Trang chủNewsChính trịĐất nước còn nghèo, đầu tư phải tính phương án khả thi

Đất nước còn nghèo, đầu tư phải tính phương án khả thi


Báo cáo tại phiên họp, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng gồm: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%), bao gồm vốn đầu tư phát triển 50.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 27.000 tỷ đồng.

Vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%) bao gồm vốn đầu tư phát triển 18.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 12.250 tỷ đồng. Bên cạnh đó là vốn huy động hợp pháp khác: khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).

Bà Thuỷ cũng thông tin, dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện Chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm các giai đoạn: Năm 2025: thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác. Giai đoạn 2026-2030: tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến 2030. Giai đoạn 2031-2035: tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến 2035.

Về kinh phí thực hiện Chương trình, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội có ý kiến, tổng mức đầu tư của Chương trình là rất lớn. Cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện Chương trình bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lực quốc gia, sử dụng hiệu quả ngân sách.

Thẩm tra vấn đề trên, liên quan đến nguồn vốn ngân sách địa phương, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với giải trình về các vấn đề liên quan đến vốn ngân sách địa phương; đề nghị trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi, Chính phủ cần quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và mức đối ứng của ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và nguồn lực của từng địa phương, xem xét ưu tiên các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với nguồn vốn khác, Ủy ban cơ bản nhất trí với dự kiến các nguồn vốn khác. Đề nghị trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi cần xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ ưu tiên cần thu hút các nguồn lực xã hội; xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp huy động các nguồn lực xã hội khác để thực hiện Chương trình.

202410080921202992_dsc_3993.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.

Dự kiến kế hoạch bố trí và tiến độ nguồn vốn, Ủy ban đề nghị Chính phủ cân nhắc, điều chỉnh mức phân bổ kinh phí theo hướng tập trung nhiều hơn cho giai đoạn 2028-2030 để phù hợp với thực tiễn công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện Chương trình. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ xác định rõ nguồn vốn thực hiện Chương trình năm 2025 trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 để có cơ sở triển khai thực hiện.

“Về khả năng huy động nguồn lực để thực hiện đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp rà soát để xác định nguồn lực thực hiện Chương trình bảo đảm tính khả thi”-ông Vinh nêu rõ, và cho biết Ủy ban nhất trí với đề xuất đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, vì nội dung này phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; thống nhất quy định nội dung này trong dự thảo Nghị quyết, để đảm bảo cơ sở pháp lý (cơ chế đặc thù thực hiện khác quy định của Luật Đầu tư công). Tuy nhiên có một số ý kiến nhất trí về chủ trương đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài nhưng đề nghị xem xét không sử dụng nguồn vốn từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia mà sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước khác.

Theo ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, tổng mức đầu tư của Chương trình nguồn vốn là rất lớn. Qua theo dõi sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công trong lĩnh vực văn hóa, những năm qua thấy khả năng giải ngân trong lĩnh vực văn hóa rất khó khăn. Như giai đoạn 2012-2015 dự kiến gần 8000 tỷ đồng nhưng thực tế thực hiện chỉ được hơn 1700 tỷ; giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt 10.620 tỷ nhưng ngân sách Trung ương cũng bố trí được 2300 tỷ, cùng với địa phương bố trí thì tổng số được 2700 tỷ. Các chương trình hạ tầng lớn thì giải ngân tốt hơn, chi tiêu tiền có định mức. Còn đối với lĩnh vực văn hóa yêu cầu cao nên việc chi vài chục đến vài trăm tỷ cũng là khó khăn. “Nếu bố trí vốn lớn trong khi khả năng giải ngân không thực hiện được sẽ gây ra nhiều quan ngại”, ông Mạnh bày tỏ.

