Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnĐánh thức tiềm năng ở vùng tàu cổ đắm

Đánh thức tiềm năng ở vùng tàu cổ đắm


VHO – Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có nhiều di sản địa chất được hình thành bởi hoạt động của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Ngoài những tuyệt tác thiên nhiên, nơi đây còn được mệnh danh là “nghĩa địa tàu đắm”.

Đánh thức tiềm năng ở vùng tàu cổ đắm - ảnh 1
Thắng cảnh Ba Làng An ở xã Bình Châu, điểm đến hấp dẫn với du khách

 Đây là tiềm năng lớn để địa phương xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch phù hợp, qua đó thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh. Theo TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, vùng đất Bình Châu rất nổi tiếng trong bản đồ của các giáo sĩ phương Tây vẽ đường hàng hải quốc tế với tên Ba Tân Gân và mũi Ba Tân Gân (ngày nay là mũi Ba Làng An)”.

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh, Bình Châu có truyền thống đi biển từ rất sớm, điển hình là khi đơn vị khai quật và tìm thấy dấu tích cư trú, mộ táng và nhiều đồ gốm, đồng, sắt,… tại di chỉ Suối Chình và Xóm Ốc tại huyện đảo Lý Sơn, cho thấy cư dân Bình Châu đã đi thuyền ra đảo và tiến ra khơi xa từ rất sớm. “Con đường đến với văn hóa Sa Huỳnh chính là xuất phát cư dân Bình Châu và đến nay, ngư dân vẫn nối tiếp truyền thống đi biển, bám biển. Mới đây, di tích địa điểm cư trú và mộ táng Sa Huỳnh tại xã Bình Châu được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh với diện tích khoanh vùng bảo vệ khoảng 20ha”, TS Khôi cho biết. Bình Châu có đầy đủ các điều kiện tự nhiên địa chất, di sản văn hóa, lịch sử địa phương, vì thế cần có giải pháp để quản lý bảo vệ, vận hành, phát triển nơi này. TS Khôi cho rằng, trước hết, địa phương cần phải có ban quản lý di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh của xã Bình Châu và xác định bảo tồn giá trị di sản gắn liền với giá trị nhân văn con người trong di sản đó.

Thời gian qua, thắng cảnh Hòn Nhàn, xã Bình Châu được nhiều du khách đến khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Đây được ví như “gành Đá Đĩa” thứ hai sau gành Đá Đĩa của tỉnh Phú Yên. Đảo đá được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa. Xung quanh Hòn Nhàn có nhiều rạn san hô đa dạng màu sắc. Hòn Nhàn cách bờ biển khoảng 10 – 15 phút đi tàu. Du khách có thể thuê tàu, ca nô của người dân địa phương ra đây đón bình minh hoặc hoàng hôn và hòa mình trong dòng nước biển trong vắt, nên thơ. Anh Bùi Văn Bình, xã Bình Châu cho biết, thắng cảnh Hòn Nhàn ngày càng thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ. Mỗi tuần, ca nô của anh đưa đón 2 – 3 đoàn khách, trung bình mỗi lượt 5 – 10 người. Anh mong muốn trong tương lai, Hòn Nhàn sẽ được đầu tư, khai thác phát triển du lịch xứng tầm, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.

Bà Nguyễn Thị Hảo, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu chia sẻ, Bình Châu có đủ tiềm năng giá trị du lịch lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; tuy nhiên, trong thời gian qua, địa phương chưa có một mô hình du lịch nào phù hợp, chủ yếu là người dân làm du lịch tự phát. “Việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng rất cần thiết dưới sự hỗ trợ của Sở VHTTDL cùng đơn vị hướng dẫn để định hình du lịch cộng đồng tại đây, phát triển giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng quản lý, khai thác và hưởng lợi”, bà Hảo nói. Trong suốt giai đoạn từ 1999 đến nay, hàng nghìn cổ vật được phát hiện từ những con tàu đắm tại khu vực biển Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Chẳng hạn vào năm 2012, ngư dân thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, phát hiện gốm sứ trong tàu cổ đắm. Dấu tích khai quật cho thấy tàu bị cháy trước khi chìm, bên trong có tiền thời Nguyên, có đồng tiền muộn nhất ở niên đại 1264-1295; năm 2014, cũng phát hiện một tàu cổ đắm, các hiện vật bị vỡ gồm tô, bát, đĩa có niên đại đầu thế kỷ XVII…, do đó nơi đây được ví như một “nghĩa địa tàu đắm”.

Ông Phạm Tấn Thị, thôn Phú Quý, xã Bình Châu cho rằng “tiềm năng địa phương rất nhiều nhưng nguồn vốn thì không có, người dân muốn phát triển cũng rất khó, do vậy cần có định hướng phát triển rõ ràng, chẳng hạn như bước đầu khai thác phát triển du lịch cộng đồng từ các thành viên Chi hội Cổ vật xã Bình Châu, từ đó lan rộng sang cộng đồng dân cư”. Để phát triển du lịch tại xã Bình Châu, Sở VHTTDL Quảng Ngãi đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Quảng bá du lịch cộng đồng, gắn với di chỉ văn hóa Sa Huỳnh tại xã Bình Châu”. Trong mô hình này, sản phẩm du lịch được hình thành dựa trên nền tảng di sản thiên nhiên và văn hóa sẵn có; sử dụng nguồn nhân lực bản địa; xây dựng sản phẩm dịch vụ và triển khai các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch gắn với bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa – lịch sử.

