Trang chủNewsThế giớiĐảo chính Niger thách thức ảnh hưởng phương Tây ở châu Phi

Đảo chính Niger thách thức ảnh hưởng phương Tây ở châu Phi


Vài ngày sau cuộc đảo chính ở Niger, hàng nghìn người tuần hành ở Niamey vẫy cờ Nga, hô khẩu hiệu phản đối Pháp và các đồng minh phương Tây.

Khi Tổng thống Mohamed Bazoum bị quân đội quản thúc tại dinh thự ở Niamey, các cuộc tuần hành ủng hộ đảo chính diễn ra rầm rộ ở thủ đô và nhiều khu vực khác của Niger. Đám đông hô vang “Putin muôn năm”, “đả đảo Pháp” khi đập phá cổng đại sứ quán Pháp ở Niamey.

Những hình ảnh này đã gây chấn động tại Điện Elysee cách đó hàng nghìn km. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đe dọa trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào công dân Pháp và lên án cuộc đảo chính là “hoàn toàn bất hợp pháp và nguy hiểm” cho cả Niger và toàn khu vực.

Mỹ và các nước phương Tây cũng chỉ trích cuộc đảo chính, trong khi Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia châu Phi (ECOWAS) cảnh báo can thiệp quân sự nếu ông Bazoum không được khôi phục quyền lực.

Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Bazoum, nói rằng Washington “sát cánh cùng người dân Niger” khi nước này đối mặt thách thức nghiêm trọng với nền dân chủ.





Người dân Niger vẫy cờ Nga và cầm bảng phản đối Pháp trong cuộc biểu tình ở thủ đô Niamey ngày 3/8. Ảnh: AFP

Người dân Niger vẫy cờ Nga và cầm khẩu hiệu yêu cầu Pháp rời khỏi châu Phi trong cuộc biểu tình ở thủ đô Niamey ngày 3/8. Ảnh: AFP

Đảo chính ở Niger chỉ là vụ mới nhất trong loạt cuộc chính biến gần đây ở châu Phi. Các chính quyền quân sự đã lên nắm quyền ở 5 quốc gia Tây và Trung Phi trong ba năm qua và những nước này đều từng là thuộc địa của Pháp.

Cuộc đảo chính Niger đã khiến phương Tây, đặc biệt là Pháp và Mỹ, mất đi một đồng minh quan trọng trong khu vực vốn nhiều bất ổn. Là quốc gia lớn nhất Tây Phi, Niger được coi là đối tác quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến chống các nhóm Hồi giáo cực đoan ở vùng Sahel, vành đai nằm ở phía nam sa mạc Sahara.

Mỹ triển khai khoảng 1.100 lính đồn trú ở Niger, cũng như thiết lập một căn cứ máy bay không người lái hỗ trợ quân đội Niger chống các nhóm nổi dậy liên kết với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda.

Quân đội Pháp cũng duy trì hai căn cứ thường trực ở vùng Sahel, trong đó một tại thủ đô Niamey. Đây là căn cứ chính cho Chiến dịch Barkhane, sáng kiến chống khủng bố của Pháp nhắm vào lực lượng nổi dậy trên khắp Sahel, gồm cả ở Burkina Faso.

Số vụ bạo lực liên quan tới các nhóm Hồi giáo cực đoan ở vùng Sahel đã tăng mạnh kể từ năm 2021, theo báo cáo được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Phi của Lầu Năm Góc công bố ngày 31/7.

Niger cũng là nguồn cung uranium hàng đầu cho Liên minh châu Âu và chiếm khoảng 5% nguồn cung toàn cầu, theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới.

Dù giàu tài nguyên, Niger vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhiều người Niger, đặc biệt là thế hệ trẻ, cho rằng chính sách khai thác và áp đặt ảnh hưởng của Pháp với cựu thuộc địa đã gây ra tình trạng nghèo đói của quốc gia Tây Phi này.

“Chúng tôi muốn nói với ông Macron rằng Niger thuộc về chúng tôi. Chúng tôi có thể làm gì mình muốn với đất nước này và đối phó với bất kỳ ai chúng tôi muốn”, Maman Sani, người biểu tình ủng hộ đảo chính, nói.





Vị trí Niger và vùng Sahel. Đồ họa: AFP

Vị trí Niger và vùng Sahel. Đồ họa: AFP

Làn sóng chống Pháp đã lan rộng trên khắp thuộc địa cũ của Pháp ở Tây và Trung Phi, theo Oluwole Ojewale, nhà phân tích của Viện Nghiên cứu An ninh (ISS) ở Nam Phi.

“Có cảm giác rằng dù đã giành độc lập, các nước này vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ Pháp”, Ojewale nói.

Trong nhiều thập kỷ, Pháp duy trì hiện diện ở nhiều quốc gia châu Phi từng là thuộc địa của họ trong mối quan hệ đặc biệt thường được gọi là Francafrique. Chính sách này thường bị chỉ trích là duy trì hoạt động thuộc địa kiểu mới, theo Stephanie Busari, nhà phân tích của CNN.

Đồng tiền franc Trung Phi (CFA) gây rất nhiều tranh cãi khi trở thành tiền tệ sử dụng ở 14 quốc gia Tây và Trung Phi, trong đó có Niger. Các quốc gia sử dụng CFA được yêu cầu cất trữ 50% nguồn dự trữ của họ tại Ngân hàng Trung ương Pháp. Trong khi Paris khẳng định hệ thống này thúc đẩy ổn định kinh tế, nhiều người nói rằng nó cho phép Pháp kiểm soát nền kinh tế của những nước sử dụng đồng CFA.

