Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVĐánh giá tác động của mô hình cơ sở giáo dục chất...

Đánh giá tác động của mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Đối với dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), vấn đề được nhiều đại biểu đồng tình và cho ý kiến tại hội trường là về quy định mở rộng nguồn, đẩy mạnh thực hiện cơ chế thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh tư pháp; bổ sung luật sư, giảng viên đại học… là “nguồn” để tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Điều 96 dự thảo Luật quy định rất chặt chẽ các điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Đáng chú ý, khoản 2 điều này đã mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Cụ thể, người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao khi thuộc một trong những trường hợp: Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức Trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao; Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng: “Nhiều nước trên thế giới đều quy định nội dung này khi tuyển chọn Thẩm phán. Vì nếu tận dụng được nguồn lực này thì sẽ giúp Tòa án nâng cao được chất lượng trong hoạt động xét xử bởi họ có trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp, có trải nghiệm. Tòa án không phải đào tạo mà lại có nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá, hồ sơ dự thảo Luật đã được chuẩn bị rất công phu, đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thể hiện được tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Kết luận của Bộ Chính trị. Đó là tăng cường phân cấp, phân quyền, có cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô; trọng tâm là lĩnh vực đầu tư tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách, có cơ chế hợp tác công tư về quy hoạch đất đai, tổ chức bộ máy, tạo sự sáng tạo, tinh thần chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ đô.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Thị Tuyết Nga phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Quan tâm đến quy định về xây dựng, phát triển và mở rộng mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao tại Điều 22 của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) chỉ rõ, đây là quy định khác với quy định về cơ sở giáo dục trong pháp luật giáo dục. Vấn đề này đã được báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu. Dự thảo Luật đã đưa ra mô hình chưa được sử dụng trong Luật Giáo dục, trong đó có cơ sở giáo dục chất lượng cao; chưa làm rõ tiêu chí được công nhận chất lượng cao.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, thực tiễn cho thấy, việc triển khai mô hình trường phổ thông công lập chất lượng cao, học phí cao đang là mối băn khoăn của nhiều cử tri Hà Nội. Mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao đang triển khai chủ yếu ở dạng cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tại Hà Nội năm học 2023 – 2024 là từ 5 – 6,1 triệu đồng/học sinh/tháng (chưa kể các khoản đóng góp khác). Hiện nay, nhiều trường công có chất lượng đang làm Đề án thành trường chất lượng cao. Nhiều phụ huynh, học sinh rất lo lắng vì học phí cao trong lúc điều kiện gia đình không đảm bảo và bối rối vì chưa biết sẽ chuyển con sang trường học nào.

Đại biểu đề nghị, Chính phủ cân nhắc thêm về việc phát triển mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao; đánh giá tác động lâu dài, bảo đảm môi trường giáo dục công bằng, không trái các quan điểm chung về giáo dục và nguyên tắc chung về trường công lập. Song song với đó, Hà Nội cần tập trung xây những trường chuẩn Quốc gia mẫu mực, tạo sức lan tỏa cho giáo dục phổ thông cả nước và đầu tư mạnh hơn nữa cho việc xây dựng các trường mầm non, phổ thông công lập; đáp ứng yêu cầu mọi trẻ em đều được đến trường phổ thông theo nguyện vọng.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội; giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, phân quyền cho HĐND thành phố Hà Nội quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố bảo đảm tiêu chí, điều kiện theo quy định; giao UBND thành phố quy định việc điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức và vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý…

Về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn cho thành phố Hà Nội so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xác định rõ các chính sách đặc thù cần được áp dụng, quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, trình tự, thủ tục thực hiện để vừa thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố vừa có cơ chế để thực hiện và kiểm soát việc thực thi.

TTXVN/Báo Tin tức (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/danh-gia-tac-dong-cua-mo-hinh-co-so-giao-duc-chat-luong-cao-20240528200318612.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Chiều 19/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Phát biểu tại cuộc tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. 1. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng,...

Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Thái Lan từng bước đi vào chiều sâu, đạt được hiệu quả thiết thực

Tối 18/12, tại Khách sạn Athanee, Bangkok, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Thái Lan đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, tới dự buổi lễ chúc mừng Quân đội Nhân dân Việt Nam có...

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Một biểu tượng của sự anh hùng và phát triển

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, kế thừa, phát huy tinh thần yêu nước, tinh hoa nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh, luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, xứng đáng là...

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Nhịp cầu văn hóa Việt Nam – Lào

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 19/12 tại thủ đô Viêng Chăn, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào, Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du và Đoàn nghệ thuật 19/5 phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật “Màu hoa Đỏ”. Tham dự sự kiện có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào; đại diện...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng: ‘Thay vì phải làm rất nhiều việc, chỉ cần một việc là thay người’

Nhấn mạnh đến vấn đề con người, tổ chức thực hiện, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nếu chỉ thay thế một vài người trong bộ máy lãnh đạo của một đơn vị như đường sắt, PVN, EVN thì sẽ thay đổi hẳn theo hướng tích cực. Chiều 25.5, tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian nói về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của...

Đại biểu: Nếu được làm lại thì gói VAT nên giảm đồng loạt 8% sẽ tốt hơn

(Dân trí) - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao chính sách giảm 2% thuế VAT theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội. Chính sách giảm 2% thuế VAT có tác dụng kép Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về...
14:22:31

Đại biểu hiến kế giải pháp hạ nhiệt giá vé máy bay

Giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến phát triển du lịch nội địa và nhu cầu đi lại của nhân dân. Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, một số đại biểu hiến kế để giải quyết tình trạng này. Truyền hình Quốc hội Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=ySdBnXuhL50

Phát ngôn ấn tượng kinh tế xã hội 29/5

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn ấn tượng tại nghị trường trong ngày thảo luận hôm nay (29/5). Truyền hình Quốc hội Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=4mWhzpCneAQ

Bộ Công an: Dao để nấu ăn, đi rẫy… thì không phải khai báo

Bộ Công an cho biết, trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không phải khai báo. Ngày 3.6, kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV tiếp tục làm việc, thảo luận ở hội trường về dự án luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).  Trước đó, Bộ Công an - cơ quan soạn thảo - đã có báo...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó,...

Việt Nam SuperPortTM và Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm logistics

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPortTM, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) thành lập Phòng thí nghiệm logistics tiên tiến và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam.

Hướng đi sáng tạo cho truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

Sáng ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam, tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo...

Thêm hai ca ghép tủy đồng loại thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế

NDO - Các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế vừa ghép tế bào gốc đồng loại thành công hai bệnh nhi ở Quảng Trị và Đà Nẵng mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mở ra nhiều cơ hội sống cho các bệnh nhân khác. Ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đội...

Mới nhất

Cá kho làng Vũ Đại