Ông Zelensky coi đấy là “chưa từng có” và “bước ngoặt trong lịch sử châu Âu”. Anh là thành viên đầu tiên của nhóm G7 thực hiện quyết định chung của nhóm về đảm bảo an ninh cho Ukraine. Cách tiếp cận của G7 là Ukraine gia nhập NATO thì sẽ được NATO bảo hộ về an ninh, tức là sẽ được khối này tham chiến trực tiếp để đảm bảo an ninh. Khi Kyiv còn đứng ngoài NATO, từng thành viên của khối sẽ ký kết hiệp định an ninh song phương với Ukraine.
Anh thuộc những thành viên NATO hậu thuẫn nhiều nhất cho Ukraine cả về chính trị lẫn quân sự và tài chính trong cuộc xung đột với Nga. Vì thế, cũng không có gì là khó hiểu khi London đi đầu trong việc ký kết hiệp định an ninh với Kyiv theo định hướng chung nói trên của G7.
Đối với ông Zelensky, việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kyiv và ông Zelensky không thể không nhận thấy các nước phương Tây đang giảm dần sự ủng hộ, hậu thuẫn cho Kyiv trong cuộc xung đột đang diễn ra. Vì thế, cam kết viện trợ tài chính và cung cấp vũ khí của Anh tác động ngăn chặn đà suy giảm này và thúc ép các đồng minh khác duy trì hậu thuẫn Ukraine.
Điều còn quan trọng hơn thế đối với ông Zelensky là có thể coi hiệp định an ninh với Anh như cam kết của London về đảm bảo an ninh cho Kyiv. Vì thế, Tổng thống Zelensky mới so sánh hiệp định an ninh với Anh như cam kết của Mỹ đảm bảo an ninh cho Israel.
Đúng là Anh tăng cường viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine thật. Nhưng về phương diện cam kết đảm bảo an ninh thì hiệp định trên mang tính danh nghĩa hơn thực chất. Bởi trên thực tế, Anh đâu có đủ tiềm lực về mọi phương diện để bảo hộ được an ninh cho Ukraine.
Điểm xung đột: Nga muốn “vắt kiệt” phòng không Ukraine? Cột mốc đau thương ở Gaza