Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và...

Đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo







 Hội thảo khoa học “Đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo” tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) 

Ngày 27/9, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Tuyên giáo Trung ương và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo”.

Các đồng chí: Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương; Phùng Gia Thế, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên chủ trì Hội thảo.

Dự Hội thảo có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; đại diện các trường sư phạm và một số cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, sở giáo dục và đào tạo; các chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.






Các đại biểu dự Hội thảo. 

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo với sự tham gia của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Cách đây 8 năm, năm 2016, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 46, khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề xướng bởi Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Giáo sư Klaus Schwab. Đó là một cuộc cách mạng khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Cùng với dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy vậy, tại thời điểm ấy, trí tuệ nhân tạo vẫn chỉ là chủ đề quen thuộc của giới công nghệ, chưa hiện hữu phổ biến trong đời sống xã hội.

Bước ngoặt xuất hiện vào cuối năm 2022 khi Open AI ra mắt ChatGPT, đánh dấu một bước đột phá lớn trong sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Đây là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển AI, mở ra những tiềm năng mới về ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội. 






 Đồng chí Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo. 

Đồng chí Lê Huy Nam nêu rõ: Ngày 12/8/2024, trong Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Chính trị yêu cầu “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo”. Trong đó nhấn mạnh: “Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục số, giáo dục thông minh, giáo dục cá nhân hoá, giáo dục sáng tạo, giáo dục thích ứng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo”. Đây là những chủ trương quan trọng của Trung ương, là cơ sở chính trị quan trọng cho những đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo với sự tham gia của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo trong giai đoạn tới.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS Phùng Gia Thế, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho biết: Trải qua gần 60 năm thành lập, xây dựng và phát triển tại Xuân Hòa (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu, trở thành một trong những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có uy tín, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của cả nước. Với tổng số viên chức là 500 người, hiện Nhà trường đang đào tạo 19 ngành đại học, 17 chuyên ngành thạc sĩ, 05 chuyên ngành tiến sĩ và nhiều chương trình bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. 






 PGS.TS Phùng Gia Thế, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phát biểu chào mừng Hội thảo.

Mục tiêu tới năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trở thành một trong những trường đại học sư phạm hàng đầu của Việt Nam, là trường đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á về đào tạo giáo viên và kết nối với hệ thống các trường phổ thông, hướng tới các trường đại học sư phạm hàng đầu châu Á.

 Theo PGS.TS Phùng Gia Thế, để đạt được mục tiêu trên, vấn đề phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đặc biệt quan tâm và đã thành lập Ban đề án triển khai đến cấp khoa, tập huấn cho đội ngũ giảng viên cũng như hỗ trợ các em sinh viên tiếp cận nội dung.

Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở đào tạo và giảng viên tiên phong trong việc ứng dụng AI

Với 18 tham luận và nhiều ý kiến phát biểu, trao đổi tại Hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõ xu hướng phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo; kinh nghiệm quốc tế, thời cơ, thuận lợi, thách thức và định hướng đối với giáo dục và đào tạo Việt Nam. Thực trạng công tác đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.






PGS. TS. Nguyễn Văn Hiền, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trình bày tham luận “Đổi mới công tác đào tạo giáo viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong thời đại công nghệ số”. 

 Theo TS. Kim Mạnh Tuấn, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội): Quản trị cơ sở giáo dục ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay đang chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của công nghệ số, đặc biệt là AI. Cuộc cách mạng này không chỉ thay đổi cách chúng ta sống và làm việc mà còn làm thay đổi căn bản các phương pháp giáo dục và cách thức quản trị cơ sở giáo dục. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến này vào quản trị cơ sở giáo dục không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình quản lý mà còn nâng cao chất lượng giảng dạy, cải thiện sự tiến bộ của học sinh và chuẩn bị cho các em những kỹ năng cần thiết để thành công trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, để thực sự tận dụng được các cơ hội mà công nghệ mang lại, các cơ sở giáo dục cần phải đối mặt với những thách thức về hạ tầng, đào tạo và phát triển năng lực công nghệ, cũng như xây dựng các chiến lược quản trị linh hoạt và sáng tạo.

