Trang chủKinh tếNông nghiệpĐất lúa ở ĐBSCL đang dần "đói" dinh dưỡng

Đất lúa ở ĐBSCL đang dần “đói” dinh dưỡng


Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Bộ – Chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 90% khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là vùng từng được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào với lượng phù sa cung cấp hàng năm nhiều về khối lượng và rất tốt về chất lượng, giúp cho canh tác lúa và nhiều cây trồng khác rất hiệu quả.

Đất lúa ở ĐBSCL đang dần

Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Huỳnh Xây

Tuy nhiên, gần đây theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ĐBSCL đã trở thành 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. 

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, việc thâm canh quá mức, tăng vụ, bón phân không cân đối, rơm rạ không được tái sử dụng cùng với xâm nhập mặn, giảm lượng phù sa từ thượng nguồn sông Mekong đổ về hàng năm…làm cho sản xuất lúa đứng trước rất nhiều thách thức như chi phí tăng cao, hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư. Thêm nữa, canh tác lúa cũng là lĩnh vực phát thải khí nhà kính lớn, với khoảng 50% của ngành sản xuất nông nghiệp.

Với tư cách là nhà cung cấp giải pháp sử dụng phân bón phù hợp trong mối quan hệ với canh tác lúa, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền nhận thấy, chỉ khi hiểu được bản chất của độ phì nhiêu của đất, phát hiện đúng yếu tố hạn chế cho sản xuất lúa sẽ cho phép sử dụng phân bón “đúng”, đáp ứng các mục tiêu giảm chi phí, tăng hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính.

Đất lúa ở ĐBSCL đang dần

Ông Nguyễn Văn Bộ – Chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thông tin về việc tổ chức hội thảo. Ảnh: Huỳnh Xây

Với tư duy như vậy, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp với Cục Trồng trọt, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức hội thảo quốc gia: “Đất và Phân bón” với chủ đề “thực trạng độ phì thực tế đất lúa vùng ĐBSCL và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hy vọng kết quả của hội thảo cũng sẽ đóng góp về kỹ thuật hoàn thiện quy trình canh tác lúa của đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (đề án 1 triệu ha lúa).

Tại hội thảo, ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, Bộ NNPTNT đang triển khai thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Để đạt được mục tiêu đề án, có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có 1 vấn đề mà hội thảo đặt ra đó là chất lượng đất và sử dụng hiệu quả phân bón.

Ông Trần Ngọc Thạch – Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho hay, đơn vị có 38 năm nghiên cứu về đất lúa. Qua đó, nhận ra vấn đề chung nhất là lượng chất hữu cơ sụt giảm nghiêm trọng.

Đất lúa ở ĐBSCL đang dần

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI ký kết thỏa thuận hợp tác dự án “Nghiên cứu, đánh giá và phát triển công nghệ xử lý rơm rạ tăng hiệu quả và giảm phát thải trong sản xuất”. Ảnh: Huỳnh Xây

Còn GS Nguyễn Bảo Vệ – Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thì nhận định, đất lúa đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối dinh dưỡng.

GS Nguyễn Bảo Vệ nói: “Thời gian qua, trong chương trình canh tác lúa thông minh, phía Công ty đã có nghiên cứu về độ phì nhiêu của đất lúa vùng ĐBSCL. Kết quả cho thấy, đất lúa đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối dinh dưỡng và ngành nông nghiệp cần chú ý”.

“Khi lấy 76 mẫu đất lúa tại 38 điểm ở ĐBSCL đem phân tích. Chúng tôi phát hiện bộc lộ sự mất cân đối dinh dưỡng bởi chất lượng chất hữu cơ suy thoái, lân dễ tiêu giảm ở một số nơi,... Tuy vấn đề chưa đến báo động nhưng cần phải tính để cải thiện”GS Nguyễn Bảo Vệ nói thêm.

Đất lúa ở ĐBSCL đang dần

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp thực hiện “Chương trình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2027”. Ảnh: Huỳnh Xây

Đất lúa ở ĐBSCL đang dần

Người dân ĐBSCL thu hoạch lúa. Ảnh: Huỳnh Xây

Trong thời gian tới, theo GS Nguyễn Bảo Vệ, đất lúa ở ĐBSCL cần triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật để cải thiện đất. Cụ thể là sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng để hoàn trả dinh dưỡng cho đất; làm đất sâu sao cho tầng canh tác dày hơn; phơi đất; ngâm đất; làm rãnh nước khi trồng lúa. Đồng thời, bón phân bio-canxi để cải thiện dinh dưỡng cho đất, giảm ngộ độc hữu cơ.

Với cách làm trên, GS Nguyễn Bảo Vệ cho hay, sẽ giúp tăng hơn 12% năng suất so với ruộng đối chứng (mô hình đạt 7,62 tấn/ha; ruộng đối chứng 6,51ha).

Ông Lê Cảnh Định đến từ Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cũng cho biết, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu và canh tác dẫn đến việc mất cân đối dinh dưỡng đất lúa. 