Đảo chính ở Niger diễn ra trong bối cảnh Nga và phương Tây đang cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt ở châu Phi, nơi giới chuyên gia nói rằng làn sóng phẫn nộ gia tăng ở những nước thuộc địa cũ của Pháp đã để ngỏ cánh cửa cho Moskva. Dù không có dấu hiệu nào cho thấy Nga kích động đảo chính ở Niger, Moskva đã tìm cách tận dụng tâm lý chống phương Tây ở khu vực trong những năm gần đây.

“Kể từ khi phát động cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã tăng cường nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng và Moskva gần như trở lại là một thế lực địa chính trị tại châu Phi. Điều đó khiến các cơ quan tình báo phương Tây lo lắng”, Remi Adekoya, nhà nghiên cứu về chính trị tại Đại học York ở Anh, nói.

Tập đoàn quân sự tư nhân Nga Wagner được xem là ví dụ về cách Nga duy trì và phát triển ảnh hưởng ở châu Phi.

Quan chức Mỹ cảnh báo Wagner có thể tìm cách tận dụng cuộc khủng hoảng ở Niger để tăng cường hoạt động tại châu Phi. Ông trùm Yevgeny Prigozhin ủng hộ cuộc đảo chính và đề nghị giúp đỡ lãnh đạo mới của đất nước.

“Những gì xảy ra ở Niger đã âm ỉ trong nhiều năm. Những kẻ thực dân cũ đang cố kiểm soát người dân châu Phi bằng cách biến những quốc gia này thành nơi đầy rẫy khủng bố. Điều đó tạo ra cuộc khủng hoảng an ninh khổng lồ”, Prigozhin nói.





Tống thống Vladimir Putin cùng các quan chức châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ở St. Petersburg ngày 28/7. Ảnh: Reuters

Tổng thống Vladimir Putin cùng các quan chức châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi ở St. Petersburg ngày 28/7. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo châu Phi ở St. Petersburg. Tại đây, ông lên án chủ nghĩa thực dân phương Tây và trao cho châu Phi nhiều khoản hỗ trợ, như giảm nợ cho Somalia, thiết lập phòng thí nghiệm y tế lưu động cho Uganda, tặng trực thăng tổng thống cho lãnh đạo Zimbabwe, cũng như hứa tặng ngũ cốc miễn phí cho 6 nước châu Phi.

Một trong những quốc gia nhận được hỗ trợ từ Nga là Burkina Faso, nơi đại úy Ibrahim Traore tiến hành cuộc đảo chính để lên nắm quyền vào tháng 10 năm ngoái. Kể từ đó, quốc gia này đã hoàn toàn quay lưng với Pháp.

Lãnh đạo 34 tuổi của Burkina Faso là nguyên thủ quốc gia trẻ nhất châu Phi và là một trong nhiều lãnh đạo chính quyền quân sự tại hội nghị thượng đỉnh ở St. Petersburg, trong đó ông cam kết “ủng hộ và duy trì tình hữu nghị” của nước này với Nga.

“Chúng tôi muốn muốn một thế giới đa cực và sự thay đổi hoàn toàn về đối tác”, Traore nói.

Thanh Tâm (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Quân đội Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi Niger

Trước đó, vào đầu năm nay, chính quyền quân sự Niger đã chấm dứt thỏa thuận cho phép lính Mỹ hoạt động tại nước này. Sau đó, hai bên thông báo rằng việc rút quân của Mỹ sẽ hoàn tất vào giữa tháng 9. ...

Mali, Burkina Faso và Niger sẽ ra mắt hộ chiếu liên minh mới

Ba quốc gia láng giềng thuộc Sahel này đã cùng tuyên bố vào tháng 1 rằng họ sẽ rời khỏi ECOWAS, một khối gồm 15 thành viên, mặc dù ECOWAS đã cố gắng thuyết phục họ thay đổi quyết định. Burkina Faso đã...

Liên minh 3 quốc gia Sahel “dứt tình” với ECOWAS chuẩn bị ra mắt hộ chiếu sinh trắc học mới

Liên minh của 3 quốc gia Sahel (AES) là Mali, Burkina Faso và Niger sẽ ra mắt hộ chiếu sinh trắc học mới với mục đích thống nhất các giấy tờ đi lại trong khu vực chung trong những ngày tới.

Niger cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine

Niger sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine "với hiệu lực tức thì". Đây là tuyên bố được ông Amadou Abdramane, người phát ngôn chính quyền quân sự Niger, đưa ra trên truyền hình quốc gia ngày 6-8. Trong một thông báo, ông Abdramane cho biết động thái này được thực hiện là bởi chính quyền Kiev đã ủng hộ "các tổ chức khủng bố" và kêu gọi Hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tăng cường giao lưu nhân dân giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina

Đại sứ Marcos Antonio Bednarski bày tỏ mong muốn tổ chức sự kiện về nhảy Tango tại Hà Nội để thế hệ trẻ Việt Nam có thể hiểu hơn về văn hóa của Argentina. Đại sứ cũng gợi ý, bộ môn bóng đá là một điểm mạnh của Argentina, qua đó có thể triển khai một chương trình hợp tác kỹ thuật cho bóng đá Việt Nam. Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND...

Mới nhất

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. ...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. ...

Cận cảnh máy bay Yak-130 được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Chiều 8/11, một lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết các đơn vị sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để có hướng xử lý tiếp theo. Theo đó,...

Họp triển khai ứng phó bão số 7

Sáng ngày 06/11, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phát tin cơn bão YINXING gần biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16; sáng ngày 08/11, bão YINXING đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2024. Hồi 13h00 ngày 08/11, vị trí tâm...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

(MPI) - Ngày 08/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì buổi làm việc với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng...

Mới nhất