TS. Kim Mạnh Tuấn cũng lưu ý, việc áp dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo vào quản trị cơ sở giáo dục không thể được thực hiện một cách đồng nhất cho tất cả các cấp học mà phải có sự điều chỉnh phù hợp với từng cấp học và đối tượng học sinh.






TS. Kim Mạnh Tuấn, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày tham luận “Quản trị cơ sở giáo dục trong kỷ nguyên của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo: Cơ hội, thách thức và những khuyến nghị”. 

Đánh giá tác động của AI trong đào tạo giáo viên Ngữ văn, PGS.TS. Bùi Minh Đức, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho hay: AI cho thấy những tiềm năng to lớn trong đào tạo giáo viên Ngữ văn, nhất là trong việc tìm kiếm, phát triển nội dung, học liệu; phân tích văn bản; thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học thông qua các nhiệm vụ học tập sáng tạo, hấp dẫn, được xây dựng bằng các công cụ thông minh; hỗ trợ sinh viên sư phạm trong các hoạt động thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; tăng cường các năng lực đọc hiểu và tạo lập văn chương thông qua các hoạt động hỗ trợ kiến thức và cách thức đọc hiểu, đề xuất, gợi ý các ý tưởng, thao tác tạo lập văn bản hay chuyển thể các tác phẩm văn chương sang các loại hình nghệ thuật khác.

Tuy nhiên, việc lạm dụng AI cũng đặt ra những thách thức về vi phạm đạo đức xã hội, bản quyền hoặc kìm hãm sự phát triển các năng lực nghề nghiệp mang tính đặc thù của người giáo viên Ngữ văn, nhất là năng lực văn học, năng lực cảm xúc thẩm mỹ.






 PGS. TS. Bùi Minh Đức, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trình bày tham luận “Nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo giáo viên Ngữ văn tại một số cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam”.

Dựa trên việc phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước, qua khảo sát giảng viên và sinh viên ngành Ngữ văn về ứng dụng AI đào tạo giáo viên, nhóm tác giả nêu một số khuyến nghị để việc ứng dụng AI vào đào tạo giáo viên Ngữ văn hiệu quả hơn, như: Cần có chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang bị các phần mềm và công cụ AI hiện đại cho các cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có giáo viên Ngữ văn; Xây dựng hệ thống quản lý học tập tích hợp AI để hỗ trợ giảng dạy và học tập. Đồng thời, cần chú trọng tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng ứng dụng AI trong giảng dạy cho đội ngũ giảng viên; bổ sung nội dung đào tạo về AI và cách thức ứng dụng AI vào chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn; tích hợp AI trong phát triển chương trình và phương pháp đào tạo. Mặt khác, khuyến nghị các cơ quan quản lý giáo dục cần xây dựng và ban hành những hướng dẫn và quy tắc đạo đức về việc sử dụng AI trong giáo dục; xây dựng cơ chế, bộ công cụ đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng AI trong đào tạo giáo viên Ngữ văn…

“Việc triển khai các khuyến nghị trên cần được thực hiện có lộ trình, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở đào tạo, đồng thời cần có sự giám sát và đánh giá thường xuyên để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp”, PGS.TS. Bùi Minh Đức chia sẻ.






PGS.TS Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo. 

Nhấn mạnh ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo là xu thế tất yếu, PGS.TS Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cho rằng để triển khai hiệu quả thì phải đưa tư tưởng này lan tỏa trong đội ngũ giảng viên và học sinh, sinh viên. Thực tế cho thấy, hiện nay đội ngũ giáo viên, giảng viên trong lĩnh vực này đang được thu hút vào khu vực tư nhiều hơn.

Do đó, PGS.TS Mai Xuân Trường đề xuất cần có chế độ chính sách để thu hút, khuyến khích hỗ trợ tài chính cho các cơ sở đào tạo và giảng viên tiên phong trong việc ứng dụng AI để họ phát huy năng lực và nhân rộng đội ngũ này trong tương lai. Đồng thời, việc cập nhật, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trước sự phát triển của AI trong giáo dục và đào tạo là cần thiết.