Do đó, trong quá trình sản xuất, nhất là khâu làm đất phải làm sao để rơm rạ phân huỷ, trả lại dinh dưỡng cho đất, thay vì đưa rơm rạ ra ruộng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã cung cấp được quy trình phân hủy rơm rạ nhanh khi phối hợp giữa cơ giới hóa với bón phân.

Tại hội thảo, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI ký kết thỏa thuận hợp tác dự án “Nghiên cứu, đánh giá và phát triển công nghệ xử lý rơm rạ tăng hiệu quả và giảm phát thải trong sản xuất”; Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp thực hiện “Chương trình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2027”.





Nguồn: https://danviet.vn/dat-lua-o-dbscl-dang-dan-doi-dinh-duong-20241002135354807.htm

Cùng chủ đề

Giảm 30% lượng thuốc trừ sâu vào năm 2030

Thực hiện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp sẽ giảm 30% lượng thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế 20%. Thông tin được ông Đỗ Văn Vấn, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực...

Tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ vẫn chờ cát để tăng tốc thi công

Trên công trường tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, nhà thầu đã tăng cường nhân lực, thiết bị, máy móc và tổ chức nhiều mũi thi công. Tuy nhiên, cát chưa về nên việc thi công của nhà thầu vẫn đang gặp khó. ...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam TP Cần Thơ

(NADS) - Sáng 15/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam TP Cần Thơ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Cùng ngày, Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam TP Cần Thơ tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Quê hương Cần Thơ trên đường đổi mới, phát triển và hội nhập”. ...

Tạm dừng hoạt động tuyến buýt số 7 phục vụ thi công sửa chữa đường tỉnh 921

Phục vụ duy tu, sửa chữa mặt đường và lắp đặt cống thoát nước đường tỉnh 921, từ ngày 18/12, tuyến xe buýt ngã ba Lộ Tẻ - thị trấn Cờ Đỏ tạm dừng hoạt động. ...

Cần Thơ: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đẩy mạnh các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024), sáng 18-12, Bộ CHQS TP Cần Thơ tổ chức họp mặt ôn lại truyền thống 80 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bông sậy, thứ hoa dại của cỏ hoang vạ vật triền sông trong gió lạnh đầu mùa sao lại đẹp đến thế?

Khi những cơn lạnh ùa về, ta mới nhận ra thêm một mùa gió nữa đi qua trong đời. Nhìn những bông sậy trổ cờ, bay phất phới trong làn gió bấc mênh mông, lòng chợt sống dậy một miền ký ức xưa xa. ...

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Các loại cây “đặc biệt” nào nông dân Sơn La, Điện Biên đang áp dụng trong nông nghiệp sinh thái?

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, tỉnh Sơn La không ngừng sáng tạo để thích nghi. Những giải pháp nông lâm kết hợp của nông nghiệp sinh thái đã giúp bảo vệ môi trường và gia tăng...

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời điểm này, Gia Lâm là huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Bông sậy, thứ hoa dại của cỏ hoang vạ vật triền sông trong gió lạnh đầu mùa sao lại đẹp đến thế?

Khi những cơn lạnh ùa về, ta mới nhận ra thêm một mùa gió nữa đi qua trong đời. Nhìn những bông sậy trổ cờ, bay phất phới trong làn gió bấc mênh mông, lòng chợt sống dậy một miền ký ức xưa xa. ...

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Các loại cây “đặc biệt” nào nông dân Sơn La, Điện Biên đang áp dụng trong nông nghiệp sinh thái?

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, tỉnh Sơn La không ngừng sáng tạo để thích nghi. Những giải pháp nông lâm kết hợp của nông nghiệp sinh thái đã giúp bảo vệ môi trường và gia tăng...

FED tiếp tục hạ lãi suất lần thứ 3, phát tín hiệu thận trọng trong năm 2025

Đúng theo dự đoán của thị trường, FED đã quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất tham chiếu của Mỹ giảm về 4,25% - 4,5%, tức hạ 25 điểm cơ bản (0,25%). Đây là lần thứ 3 liên tiếp cơ quan này giảm lãi suất, với 2 lần trước các mức giảm lần lượt là 0,5% và 0,25%. Đây là quyết định không gây bất ngờ của FED, nhưng điều mà thị trường...

Mới nhất

Agribank đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Agribank vừa nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 - giải thưởng tôn vinh các DN có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế. Tối ngày 18/12/2024, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất...

Tỷ giá trung tâm lập kỷ lục mới, giá USD thế giới cao nhất 2 năm

Tỷ giá USD hôm nay 19/12/2024 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng đáng kể. Còn giá USD thế giới lên mức cao nhất 2 năm. Tỷ giá USD trong nước hôm nay Hôm nay (19/12), tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục...

Tỷ giá trung tâm lập kỷ lục mới, giá USD thế giới cao nhất 2 năm

Tỷ giá USD hôm nay 19/12/2024 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng đáng kể. Còn giá USD thế giới lên mức cao nhất 2 năm. Tỷ giá USD trong nước hôm nay Hôm nay (19/12), tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục...

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà...

Mới nhất