Trang chủNewsNhân quyềnĐánh thức những tiềm năng, đưa miền Tây Nghệ An thoát nghèo

Đánh thức những tiềm năng, đưa miền Tây Nghệ An thoát nghèo

Trong những năm qua, mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống cho người dân miền Tây được tỉnh Nghệ An xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của cả hệ thống chính trị.

Nỗ lực hỗ trợ miền Tây thoát nghèo

Qua 12 năm thực hiện, có thể khẳng định rằng, công tác vận động ủng hộ, hỗ trợ các xã nghèo miền Tây là một chủ trương đầy tính nhân văn, đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, xã nghèo của Nghệ An.

Để thúc đẩy, hỗ trợ miền núi phát triển, đưa đồng bào các Dân tộc thiểu số (DTTS) ở khu vực này tiến kịp miền xuôi, tỉnh Nghệ An có Đề án Giảm nghèo và giúp đỡ xã nghèo miền Tây từ năm 2011 nhằm huy động thêm nguồn lực cho các xã nghèo. 

Từ nguồn lực chương trình này kết hợp với Chương trình 135, mỗi năm, Nhà nước đầu tư từ 400-500 tỷ đồng để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cấp hạ tầng thiết yếu các xã, bản vùng đặc biệt khó khăn khu vực I, II, III ở các huyện miền Tây Nghệ An.

Điểm nhấn quan trọng trong công cuộc đồng hành cùng đồng bào miền Tây Nghệ An thoát nghèo, đó là việc giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, bản nghèo, xã nghèo… từng bước nâng cao đời sống. 

Theo đó, đã có nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở vùng đồng bằng, thành phố… nhận kết nghĩa, giúp đỡ các hộ nghèo, bản nghèo bằng việc hỗ trợ cây, con giống; hỗ trợ cơ sở vật chất, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở. 

Kể từ năm 2021, các Chương trình 134, 135 đã được tích hợp vào Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với 7 dự án và 11 tiểu dự án thành phần, theo đó thời gian qua cũng đã có hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo, nâng cao mức sống vùng miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An. 

Chỉ tính riêng kế hoạch nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024, là 603,73 tỷ đồng.

Từ các nguồn lực đó, bức tranh vùng miền núi Nghệ An đã thực sự đổi khác. Người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập.  

Cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS và miền núi Nghệ An tăng 1,4 lần so với năm 2020 và hiện đã đạt 4,19 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm 4,88% và hiện còn 29,15%.  So với giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Nghệ An đã có 18 xã và 136 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

 Theo ông Đoàn Hồng Vũ, Giám đốc Sở LĐ,TB&XH Nghệ An: Công tác giảm nghèo vùng miền núi Nghệ An đã có nhiều đổi mới, nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên. 

Đây là thành quả từ những nỗ lực của cả hệ thống chính trị chung tay chăm lo công tác giảm nghèo; đồng thời chứng minh rõ những giải pháp giảm nghèo đang đi đúng trọng tâm và đúng hướng. 

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn 5,2%, riêng các huyện miền núi là trên 15%, còn 76 xã đặc biệt khó khăn. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi các cấp chính quyền, sở ngành và các đơn vị, doanh nghiệp cần phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân, tương ái cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động vận động ủng hộ giúp đỡ các xã nghèo. 

Cùng đó, hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật; dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động để giúp đỡ các xã vươn lên thoát nghèo.

Đánh thức những tiềm năng, đưa miền Tây Nghệ An thoát nghèo - 1
Gia đình ông Lỳ Nỏ Pó, dân tộc Mông ở bản Na Niếng, xã Tri Lễ huyện Quế Phong, Nghệ An điển hình phát triển kinh tế hộ (Ảnh: Thu Hương)

Những mô hình hay để “đuổi” nghèo

Điểm nhấn quan trọng trong công cuộc đồng hành cùng đồng bào DTTS miền Tây Nghệ An thoát nghèo, đó là việc giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, bản nghèo, xã nghèo… từng bước nâng cao đời sống. 

Theo đó, đã có nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở vùng đồng bằng, thành phố… nhận kết nghĩa, giúp đỡ các hộ nghèo, bản nghèo bằng việc hỗ trợ cây, con giống; hỗ trợ cơ sở vật chất, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở. Năm 2023, đã ủng hộ 13.566,54 triệu đồng, ủng hộ các xã nghèo 4.297,20 triệu đồng, Hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà cho hộ nghèo 42.529,11 triệu đồng. 

