Trang chủKinh tếNông nghiệpĐánh liều "nuôi con rồng xanh ra quả đỏ", nông dân Mường...

Đánh liều “nuôi con rồng xanh ra quả đỏ”, nông dân Mường Động ở Hòa Bình bất ngờ giàu hẳn lên


Clip: Ông Bùi Văn Bình, Tổ hợp tác cây thanh long Đông Bắc, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây thanh long.

Chúng tôi có dịp đến thăm Tổ hợp tác cây thanh long Đông Bắc, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi. Hiện nay, Tổ hợp tác đang có 15 thành viên tham gia trồng cây thanh long với diện tích 4,5ha theo hướng VietGAP.

Vườn trồng thanh long đẹp như phim

Ông Bùi Văn Bình (SN 1962), Tổ trưởng Tổ hợp tác cây thanh long Đông Bắc cho hay, cây thanh long được ông mang về trồng đầu tiên ở xã Đông Bắc cách đây 10 năm. Hiện, gia đình ông đang trồng 500 gốc cây thanh long với tổng diện tích 0,45ha.

Triển vọng từ cây thanh long trên đất Mường Động Hòa Bình- Ảnh 1.

Hiện, gia đình ông Bình đang trồng 500 gốc cây thanh long với tổng diện tích 0,45ha. Ảnh: Phạm Hoài.

Trước đây, ở xóm Đồng Nang còn nhiều cây nên có nước thường xuyên, nên gia đình ông trồng lúa 1 vụ. Sau cây cối bị chặt nhiều nên đất đai dần cằn cỗi không trồng lúa được nên ông chuyển sang trồng ngô, mía nhưng hiệu quả không cao. 

Năm 2004, ông Bình cất công xuống huyện Lạc Thủy để tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng cây thanh long ở đấy, sau đó mua giống về trồng. Sau nhiều năm, thấy hiệu quả kinh mà cây thanh long mang lại, nhiều hộ dân trong xóm đã chuyển sang trồng cây thanh long.

Theo ông Bình, cây thanh long có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét.

Trước khi trồng cây thanh long phải chuẩn bị cây trụ bê tông. Các trụ bê tông được chôn với khoảng cách khoảng 3m x 3m. Cây thanh long sẽ được trồng vào tháng 11-12. Sau khoảng 18 tháng, cây thanh long sẽ cho ra bói. Đến năm thứ 3, cây bắt đầu cho thu hoạch ổn định.

Triển vọng từ cây thanh long trên đất Mường Động Hòa Bình- Ảnh 2.

Theo ông Bình, cây thanh long được trồng vào tháng 11-12, sau khoảng 18 tháng cây sẽ ra quả bói; đến năm thứ 3, cây bắt đầu cho thu hoạch ổn định. Ảnh: Phạm Hoài.

Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây thanh long, ông Bình cho hay, cuối vụ thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 1 sang năm, khi hoa thanh long không còn nở, lúc đấy sẽ bắt đầu nuôi mầm. Khi cây ra mầm, mỗi cây chỉ để khoảng 15-20 mầm trên một đỉnh trụ. Thời gian này cần làm cỏ và bón phân chuồng, phân gà và NPK cho cây.

Vào tháng 4, khi cây bắt đầu ra nụ, tiến hành tỉa bớt nụ chỉ để mỗi cành từ 1 -2 nụ. Mỗi gốc để khoảng 25- 30 nụ. Sau khoảng 1 tháng nụ sẽ nở hoa. Sau đó 1 tháng quả thanh long sẽ chín và bắt đầu cho thu hoạch.

Cây thanh long thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12. Nếu chăm sóc tốt, mỗi tháng cây thanh long sẽ cho thu hoạch 2 lứa. Sau các đợt thu hoạch, cần bổ sung cho cây từ 2 – 3 lạng NPK để cây hồi sức và cho ra nụ, hoa mới.

Trồng cây rồng xanh ra quả đỏ, đếm tiền “ngon” hơn trồng ngô, sắn

Cũng theo ông Bình, cây thanh long hay bị bệnh thối cành, vì vậy khi có hiện tượng này phải tiến hành cắt bỏ ngay. Điều quan trọng nhất của việc trồng thanh long theo hướng VietGAP là khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo thời gian cách ly theo đúng quy định trước thu hoạch từ 10 – 15 ngày.

Triển vọng từ cây thanh long trên đất Mường Động Hòa Bình- Ảnh 3.

