Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực...

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản


Chiều 3/10, tại Hội trường Đại học Huế (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.

Tham dự hội thảo có Tiến sĩ Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo các Vụ Giáo dục – Ban Tuyên giáo Trung ương, Vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ, ban, ngành liên quan của Trung ương và địa phương, các trường đại học, các doanh nghiệp cùng các nhà khoa học, cán bộ quản lý; lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Đại học Huế.

Nguồn nhân lực cho các lĩnh vực còn nhiều hạn chế

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây không chỉ là giải pháp để giải quyết những vấn đề trước mắt, mà còn là chiến lược dài hạn để bảo đảm sự phát triển bền vững cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, giúp Việt Nam giữ vững vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ảnh 1

Tiến sĩ Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Theo Tiến sĩ Vũ Thanh Mai, những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản và xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho các lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Số lao động qua đào tạo được có bằng cấp, chứng chỉ đạt tỷ lệ rất thấp, khoảng 4,6%; công tác đào tạo tổ chức chưa đồng đều, chưa bao phủ hết các vùng sản xuất trọng điểm; năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ quản lý có tầm tư duy chiến lược, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành, cán bộ có khả năng tham mưu, tư vấn chính sách mang tầm khu vực và quốc tế còn ít.

“Những hạn chế trên của nhân lực trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những nguyên nhân chính khiến cho năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; ảnh hưởng nghiêm trọng tới thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tiến sĩ Vũ Thanh Mai nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện tại, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 26% tổng số lao động trong cả nước. Trong khi đó, chỉ có chưa đến 2% tổng số sinh viên nhập học hàng năm đăng ký học đại học các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, một số ngành nông nghiệp truyền thống có rất ít hoặc thậm chí không có sinh viên đăng ký học. Nếu không có giải pháp đủ mạnh, quyết liệt, thực tiễn này tác động rất tiêu cực tới nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, nguy cơ không đạt được mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thông qua hội thảo khoa học lần này nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, mục tiêu, các giải pháp đột phá về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ảnh 2

Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý bàn nhiều giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp.

Đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương mong muốn, hội thảo sẽ nhận được những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhà khoa học, tập trung vào những sáng kiến, giải pháp tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nông, lâm nghiệp và thủy sản thời gian tới.

Nâng cao nhận thức, thúc đẩy các bên liên quan hành động

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế cho biết, trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, Đại học Huế là cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền trung-Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay, Đại học Huế có 13 đơn vị đào tạo gồm 8 trường đại học thành viên và 5 đơn vị đào tạo thuộc Đại học Huế; 9 viện, trung tâm nghiên cứu và nhà xuất bản.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, Đại học Huế có 4.088 viên chức và người lao động, với 1832 giảng viên trong đó có 780 giảng viên chính và giảng viên cao cấp, 18 giáo sư, 178 phó giáo sư; 723 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ và 14 chuyên khoa 2; 1311 thạc sĩ và chuyên khoa 1 và 38 giáo sư danh dự. Với đội ngũ nhân lực dồi dào, hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Huế trong những năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng về số lượng lẫn chất lượng, từ các công bố khoa học đến các sản phẩm ứng dụng chuyển giao.

Trong số các trường đại học thành viên của Đại học Huế, Trường đại học Nông Lâm tiền thân là Trường đại học Nông nghiệp II – Hà Bắc, được thành lập năm 1967, có sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học-công nghệ tiên tiến, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền trung-Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập và phát triển. Mục tiêu đến năm 2030, Trường đại học Nông Lâm là một trong những trường đại học hàng đầu của cả nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ảnh 3

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế phát biểu tại hội thảo.

“Đây cũng là dịp để các nhà khoa học, giảng viên Trường đại học Nông Lâm nói riêng, các trường học thành viên Đại học Huế nói chung có điều kiện tiếp cận thông tin, hợp tác, trao đổi, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm với các cơ quan quản lý, các đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương và doanh nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan”, Tiến sĩ Lê Anh Phương nhấn mạnh.

Tham luận tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn và trách nhiệm, tập trung vào những sáng kiến, giải pháp tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét trong công tác đào tạo nguồn nông, lâm nghiệp và thủy sản thời gian đến.

Vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thu Thủy cho rằng: “Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn liền với nông thôn, nông nghiệp. Do đó, để hiện thực hóa chủ trương về nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có và nông thôn văn minh, việc phát triển nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành nông nghiệp nông thôn”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, mặc dù lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm hơn 25% tổng số lao động của cả nước, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này tuy đông đảo nhưng vẫn còn yếu và thiếu hụt. Đặc biệt, số sinh viên đăng ký học lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chưa đến 2% tổng số sinh viên nhập học toàn quốc. Hằng năm, các trường chuyên đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thường chỉ tuyển sinh được dưới 50% chỉ tiêu được giao.

Gần đây, một số ngành nông nghiệp truyền thống gần như không có hoặc rất ít sinh viên đăng ký học. Năm 2022, khối ngành đào tạo nông, lâm nghiệp và thủy sản tuyển sinh chỉ đạt 0,86%; thú y đạt 0,51% so với tổng thí sinh trúng tuyển của các lĩnh vực, trong khi đó, nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng đối với người lao động có trình độ từ Cao đẳng trở lên rất cao (xấp xỉ 46.000 người/năm).

“Đứng trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang có những giải pháp chính sách tích cực, kịp thời nhằm góp phần tăng cường hiệu quả cao nhất cho đào tạo năng lực của người học cũng như hiệu suất lao động sau khi tốt nghiệp. Điều này được thể hiện trong các con số của công tác tuyển sinh giai đoạn 2021-2024 và các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học, đào tạo lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ảnh 4
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy tham luận tại hội thảo.

Kết luận tại hội thảo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai cho rằng, hội thảo khoa học hôm nay là cơ sở quan trọng để các đơn vị tham mưu của Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng báo cáo về công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, nâng cao nhận thức, thúc đẩy các bên liên quan hành động; đồng thời, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định những quyết sách hợp lý để thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.





Nguồn: https://nhandan.vn/dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-trong-cac-linh-vuc-nong-lam-nghiep-va-thuy-san-post834691.html

Cùng chủ đề

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 16/12 tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Ông Trần Cẩm Tú: Đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao khi tinh gọn bộ máy

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đề nghị, toàn ngành Tuyên giáo tham mưu cấp ủy các cấp, chỉ đạo làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo đồng thuận về chủ trương tinh gọn bộ máy. Hôm nay (16/12), tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức “Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tham mưu cấp uỷ xây...

Tạo sự đồng thuận trong nhân dân về tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đề nghị ngành tuyên giáo tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong nhân dân về việc tinh gọn bộ máy. ...

Báo chí nêu bật cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Thông tin trên báo chí đã nêu bật cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức, hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam vừa có báo cáo công tác báo chí năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025. Theo báo cáo, hiện cả nước có 884...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tấn công mạng ngày càng tinh vi

NDO - Theo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bậc 1, bậc cao nhất trong 5 bậc, là nhóm các quốc gia "làm gương", thể hiện cam kết mạnh mẽ về an ninh mạng. Ngày 17/12, Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hiệp hội An toàn thông...

[Ảnh] Ấn tượng Lễ Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Sáng 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Đồng chí Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. NDO - Sáng 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng...

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 15/12, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Tuần lễ sách kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt...

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng mừng giáng sinh và năm mới 2025

NDO - Cây thông ánh sáng – hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động tại tại Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025  (Da nang X'mas - New Year Festival 2025)  – đã được thắp sáng tối 16/12, bên bờ tây cầu Rồng Đà Nẵng. Sự kiện thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế tham gia. Cây thông ánh sáng cao 20m là một...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ để học sinh không “sốc”  Sở GD-ĐT TPHCM đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Mới nhất

Liên hợp quốc kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt Syria để cứu trợ nhân đạo

Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc về Syria (UNCIS) vừa đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, yêu cầu cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho hàng triệu người dân đang gặp khó khăn. Theo Chủ tịch...

Mối nguy tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng nhanh chóng của giao thương quốc tế, dịch bệnh truyền nhiễm đã và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Dịch bệnh mới nổi và tái nổi: Mối nguy tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóaTrong bối cảnh toàn cầu hóa...

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai ...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi...

Hình ảnh trao giải tại Lễ công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Tối 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đến dự buổi lễ có các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí Lãnh đạo...

Mới nhất