Ông Mạnh dẫn chứng: “1 dự án làm cầu, làm đường chúng ta đã làm rất nhiều, có nhiều dự án giống nhau. Nhưng khi dự án có quy mô từ 2.000-3.000 tỷ thì phải cần vài năm để chuẩn bị, thậm chí có dự án chuẩn bị hàng chục năm, đến khi thực hiện còn thay đổi rất nhiều. Vậy quy mô Chương trình lớn như thế này và dự kiến thực hiện đầu tư trong 1 năm là ngắn. Do đó cần quan tâm đến chuẩn bị đầu tư, vì chuẩn bị đầu tư tốt thì thực thi giải ngân hiệu quả và mới đạt mục tiêu đề ra.

Cho biết trong nhiệm kỳ sau có rất nhiều dự án lớn cần đầu tư trong thời gian tới như đường cao tốc Bắc Nam vẫn tiếp tục đầu tư; dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam, ông Mạnh, đề nghị Chính phủ cần đánh giá tổng thể nguồn để bố trí xem xét cho các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về khả năng huy động bố trí các nguồn lực thực hiện chương trình phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn lực quốc gia đặt trong tổng thể Chương trình đầu tư trung hạn giai đoạn 2025-2030, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét. Hội nghị trung ương 10, quán triệt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đó là “đẩy mạnh phân cấp phân quyền cho địa phương với phương châm địa phương biết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Chương trình này cần hướng theo cái mới. Phân cấp, phân quyền cái gì trung ương làm, cái gì địa phương làm. Trung ương chỉ giám sát đôn đốc nhắc nhở định hướng cho địa phương làm cho tốt. Chính phủ phải thể hiện quyết tâm này. Đề nghị tiếp tục quán triệt thể hiện rõ trong phê duyệt báo cáo khả thi để tổ chức thực hiện cho tốt. Đất nước chúng ta còn nghèo lắm, đầu tư cái gì phải suy nghĩ làm sao cho khả thi. Phải thay đổi quan điểm tư duy trong cách chỉ đạo điều hành trong các Chương trình mục tiêu quốc gia. Làm sao sắp khéo “3 chén, 8 phân” như sắc thuốc bắc để uống được, chứ nước lõng bõng, thấy ngán là uống không được.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dat-nuoc-con-ngheo-dau-tu-phai-tinh-phuong-an-kha-thi-10291884.html

Cùng chủ đề

Nhà đầu tư từ 5 châu lục về TP.HCM tìm cơ hội rót vốn vào Việt Nam

Hiểu hơn về tiềm năng của Việt NamTrong khuôn khổ sự kiện, chuyên gia kinh tế Brook Taylor - tác giả sách "Việt Nam: Ngôi sao đang lên của châu Á" - bày tỏ: "Có những người nước ngoài vẫn còn nhiều hiểu lầm về Việt Nam. Tôi mong muốn mình sẽ giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về hành...

Hỗ trợ ngắn hạn ở vùng 1.250 điểm

Nhận định đầu tư Chứng khoán Vietcombank (VCBS): Nhà đầu tư tiếp tục cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm những mã suy yếu khi có nhịp hồi phục. Cùng với đó, nhà đầu tư vẫn có thể duy trì nắm giữ và thậm chí...

Có nên áp lực trước mốc 1.300 điểm?

Thị trường chứng khoán tuần qua đã hứng chịu 4/5 phiên giảm điểm, thổi bay mọi nỗ lực tăng điểm của tuần trước đó. Áp lực chốt lời gia tăng mạnh mẽ cũng khiến VN-Index có tới 3 lần kiểm định bất thành ngưỡng 1.300 điểm.Nhịp...

Thủ tướng Anh Keir Starmer với hàng loạt ‘chiêu’ nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế

Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ tướng Keir Starmer có kế hoạch tổ chức các sự kiện thu hút đầu tư quy mô lớn.