Mỗi năm, với 500 gốc thanh long, gia đình ông Bình thu được 10 tấn quả. Với giá thương lái thu mua khoảng 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về khoảng 120-150 triệu đồng. Ảnh: Phạm Hoài.

“So với các loại cây trồng khác, quả cây thanh long rất dễ bán, lứa này bán không được giá thì lứa sau lại bán được với giá cao. Thanh long có cân nặng trên 4 lạng sẽ được thương lái ở tỉnh Hải DươngHà Nội đến tận nơi thu mua với giá 20.000 đồng/kg. Cây thanh long có thời gian thu hoạch dài ngày nên dễ tiêu thụ”, ông Bình cho hay.

Được biết, mỗi năm, với 500 gốc thanh long, gia đình ông Bình thu được 10 tấn quả. Với giá thương lái thu mua khoảng 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Bình thu về khoảng 120-150 triệu đồng.

Là thành viên trong Tổ hợp tác, gia đình ông Bùi Văn Tình, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc hiện trồng 700 gốc cây thanh long với diện tích 0,5ha. Hiện, cây thanh long đang giúp gia đình ông có thu nhập ổn định.

Ông Tình chia sẻ: “Để cây thanh long phát triển tốt, hằng năm, gia đình tôi tiến hành phát cỏ và bón phân định kỳ 4 lần/năm. Phân bón được sử dụng là phân chuồng hoặc phân gà cộng với bón phân hữu cơ. Hiện nay, gia đình tôi sử dụng phân gà vì nó giúp làm tơi đất, giúp cây khỏe hơn.

Theo chu kỳ, hằng năm, cây thanh long cho thu hoạch quả từ tháng 6 đến tháng 12. Mỗi tháng có thể thu hoạch được 2 lứa nếu chăm sóc tốt. Mỗi năm từ việc bán quả thanh long, gia đình tôi thu về được khoảng 200 triệu đồng. So với các loại cây trồng khác, cây thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập ổn định hơn”.

Ngoài hộ gia đình ông Bình, ông Tình, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đông Bắc đã chuyển sang trồng cây thanh long, bước đầu cây thanh long đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình này.

Triển vọng từ cây thanh long trên đất Mường Động Hòa Bình- Ảnh 4.

So với các loại cây trồng khác, cây thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập ổn định hơn cho người dân trên địa bàn xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi. Ảnh: Phạm Hoài.

Bà Nguyễn Thị Minh Anh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) cho hay, toàn huyện Kim Bôi hiện nay có gần 30ha cây thanh long, trong đó, xã Đông Bắc có 10ha. 

Thanh long là cây trồng huyện định hướng để phát triển mở rộng, bởi cây thanh long không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mà loài cây trồng này còn phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương.

Tuy vậy, chi phí đầu tư ban đầu còn hơi cao nên đa phần người dân còn e ngại. Để phát triển và nhân rộng diện tích cây thanh long, huyện sẽ tiếp tục định hướng các hộ sản xuất nhỏ lẻ liên kết thành lập Hợp tác xã, sản xuất theo chuỗi giá trị; hỗ trợ vay vốn, chứng nhận quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP; tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long… Đồng thời, hỗ trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua các hội chợ do huyện, tỉnh tổ chức.





Nguồn: https://danviet.vn/danh-lieu-nuoi-con-rong-xanh-ra-qua-do-nong-dan-muong-dong-o-hoa-binh-bat-ngo-giau-han-len-20240823132505129.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cùng chuyên mục

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Mới nhất

Không ảnh hưởng đến doanh nghiệp

(NLĐO) - Bảng giá đất mới thực tế không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhất là khối sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp bất động sản… ...

Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc

Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc. Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc Trong vòng...

Để Việt Nam Xanh là hành trình cần có sự đồng hành và nỗ lực của cả cộng đồng

Đó là thông điệp mà Đại sứ Việt Nam Xanh - hoa hậu H'Hen Niê, cùng với đại diện của nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang thực hành tiêu chí ESG, hướng đến mục tiêu NetZero đã mang đến người tham dự Ngày...

Nghiên cứu khoa học giảng viên trẻ và sinh viên: Trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu tốt hơn trước

Năm nay có những nghiên cứu mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và số lượng bài báo công bố quốc tế tăng. Đặc biệt, trình bày tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học tốt hơn những năm trước. ...

Hai năm, Quảng Ngãi có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên mang thai

Trong hai năm qua, có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên ở Quảng Ngãi mang thai. Có trường hợp chưa đến 13 tuổi. ...

Mới nhất