Trang chủPolitical ActivitiesĐánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai...

Đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023

Chiều 26/12, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức Phiên họp “Đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023”. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn – Trưởng Tiểu ban Giáo dục đại học chủ trì phiên họp.

Tham dự phiên họp có Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Ủy viên Tiểu ban Giáo dục đại học và một số ủy viên của các Tiểu ban chuyên môn thuộc Hội đồng; đại diện một số cơ quan, ban ngành trung ương; lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học; các chuyên gia, nhà khoa học.

Quang cảnh phiên họp

Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34), có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019.

Luật số 34 được ban hành với 8 điểm mới cơ bản, như: xác định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), tiệm cận với xu hướng quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam; tạo ra sự bình đẳng giữa cơ sở GDĐH công lập và tư thục, thúc đẩy sự phát triển của GDĐH tư thục; tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH; mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả tự chủ đại học, gắn với trách nhiệm giải trình; đổi mới quản trị đại học, đảm bảo thực quyền của hội đồng trường với vai trò là cơ quan quản trị hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế; đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tài sản, các cơ sở GDĐH tự chủ xây dựng và quyết định mức học phí đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo và công bố công khai; đổi mới quản lý đào tạo; đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học…

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết: Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại phiên họp

Trong đó, yêu cầu khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học đủ năng lực, trình độ đáp ứng việc giảng dạy lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ chip bán dẫn, vi mạch, kỹ thuật và công nghệ then chốt…

Vì vậy, việc đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023 phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW”.

Trước đó, xuất phát từ tình hình thực tiễn, Thường trực Chính phủ thống nhất giao Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát và sơ kết 5 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học và văn bản pháp luật liên quan, báo cáo Chính phủ năm 2024.

Thứ trưởng mong muốn các đại biểu có những đóng góp, phân tích, đánh giá, tập trung vào những vấn đề lớn, có tính cấp bách, lâu dài, giúp Bộ GDĐT có báo cáo đầy đủ, ngắn gọn súc tích để báo cáo Chính phủ, tiến tới xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung, phù hợp với tình hình mới.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Thu Thủy báo cáo tại phiên họp

Báo cáo tóm tắt về việc đánh giá sơ kết thực hiện Luật GDĐH giai đoạn 20192023, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, qua 5 năm thực hiện, Luật GDĐH cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển GDĐH, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về GDĐH, nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH, bảo đảm sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế – xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật GDĐH đã không còn phù hợp so với yêu cầu thực tiễn.

Tại phiên họp, các đại biểu thống nhất cao Luật số 34 với việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện tự chủ đại học, được đánh giá là một chủ trương đúng đắn, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều cơ sở GDĐH thực hiện tự chủ trong thời gian qua. Đồng thời có những đóng góp, chỉ ra vướng mắc, bất cập, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành Luật GDĐH trong thời gian tới.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội trao đổi tại phiên họp

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, thời gian qua, thực hiện Luật số 34 với quy định về tự chủ đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, như: tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; số cán bộ giảng dạy tăng; giảm số lượng cán bộ hành chính; tăng 10% chương trình đào tạo bằng tiếng Anh trong 4 năm qua, rà soát đổi mới các chương trình đào tạo; hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp được thúc đẩy; phát triển hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất cho người thầy và người học; mô hình tổ chức được tinh gọn với 40 đơn vị thuộc, trực thuộc. Tự chủ đại học trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, sáng tạo, khởi nghiệp và hợp tác quốc tế với Đại học Bách khoa Hà Nội là rất lớn.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số khó khăn trong thực hiện Luật số 34 như: chưa có quy định cụ thể về gắn kết giữa hoạt động đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học; thiếu quy định về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ chế đặt hàng nghiên cứu với những lĩnh vực đặc thù phục vụ phát triển đất nước; chưa xây dựng quy định cụ thể hỗ trợ việc tuyển dụng, thu hút nhân tài, các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội ghi nhận những đánh giá chi tiết, chính xác, nhận diện các vấn đề cần sửa đổi của Luật số 34 của Bộ GDĐT.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại phiên họp

Khẳng định Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 và sau đó là Luật số 34 đã  mở ra hệ thống pháp lý rất tốt cho GDĐH, tạo căn cứ cho các cơ sở GDĐH thực hiện tốt hơn, GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho rằng, cần đưa các trường cao đẳng thuộc giáo dục đại học để đảm bảo tính hệ thống và phân tầng cơ sở giáo dục đại học nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quản lý nhà nước.

GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên đánh giá, hiện nay, các cơ sở giáo dục có năng lực không đồng đều nhau về nguồn nhân lực chất lượng cao, do vậy, việc cần thiết ban hành Luật trong bối cảnh thực hiện vai trò dẫn dắt hệ thống, đảm bảo đầu ra thống nhất và công bằng. Đồng thời, đề xuất bổ sung giao trách nhiệm Bộ chủ quản phải ban hành chuẩn theo Luật, để minh bạch, rõ ràng trong quản lý nhà nước; cần làm rõ rõ tự chủ bộ máy, tổ chức với tự chủ tài chính là điều kiện của tự chủ học thuật chuyên môn… 

GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên phát biểu tại phiên họp

GS.TS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần thiết ban hành sửa đổi Luật số 34, bởi chúng ta đang hướng tới kỉ nguyên mới kỉ nguyên của công nghệ cao. Đúng như tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW, vì thế, Luật giáo dục đại học phải thay đổi, bởi các trường đại học, các viện nghiên cứu chính là nơi tập trung cao nhất của trí tuệ để các trường đại học có tâm thế, vị trí mới, đào tạo nhân lực, đáp ứng thời đại mới.

Đánh giá cao Luật số 34 như một luồng gió mới với nhiều thành công lớn trong chuyển đổi cơ cấu chương trình đào tạo, như: nâng cao sức hội nhập quốc tế; đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường, GS.TS Nguyễn Đình Đức cho rằng, nếu không có cạnh tranh, không có tự chủ thì khó có được những điều đổi mới như vậy.

GS.TS Nguyễn Đình Đức mong muốn với sự chuyển biến mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, Luật Giáo dục đại học cũng sẽ được sửa đổi, hoàn thiện, có cơ chế thúc đẩy, đào tạo nhân tài, góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của đất nước.

GS.TS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ tại phiên họp

Một số vấn đề cũng được các đại biểu quan tâm trong phiên họp như: tự chủ trong tuyển giảng viên nước ngoài; cần có một bộ Luật chung thống nhất, cụ thể hóa các bộ luật liên quan hiện nay; luật hóa chức năng nghiên cứu viên; ghi nhận vai trò của Bộ môn trong các cơ sở giáo dục đại học; đầu tư thời gian, công sức để có Luật mới thực sự chất lượng và phù hợp nhu cầu của thực tiễn…

Cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự phiên họp, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá, Luật số 34 đã mở ra hành lang pháp lý rất quan trọng, tạo ra sinh khí mới, hệ thống giáo dục đại học đang trưởng thành, thay đổi hẳn về chất và lượng, đặc biệt là về năng lực quản trị đại học, tự chủ, chất lượng chương trình đào tạo. Tất cả đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, tạo ra động lực mới để phát triển, chuẩn hóa chất lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường..

Với một số điểm nghẽn còn đang tồn tại, Thứ trưởng nhấn mạnh cần bắt tay vào làm ngay, để có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị k lưỡng, hướng tới xây dựng Luật hiệu quả, phù hợp thực tiễn, có hiệu lực lâu dài.



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10160

Cùng chủ đề

Viettel góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong công nghiệp quốc phòng

(ĐCSVN) - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ngày 26/12 cho biết, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã ký 13 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với đối tác quốc tế về cung cấp hạ tầng 5G; tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu; thiết kế, sản xuất và kinh doanh thiết bị quốc phòng… Trong đó, 5 hợp đồng giá trị 8...

Ô tô điện đang thu hút người dùng, quy mô thị trường Việt 5-7 tỉ USD

Xe điện đang dần trở thành tâm điểm chú ý tại Việt Nam khi nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sang các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Đại học RMIT Việt Nam dự báo thị trường xe điện tại Việt Nam có thể đạt quy mô 5 - 7 tỉ USD. ...