GS. TS. Vũ Văn Hùng, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày tham luận “Trí tuệ nhân tạo, xu hướng phát triển và những tác động tới giáo dục và đào tạo”. 

Sớm hành động để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và AI

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Lê Huy Nam, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Sau hơn 3 giờ làm việc khẩn trương, khoa học, hầu hết các nội dung của Hội thảo đã được thực hiện. Các tham luận, ý kiến phát biểu, trao đổi đều rất chất lượng, mang đến cho người nghe nhiều thông tin mới, bổ ích.

Tóm tắt một số kết quả nổi bật của Hội thảo cùng một số khuyến nghị sau Hội thảo, đồng chí Lê Huy Nam nhấn mạnh: Trí tuệ nhân tạo đang tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thúc đẩy sự thay đổi toàn diện từ cách dạy, cách học cho đến cách quản trị nhà trường. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra nhiều nguy cơ cho giáo dục và đào tạo, như sự lệ thuộc quá mức vào công nghệ, giảm tính sáng tạo tự nhiên của học sinh, và nguy cơ mất đi mối tương tác con người trong quá trình dạy học. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo thiếu kiểm soát có thể dẫn đến bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực này, cần có chiến lược ứng dụng trí tuệ nhân tạo một cách hợp lý, đảm bảo sự cân bằng giữa công nghệ và yếu tố con người, đồng thời trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ an toàn cho cả giáo viên và học sinh. Các cơ sở đào tạo giáo viên, các trường sư phạm cần phải nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để không bỏ lỡ cơ hội chuyển đổi và bứt phá trong công tác đào tạo giáo viên của nhà trường với sự tham gia của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.






  Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Theo đồng chí Lê Huy Nam, Hội thảo khoa học “Đào tạo giáo viên trước tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo” là một trong những hoạt động có ý nghĩa nhằm triển khai thực hiện Kết luận số 91- KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ban Tổ chức hy vọng Hội thảo mang tới cho các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên cách nhìn mới về trí tuệ nhân tạo, về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo, về sự cấp bách, sự cần thiết phải hành động để công tác đào tạo giáo viên của các nhà trường sớm thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/giao-duc/dao-tao-giao-vien-truoc-tac-dong-cua-cong-nghe-so-va-tri-tue-nhan-tao-679073.html

Cùng chủ đề

Bà Harris phản bác tuyên bố của ông Trump về phụ nữ và thuế quan

Bà Harris cho rằng phụ nữ Mỹ không cần ông Trump làm "người bảo vệ", mà cần ứng viên đảng Cộng hòa tin tưởng vào khả năng tự đưa ra quyết định của họ. Theo CNN, trong ngày 25/9, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có cuộc phỏng vấn với MSNBC. Tại đây, bà Harris đã lên tiếng về những tuyên bố liên quan tới phụ nữ Mỹ gần đây của ông Donald Trump. "Vào năm 2016, ông Trump là người...

Xiaomi 14T Series chụp đêm cùng chất ảnh Leica, tích hợp AI… ra mắt tại Việt Nam

Sau thành công dẫn đầu phân khúc cận cao cấp của dòng Xiaomi 13T, Xiaomi tiếp tục giới thiệu bộ đôi smartphone thuộc Xiaomi 14T Series. Dòng Xiaomi 14T là thế hệ điện thoại mới, với những nâng cấp đặc sắc về công nghệ camera, màn hình hiển thị đi kèm khả năng hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao. Chia sẻ về các sản phẩm mới, ông Patrick Chou,...

Sau soát xét bán niên 2024, Novaland từ lãi thành lỗ hơn 7.300 tỷ đồng

Chiều 27/9, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã NVL) công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 với khoản lỗ 7.327 tỷ đồng, thay vì lãi 345 tỷ đồng như báo cáo tự lập. Cũng trong báo cáo, đơn vị kiểm toán độc lập nêu ý kiến về giả định hoạt động liên tục của Novaland. Theo giải trình của Novaland, nguyên nhân chủ yếu đến từ khoản trích lập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng tại Duyên hải Trung Bộ

 PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản...

