trị hàng hóa vi phạm tăng mạnh

(ĐCSVN) - Trong tháng 11/2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù số vụ vi phạm giảm 19,01% so với cùng kỳ năm 2023, giá trị hàng hóa vi phạm lại tăng đột biến tới 140,3%. Điều này cho thấy các đối tượng buôn lậu đang gia tăng hoạt động với quy mô lớn hơn và thủ đoạn tinh vi...

Bảo đảm hài hòa, công bằng trong hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư

(ĐCSVN) - Cần hài hòa các lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài và giữa các loại hình doanh nghiệp trong sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư; đồng thời, có có chế kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng Quỹ, không để xảy ra trục lợi chính sách… Yêu cầu này được Uỷ ban Thường vụ nhấn mạnh trong phiên họp chiều 11/12 khi cho ý kiến về dự...

Thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

(ĐCSVN) - Thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH) là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trung...

Bài đọc nhiều

Thương hiệu Quốc gia 2024: Tự tin vươn mình vào kỷ nguyên xanh

Từ khi ra đời vào năm 2003, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã trở thành biểu tượng đầy tự hào của tinh thần dân tộc và khát vọng vươn xa của đất nước. Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, Chương trình còn mang ý nghĩa lớn lao, đánh dấu nỗ lực khẳng định vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế thông qua những thương hiệu...

Yến Sào Khánh Hòa từ niềm tự hào quốc gia đến thương hiệu toàn cầu

Khánh Hòa là vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, những bãi biển xanh trong và nguồn tài nguyên phong phú. Đặc biệt, nơi đây còn là quê hương của một sản phẩm đặc biệt, được mệnh danh là “vàng trắng” của Việt Nam - yến sào. Được biết đến không chỉ vì giá trị dinh dưỡng cao mà còn vì những câu chuyện gắn liền với lịch sử và văn hóa, yến sào Khánh...

Gcoop Việt Nam trao quà tặng cho người khiếm thị tại mái ấm Thiên Ân

Mái ấm Thiên Ân được thành lập từ năm 1999, nơi đây đã trở thành một mái nhà đầy tình thương của những người khiếm thị. Mái nhà nhỏ bé này đang nuôi dưỡng hơn 40 người không may mắn bị khuyết tật.Nhằm chia sẻ phần nào khó khăn, động viên tinh thần cho những hoàn cảnh kém may mắn tại Mái ấm Thiên Ân, Quỹ từ thiện "Trái tim Gcooper" của Gcoop Việt Nam đã trao tặng...

Ea Kly vun đắp niềm tin đi tới

(ĐCSVN) - Khi mặt trời vừa ló rạng, khu vực trung tâm xã Ea Kly, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk đã bừng lên sinh khí của một ngày mới. Trên các ngả đường, người vào nương rẫy, người buôn bán, học sinh nô nức đến trường nhộn nhịp, huyên náo. Ngày mới ở Ea Kly bây giờ là thế, không còn cảnh hoang vu, đìu hiu một thuở. ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato. ...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Đà tăng kéo dài

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Giá vàng thế giới tiếp tục tăng ngày thứ 3 liên tiếp, kéo vàng miếng SJC đi lên và hướng đến mức 87,5 triệu đồng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 12/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 84,8 - 87,3 triệu...

Sau khó khăn là cơ hội cho thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, cả 3 bộ luật sửa đổi liên quan đến thị trường gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản được thông qua cùng các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, chính sách khuyến khích đầu tư dành cho từ phân khúc nhà ở, khu công nghiệp đến du lịch nghỉ dưỡng... đã tạo động lực mới cho lĩnh vực bất động sản.Theo Hội Môi giới Bất...

Masan Consumer đồng hành quảng bá ẩm thực Việt tới bạn bè năm châu

Sự đồng hành của Masan Consumer tại Liên hoan Ẩm thực Quốc tế lần thứ 12 không chỉ góp phần tôn vinh hương vị độc đáo của gia vị Việt mà còn giới thiệu nét tinh tuý của ẩm thực Việt đến bạn bè năm châu. Trong hai ngày 7 và 8/12/2024, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế lần thứ 12 đã diễn ra tại Khu Ngoại giao Đoàn, Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên về văn hóa...

Triển lãm quốc tế về ngành gốm sứ và đá: “Cầu nối” cung

Triển lãm quốc tế quy tụ hàng trăm doanh nghiệp, trưng bày máy móc, nguyên liệu và sản phẩm mới nhất của ngành gốm sứ và đá. Ngày 11/12, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế Asean Ceramic & Stone 2024 về máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu cho ngành gốm sứ và ngành đá. ...

Mới nhất

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ...

Sau khó khăn là cơ hội cho thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, cả 3 bộ luật sửa đổi liên quan đến thị trường gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản được thông qua cùng các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, chính sách khuyến khích đầu tư dành cho từ phân khúc nhà ở, khu công nghiệp...

Hà Nội “chốt” cấm, hạn chế nhiều loại phương tiện ở Hoàn Kiếm và Ba Đình

Các phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao bị cấm hoặc hạn chế lưu thông vào vùng phát thải thấp. Sáng 12/12, với đa số đại biểu tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố. Nghị quyết có hiệu lực từ...

Vì sao đi Hỏa Lò trở thành trend của giới trẻ thủ đô?

Không phải ngẫu nhiên mà mấy năm trở lại đây Di tích nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách quốc tế mà của rất đông các bạn trẻ Hà Nội. Có thời điểm 'đi Hỏa Lò' trở thành 'trend'...

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo

Việc thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là giải pháp chiến lược, không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn tăng cường hiệu quả trong xây dựng...

Mới nhất