ĐHQG TPHCM công bố thời gian thi đánh giá năng lực 2025

TPO - Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TPHCM tổ chức sẽ diễn ra trong 2 đợt, thí sinh bắt đầu đăng ký từ ngày 20/1 và ngày 1/6. TPO - Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TPHCM tổ chức sẽ diễn ra trong 2 đợt, thí sinh bắt đầu đăng ký từ ngày 20/1 và ngày 1/6. Thí sinh dự thi...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khuyến học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh Hội Khuyến học cần chủ động đề xuất các giải pháp để tạo điều kiện cho mọi người dân, ở mọi lứa tuổi có cơ hội học tập và phát triển năng lực bản thân. Chiều 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc gặp mặt lãnh đạo, Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Thúc đẩy việc học tập suốt đời của nhân...

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga

(ĐCSVN) - Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị hai bên tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có; tiếp tục tăng cường, mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quân, binh chủng và cấp đơn vị..., tiếp tục khẳng định quan hệ hợp tác quốc phòng song phương là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga. Chiều 26/12 tại Hà Nội, Đại tướng Phan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu tiếp cận công bằng giáo dục với trẻ nhập cư ở khu công nghiệp, khu chế xuất

Chiều 26/12, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu về đánh giá tiếp cận, công bằng giáo dục với trẻ nhập cư ở các khu công nghiệp và khu chế xuất. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các...

Đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục phổ thông

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Hội thảo được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của lãnh đạo...

Nâng cao năng lực tư vấn sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong trường học

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu bộ tài liệu “Đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội (EQUIP)”. ...

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo...

Ra mắt cuốn sách “Giáo sư

Sáng 24/12, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và gia đình cố GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức lễ ra mắt,...

Bài đọc nhiều

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Nam Định có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút các dòng khách di chuyển từ các địa phương trọng điểm du lịch của Vùng như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng. Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra một không gian mới, định hình động lực và những cơ hội phát triển mới.Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn...

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. ...

cú huých quan trọng để Thành phố Đà Nẵng tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững

(MPI) - Phát biểu tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban thường trực nhấn mạnh, Nghị quyết 136 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng dựa trên 3 nguyên tắc chính là “khơi...

Phát triển Châu Đốc thành đô thị du lịch thông minh, hiện đại

Ngày 02/4, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Châu Đốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. ...

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu tiếp cận công bằng giáo dục với trẻ nhập cư ở khu công nghiệp, khu chế xuất

Chiều 26/12, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu về đánh giá tiếp cận, công bằng giáo dục với trẻ nhập cư ở các khu công nghiệp và khu chế xuất. Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các...

Đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục phổ thông

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Hội thảo được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của lãnh đạo...

Nâng cao năng lực tư vấn sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong trường học

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu bộ tài liệu “Đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội (EQUIP)”. ...

Cục II tổng kết công tác năm 2024

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Cục II đã luôn chủ động triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; triển khai thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ. Kịp thời tham mưu, đôn đốc, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu...

Mới nhất

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc cung cấp 3 dịch vụ viễn thông mới

Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông đã hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc cung cấp 3 dịch vụ mới: Trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet. Thông tin từ Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), Nghị định...

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của...

Nhiều mặt hàng có dấu hiệu tăng giá trước thềm Tết

Sắp đến Tết Dương lịch và còn hơn 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán nhưng ở thời điểm hiện tại nhu cầu tiêu dùng tăng cao, một số mặt hàng có dấu hiệu tăng giá. Mặc dù lượng hàng hóa tại các siêu thị và chợ truyền thống vẫn khá phong phú, đáp ứng nhu...

Bất ngờ phát hiện ‘thông điệp bí ẩn’ được giấu trong ngọn hải đăng cổ

Các kỹ sư đang sửa chữa một ngọn hải đăng ở Scotland đã vô cùng kinh ngạc khi tìm thấy một "thông điệp bí ẩn" trong một chiếc chai giấu bên trong bức tường. ...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại các huyện Thuận Nam, Ninh Phước

Ngày 26/12, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại các huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Đoàn công tác do ông Bạch Văn...

Mới nhất