Tranh thủ cơ cấu lại danh mục

Nhận định đầu tư Chứng khoán Đông Á (DAS): VN-Index cần thêm thời gian để củng cố nền giá trước khi chinh phục thành công đỉnh trung hạn. Với định giá hấp dẫn so với thị trường chung, cổ phiếu ngân hàng vẫn được ưu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của nhân dân

Hai năm, tiếp nhận gần 200 kiến nghịĐoàn giám sát gồm lãnh đạo Ủy ban MTTQ TP Hải Phòng, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện nội dung giám sát theo kế hoạch...

Danh sách các tập thể, cá nhân ủng hộ bằng tiền mặt tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam từ ngày 20/9/2024 đến...

Mặt trậnTheo Mattran.org.vn • 08/10/2024 18:02Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương bằng hình thức chuyển khoản và nộp tiền mặt tại Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Sau đây là danh sách các...

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh Bắc Giang

HĐND tỉnh Bắc Giang cũng thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đối với ông Lê Ô Pích.Trước đó, trong các ngày 28 và 29/8 tại Hà Nội,...

Đại học Bách khoa Hà Nội lên tiếng sau phản ánh sinh viên phải ăn ‘cơm thừa canh cặn’

Trước đó, theo phản ánh của nhiều sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng và an ninh, nhân viên nhà ăn đã thu gom cơm, canh thừa sau đó trộn...

TP HCM triển khai Đề án về chính sách thu hút nguồn lực kiều hối

Đây là lần đầu tiên Thành ủy, UBND TP HCM chỉ đạo Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án phát...

Bài đọc nhiều

‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ tái hiện dòng chảy lịch sử, văn hóa Thủ đô

Chương trình do TP Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024).Tới dự chương...

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu...

Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri của Mặt trận có nhiều điểm mới

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà tham dự phiên họp.Tại phiên họp, báo cáo về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến...

Tăng tốc để đạt tăng trưởng kinh tế cả năm trên 7%

Tại phiên họp, Chính phủ cho ý kiến đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 10 và Quý IV/2024; tình hình phân...

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra từ ngày 8-11/10 là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân...

Cùng chuyên mục

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh Bắc Giang

HĐND tỉnh Bắc Giang cũng thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đối với ông Lê Ô Pích.Trước đó, trong các ngày 28 và 29/8 tại Hà Nội,...

Thi đua ái quốc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Tạo sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ trong triển khai phong trào thi đua ái quốcTheo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cách đây 76 năm (ngày 11-6-1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu...

Ông Nguyễn Văn Kiên giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hải Dương

Ngày 8/10, Thành ủy Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nhân sự Phó Bí thư Thành ủy.Tại hội nghị, ông Trần Đức Thắng, Bí thư...

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra từ ngày 8-11/10 là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân...

Chủ động, tích cực đóng góp thúc đẩy ASEAN gắn kết và tự cường

Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Viêng Chăn của Lào, từ ngày 8-11/10/2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến công tác nhằm thể hiện mạnh mẽ thông điệp về một...

Mới nhất

Tòa án tỉnh Bắc Ninh quyết định xét xử vắng mặt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn dù bỏ trốn nhưng vẫn bị đưa ra xét xử vắng mặt, với cáo buộc đưa hối lộ nhiều tỉ đồng cho cựu bí thư và cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh. TAND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án "thâu tóm" đấu thầu mua sắm...

Thủ tướng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tại Thủ đô Vientiane

(Dân trí) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí trong thời gian tới, hai bên cần tập trung thực hiện hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chiều...

Lần đầu tiên họp cổ đông ở Hà Nội, Eximbank tính chuyện dời ‘hộ khẩu’

Theo đó, Eximbank sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 vào ngày 28/11/2024. Đáng chú ý, lần đầu tiên trong lịch sử của ngân hàng này, ĐHĐCĐ sẽ được tổ chức tại Hà Nội, thay vì vẫn diễn ra tại TP.HCM như mọi năm. Theo chương trình nghị sự được công bố,...

Việt Nam là 1 trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều

Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy nhờ có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm. Tỷ lệ hút thuốc ở thanh...

Mới nhất