Hai ứng cử viên bám đuổi sít sao tại các bang chiến địa

Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump ...

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia hướng đến chuyển đổi xanh

Phái đoàn giáo dục Australia đến thăm tổ hợp khu công nghiệp DEEP C (Đình Vũ) tại Hải Phòng....

Phát huy tinh thần đại đoàn kết, bản lĩnh và trí tuệ Việt

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân với thiếu nhi Việt Nam tại Cuba....

Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Chương trình nghệ thuật khai mạc hội chợ    ...

Bài đọc nhiều

Ngành hàng không lan tỏa giá trị tốt đẹp qua chương trình giao lưu với học sinh

Nếu chúng ta đầu tư hệ thống trang thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn hiện đại để bảo đảm an ninh, an toàn tốt nhất cho con người là đã hy sinh một phần lợi nhuận, lợi ích của doanh nghiệp hàng không; nhưng nếu những hệ thống trang thiết bị đó có những ảnh hưởng, tác động tới môi trường sống của con người thì chúng ta lại cần tiếp...

Trưởng phòng GDĐT, hiệu trưởng lên tiếng

Phụ huynh phản đối các khoản thu đầu năm học Trước đó, phụ huynh này chia sẻ, rất bất ngờ khi nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm về việc phân công phụ huynh tới trực nhật lớp vào 17h hàng ngày."Giáo viên cho biết...

Trường học kêu gọi đóng góp để phụ cấp cho bảo mẫu, TP Thủ Đức chỉ đạo dừng ngay

Chiều 26-9, tại họp báo kinh tế - xã hội thường kỳ, bà Nguyễn Thị Thu Hiền - phó Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức - đã thông tin về việc một số phụ huynh có con học tại trường tiểu học phản ánh nhà trường kêu gọi phụ huynh ủng hộ để chi trả phụ cấp tháng 8...

Cách học giúp nam sinh Việt trở thành thủ khoa toàn khoa tại đại học lâu đời nhất Đài Loan

Khoa cho biết lý do chọn Đài Loan xuất phát từ sự hứng thú về các chủ đề an ninh (security) và bản sắc (identity) đặc trưng của nơi này, cũng là nơi được coi là ‘điểm nóng’ của Châu Á - Thái Bình Dương. ...

Cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam – Australia hướng đến chuyển đổi xanh

Phái đoàn giáo dục Australia đến thăm tổ hợp khu công nghiệp DEEP C (Đình Vũ) tại Hải Phòng....

Nhiều trung tâm ngoại ngữ tăng học phí tùy tiện, chưa hợp lý

Cần công khai, minh bạch mức tăng học phíNgày 27-9, tại lễ tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - đã chỉ ra một số điểm còn tồn tại trong...

Đơn vị đầu tiên được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ TELC

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa chính thức ban hành Quyết định số 2610/QĐ-BGDĐT về việc "Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức TELC giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục BLA và Công ty TNHH IWU, Đức".

Hành trình đến trường trên những con thuyền không phao cứu sinh

Có mặt tại thôn Cao Thắng (xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) trưa ngày 25/9, PV Dân Việt ghi nhận có rất đông phụ huynh đang ngồi trên thuyền đợi con, em đi học về.Clip: Học sinh thôn Cao Thắng (xã Đức Long, huyện...

Mới nhất

Hơn 8 triệu lượt khách đến Bình Định trong 9 tháng năm 2024

Với mong quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là điểm đến ấn tượng của khách du lịch trong nước và quốc tế, năm 2024 Sở Du lịch đã chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định...

Metro số 1 TPHCM còn nhiều tồn tại, chưa đủ điều kiện nghiệm thu

Cơ quan thường trực Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng vừa có công văn gửi Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR - chủ đầu tư) về kết quả kiểm tra công tác chuẩn bị, rà soát hồ sơ hoàn thành công trình tại dự án metro...

Hải quân Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Gặp gỡ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Quỹ đầu tư Warburg Pincus muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Gặp gỡ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Quỹ đầu tư Warburg Pincus muốn mở rộng đầu tư vào Việt NamTrong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp ông Jake Siewert, Giám đốc toàn cầu - Chính sách công...

Mới nhất