“Thông qua mô hình, sẽ thiết lập tour du lịch kết nối Bình Châu với các điểm đến lân cận phù hợp với loại hình tham quan, trải nghiệm địa chất, văn hóa biển đảo gắn với di chỉ văn hóa Sa Huỳnh tại xã Bình Châu. Đồng thời, xây dựng phương án hoạt động tổ hợp tác du lịch cộng đồng, nhằm hướng tới phát triển điểm du lịch cộng đồng ở xã Bình Châu, giúp người dân tham gia và phát triển kinh tế từ hoạt động du lịch”, Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/danh-thuc-tiem-nang-o-vung-tau-co-dam-105449.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vô số “hồ, ao”, gây nguy hiểm cho người và phương tiện

VHO - Danh thắng quốc gia Kim Sơn (xã Vĩnh An, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) không những có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị địa lý, kiến tạo địa chất, là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái. Nhưng nhiều năm qua, đường đến đây lại bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân và du khách tham quan danh thắng. Chúng tôi dạo quanh dọc tuyến đường...

Khắc phục xuống cấp, bảo tồn tối đa hiện trạng tự nhiên

VHO - Trước thực trạng xuống cấp và yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch, tại hội thảo mới diễn ra, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm...

Bình Định đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

VHO - Ngày 12.9, tại Trường Tiểu học số 1 Cát Tường, Sơt VHTT Bình Định phối hợp với UBND huyện Phù Cát tổ chức Lễ đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”. Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, nón ngựa Phú Gia từ lâu đã là một trong những sản phẩm thủ công truyền thống nổi...

Bảo tồn, quản lý công viên địa chất với chính sách phát triển bền vững

VHO - Sáng 12.9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cao Bằng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận, làm rõ một số hướng hợp tác mới.Theo đó, cần xác định cách tiếp cận tổng thể để thống nhất...

Phối hợp quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 10.9, UBND TP Đà Nẵng phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế họp bàn công tác quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tại buổi họp, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Phải có sự phối hợp giữa hai địa phương để có cách quản lý khai thác di tích Hải Vân Quan một cách tốt nhất, trên quan...

Bài đọc nhiều

Những Lớp Văn Hóa Đan Xen Tại Khu Di Tích Khảo Cổ Học 18 Hoàng Diệu

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, nằm phía Tây nền điện Kính Thiên, tựa như một kho báu ẩn sâu trong lòng đất, nơi lưu giữ và phản chiếu những lớp văn hóa đan xen qua hàng nghìn năm lịch sử. Bước chân vào khu di tích này, người ta như được đưa ngược dòng thời gian, cảm nhận rõ nét sự chuyển mình của các triều đại và những dấu ấn rực rỡ mà chúng...

Những điểm sáng của khảo cổ năm 2021

Năm 2021 ghi những dấu ấn tích cực của lĩnh vực khảo cổ, khi hàng loạt điểm khai quật đem lại những kết quả tích cực, như tìm được phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, hé lộ dần hình hài cung điện trong kinh thành Thăng Long xưa, tìm thấy những dấu tích cung điện thời...

Cùng chuyên mục

Những điểm sáng của khảo cổ năm 2021

Năm 2021 ghi những dấu ấn tích cực của lĩnh vực khảo cổ, khi hàng loạt điểm khai quật đem lại những kết quả tích cực, như tìm được phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, hé lộ dần hình hài cung điện trong kinh thành Thăng Long xưa, tìm thấy những dấu tích cung điện thời...

Những Lớp Văn Hóa Đan Xen Tại Khu Di Tích Khảo Cổ Học 18 Hoàng Diệu

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, nằm phía Tây nền điện Kính Thiên, tựa như một kho báu ẩn sâu trong lòng đất, nơi lưu giữ và phản chiếu những lớp văn hóa đan xen qua hàng nghìn năm lịch sử. Bước chân vào khu di tích này, người ta như được đưa ngược dòng thời gian, cảm nhận rõ nét sự chuyển mình của các triều đại và những dấu ấn rực rỡ mà chúng...

Vô số “hồ, ao”, gây nguy hiểm cho người và phương tiện

VHO - Danh thắng quốc gia Kim Sơn (xã Vĩnh An, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) không những có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị địa lý, kiến tạo địa chất, là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái. Nhưng nhiều năm qua, đường đến đây lại bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân và du khách tham quan danh thắng. Chúng tôi dạo quanh dọc tuyến đường...

Cổng Đoan Môn: Cánh Cửa Vàng Mở Lối Vào Vùng Đất Ngàn Năm Hoàng Thành Thăng Long

Cổng Đoan Môn, cánh cửa vàng dẫn vào lòng Hoàng thành Thăng Long, tựa như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng ngàn năm văn hiến của kinh đô xưa. Sừng sững qua bao thế kỷ, Đoan Môn không chỉ là một phần của quần thể kiến trúc hoàng gia mà còn lưu giữ hơi thở của những thời đại huy hoàng. Bước chân qua cánh cổng này, người ta như chạm vào quá khứ xa xăm, khi những...

Dựng cây nêu đón Tết ở Hoàng thành Thăng Long

Phong ấn hay phất thức là nghi thức gói ấn lại của các vị vua xưa, thể hiện việc dừng công việc để đón Tết. Tiến lịch là nghi lễ dâng lịch năm mới lên vua, và vua ban lịch cho bách tính, lấy đó làm căn cứ thực hiện mùa màng và các lễ tiết khác. Dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, đây...

Mới nhất

Đẩy mạnh phát triển “ngành công nghiệp không khói”

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, trong việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch nông nghiệp, đơn vị tiếp tục phối hợp cùng các địa phương hoàn...

Ấm áp tinh thần “tương thân, tương ái” của Petrovietnam tại Hòa Bình và Sơn La

Ấm áp tinh thần "tương thân, tương ái" của Petrovietnam tại Hòa Bình và Sơn La Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên BCH Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS); cùng các cán bộ, nhân viên Petrovietnam và các đơn vị. Điểm đến đầu...

Mới nhất