BCH Bộ đội BP tỉnh Nghệ An XD 8 mô hình chăn nuôi bò nái, 3 mô hình chăn nuôi Lợn nái, 10 bể nước sạch, 4 giếng khoan, chương trình nâng bước em đến trường, con nuôi biên phòng…

Điển hình như, Đồn biên phòng Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã hỗ trợ thả 20 kg cá giống cho hộ gia đình ông Hoa Phò Ngành (trú ở bản Xốp Lau, xã Mường Ải) theo mô hình phát triển kinh tế VAC giúp dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo do đơn vị nhận hỗ trợ, giúp đỡ. 

Đánh thức những tiềm năng, đưa miền Tây Nghệ An thoát nghèo - 2
Đồn biên phòng Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã hỗ trợ thả 20 kg cá giống cho hộ gia đình ông Hoa Phò Ngành (trú ở bản Xốp Lau, xã Mường Ải) (Ảnh: Thu Hương)

Già làng Hoa Phò Ngành chia sẻ: Mới đây, gia đình đã có thêm 2 ao cá do Đồn Biên phòng Mường Ải hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Từ nuôi trâu bò và thả cá, trung bình gia đình có thu nhập khoảng 60-70 triệu đồng mỗi năm. 

Gia đình ông Lỳ Nỏ Pó, dân tộc Mông ở bản Na Niếng là điển hình phát triển kinh tế hộ có tiếng ở xã Tri Lễ, huyện 30a Quế Phong, với mô hình chăn nuôi và trồng rừng… thu nhập bình quân 200 – 300 triệu đồng mỗi năm.

 Ông là tấm gương về sự cần cù lao động, sản xuất giỏi, vươn lên làm giàu cho gia đình. Từ khai hoang diện tích đất trống để trồng lúa nước tại bản Pà Khốm, xã Tri Lễ với năng suất lúa nước của gia đình đạt từ 45 – 47 tạ/ha, đem lại thu nhập khoảng 25 – 27 triệu đồng mỗi năm. 

Có thể thấy, công tác giảm nghèo, là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Bằng cách lồng ghép các cơ chế, chính sách, chính quyền và Nhân dân các địa phương khu vực miền tây Nghệ An, không ngừng nỗ lực để công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả thiết thực nhất.  

Hiệu quả quan trọng từ các chính sách giảm nghèo là đã khơi dậy sức mạnh nội lực huy động nguồn lao động tại chỗ, nâng cao ý thức xóa đói nghèo trong đồng bào các DTTS vùng miền Tây xứ Nghệ.



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/xoa-doi-giam-ngheo/danh-thuc-nhung-tiem-nang-dua-mien-tay-nghe-an-thoat-ngheo-20241120111946539.htm

Cùng chủ đề

Làm rõ nguyên nhân vì sao số ca mắc sởi tăng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội làm rõ nguyên nhân số ca mắc sởi trên địa bàn tiếp tục gia tăng. Tin mới y tế ngày 19/11: Làm rõ nguyên nhân vì sao số ca mắc sởi tăngTrung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội làm rõ nguyên nhân số ca mắc sởi trên địa bàn tiếp tục gia tăng. Hà Nội tìm...

Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Hoàng Quốc Cường đạt chuẩn Phó giáo sư

Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Hoàng Quốc Cường được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024 ngành Y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa vinh danh các cá nhân được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024. Năm nay, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách 615 ứng viên đủ điều kiện được xét công nhận...

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình. Đứng trước thách thức bởi sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, người máy, internet vạn vật, dữ liệu lớn, trường học ảo,.... đã nhiều người đặt câu hỏi về vai trò của thầy cô giáo trong...

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo nhiều chiêu trò trốn thuế và yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát nhập khẩu mặt hàng thép. Ngày 20/11, thông tin từ Tổng cục Hải Quan cho biết, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số công văn hướng dẫn, chấn chỉnh Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát gian lận trong khai báo tên...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Dominicana

Sáng 20/11 giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona và chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-hoi-dam-voi-tong-thong-dominicana-post994615.vnp

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất 3 bảo đảm xóa nghèo toàn cầu tại G20

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo. Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo theo sáng kiến của Brazil, đồng thời tham dự phiên thảo luận...

Để với người dân, mỗi ngày đều là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, tiếp tục chung tay, phấn đấu thực hiện các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo..., để trong thời gian tới, với người dân mỗi ngày đều là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Những ngôi nhà tình nghĩa được trao tặng không chỉ là cơ sở vật chất giúp các hộ gia đình từng bước ổn định cuộc sống, mà trên hết là biểu tượng cho sự đoàn kết, chung tay,...

Thủ tục hành chính: Rào cản vô hình “bó chân” doanh nghiệp

(LĐXH) - Nhiều thủ tục hành chính (TTHC) đã được giảm bớt, thời gian tiếp cận cũng nhanh hơn song người dân và doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào sự quyết tâm mạnh mẽ trong tháo gỡ các rào cản về giấy phép. Bên cạnh đó còn có tháo gỡ rào cản về điều kiện kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.38% doanh nghiệp vẫn...

Nghệ An khẳng định bước tiến đột phá về bình đẳng giới

Lễ phát động Tháng hành động là sự kiện mở đầu cho chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.  Sáng 20/11, tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ phát động thánh hành động Vì Bình đẳng giới (BĐG) và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với...

Tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến từ năm 2024

Có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng một số danh hiệu thi đua. Cụ thể gồm: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh; chiến sĩ thi đua cơ sở; lao động tiên tiến; chiến sĩ tiên tiến.Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá...

Bài đọc nhiều

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và...

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là Quyết định 1252) tại tỉnh...

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn “tà đạo, đạo lạ”, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Công tác đấu tranh xóa bỏ các loại hình tà đạo, đạo lạ tại tỉnh Tuyên Quang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt đến ngày 14/6/2024 đã xóa bỏ hoàn toàn 12/12 loại hình tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xong trước 76 ngày so với kế hoạch đề ra, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 19/11,...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất 3 bảo đảm xóa nghèo toàn cầu tại G20

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo. Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo theo sáng kiến của Brazil, đồng thời tham dự phiên thảo luận...

Để với người dân, mỗi ngày đều là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, tiếp tục chung tay, phấn đấu thực hiện các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo..., để trong thời gian tới, với người dân mỗi ngày đều là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Những ngôi nhà tình nghĩa được trao tặng không chỉ là cơ sở vật chất giúp các hộ gia đình từng bước ổn định cuộc sống, mà trên hết là biểu tượng cho sự đoàn kết, chung tay,...

Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Trẻ em là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng khí hậu.

Thủ tục hành chính: Rào cản vô hình “bó chân” doanh nghiệp

(LĐXH) - Nhiều thủ tục hành chính (TTHC) đã được giảm bớt, thời gian tiếp cận cũng nhanh hơn song người dân và doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào sự quyết tâm mạnh mẽ trong tháo gỡ các rào cản về giấy phép. Bên cạnh đó còn có tháo gỡ rào cản về điều kiện kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.38% doanh nghiệp vẫn...

Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ Đắk Nông rồi chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều năm qua, rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt đã điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện; đồng thời, tạo nguồn thuỷ sản phong phú và đánh thức nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương.Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào...

Mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và...

Hút thuốc lá thời gian dài tăng nguy cơ mắc những vấn đề khác nhau về sức khoẻ tâm thần

Theo Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người hút, không chỉ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe...

Bí quyết diện đồ giúp các cô giáo có vẻ ngoài thanh lịch

(Dân trí) - Nữ giáo viên hiện đại nên lựa chọn những bộ váy liền, suit hay áo sơ mi phối cùng quần ống suông... mang tông màu nhẹ nhàng để có được hình ảnh sang trọng, quý phái. Có thể nói, ngày 20/11 không chỉ là dịp tri ân, mà còn là cơ hội để các nữ giáo viên...

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn tiếp Đại sứ Angola tại Việt Nam

Cùng dự buổi làm việc, về phía Petrovietnam có đại diện các ban ban/Văn phòng Tập đoàn; cùng đại diện PVEP. Toàn cảnh buổi làm việc Tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã thông tin tới Ngài Đại sứ về tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Trong đó, Petrovietnam hoạt...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các quốc gia dự G20

Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi thẳng thắn, tích cực với lãnh đạo các nước Malaysia, Anh, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Mexico, Paraguay, Nam Phi, Nigeria, Angola, Tanzania,...

Mới nhất