Trang chủDestinationsThanh HóaĐánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ...

Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023


Ngày 30-6, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Toàn cảnh hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện các ban xây dựng Đảng của Trung ương; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng khai mạc hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Các đại biểu dự hội nghị.

Khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa bước vào năm 2023 – năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị khóa XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, với nhiều thời cơ, thuận lợi, đan xen không ít khó khăn, thách thức.

Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã bám sát thực tiễn, kịp thời đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, vừa giải quyết những vấn đề ngắn hạn, trung hạn, vừa tạo tiền đề cho phát triển bền vững trong dài hạn và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đại biểu dự hội nghị.

Kinh tế duy trì ổn định và tiếp tục tăng trưởng; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7% (cả nước ước đạt 3,72%). Các lĩnh vực sản xuất đều có bước phát triển; trong đó, nông nghiệp được mùa; hoạt động du lịch diễn ra sôi động, dịch vụ vận tải tăng mạnh so với cùng kỳ. Công tác quy hoạch được quan tâm, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, mở ra cơ hội, thời kỳ phát triển mới cho tỉnh.

Văn hóa – xã hội chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao đạt kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của Nhân dân được chăm lo. Tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa lớn, có sức lan tỏa mạnh, được dư luận và Nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao. Quốc phòng – an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới và tăng cường; đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân được củng cố.

Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023 vẫn còn những hạn chế, một số vấn đề đang là những khó khăn, thách thức rất lớn, nổi lên là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế hoạch và so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước, huy động vốn đầu tư phát triển, giá trị xuất khẩu… giảm so với cùng kỳ. Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi; thanh khoản thấp. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm; vốn vẫn chờ dự án đủ thủ tục, có tiền mà không tiêu được; thị trường trái phiếu đóng băng; nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng bị hạn chế. Hoạt động đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về thể chế, về thủ tục hành chính, về giá vật liệu xây dựng. Một số dự án chậm triển khai đã nhiều năm nhưng chưa có dấu hiệu đẩy nhanh tiến độ. Tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 của tỉnh rất chậm. Việc tính tiền sử dụng đất của nhiều dự án còn bất cập và rất chậm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh….

Trên tinh thần tập trung dân chủ, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích, đánh giá toàn diện tình hình 6 tháng đầu năm 2023. Đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm theo Nghị quyết số 12 của Tỉnh ủy, chỉ rõ những kết quả, thành tích nổi bật đã đạt được, nhất là những yếu tố tích cực, yếu tố mới xuất hiện. Bên cạnh đó phân tích, làm rõ những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là các nhóm hạn chế, yếu kém đã được nêu trong báo cáo.

Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình những tháng còn lại của năm 2023,đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị từng đồng chí tham dự hội nghị, nhất là các đồng chỉ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, tham gia thảo luận tích cực, tâm huyết, trọng tâm, không chỉ góp phần vào thành công của hội nghị, mà còn có tác động làm chuyển biến tình hình của tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Dưới sự điều hành của Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn, các đại biểu tiến hành thảo luận các nội dung đã được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy gợi mở trong phần phát biểu khai mạc.

Các ý kiến thảo luận tại hội nghị đều đồng tình với báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trong tâm 6 tháng cuối năm 2023 của Tỉnh ủy.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Miền Trung Mai Xuân Thông phát biểu tham luận tại hội nghị.

Các ý kiến đã tập trung phân tích làm rõ những kết quả đạt được và nhận định, đánh giá, dự báo tình hình tác động đến sự phát triển của tỉnh. Đồng thời đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh có những giải pháp quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn, trọng điểm; đầu tư công tạo cơ hội để tăng trưởng kinh tế; tháo gỡ khó khăn thực hiện các dự án UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; tháo gỡ “điểm nghẽn” trong công tác quy hoạch.

Các đại biểu dự hội nghị đều thống nhất với các chỉ tiêu, mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 được Tỉnh ủy đề ra. Đồng thời thể hiện sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt nhằm hiện thực thắng lợi nhiệm vụ năm 2023.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng kết luận hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Các đại biểu dự hội nghị.

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả nêu trên là rất đáng trân trọng, thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của MTTQ và các đoàn thể, sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trân trọng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề, quyết định đối với việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2020-2025. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cả năm 2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cơ bản thống nhất với 10 nhóm chỉ tiêu và 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được nêu trong báo cáo.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra, từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, theo chức năng, nhiệm vụ được giao nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt các nội dung đã được hội nghị quyết nghị. (Toàn văn bài phát biểu kết luận của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh được đăng trên Báo Thanh Hóa điện tử).

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh giao để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn, trọng điểm

Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhưng việc triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn chậm. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới các cấp, các ngành, các đơn vị được giao làm đơn vị đầu mối cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh giao.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp, tiếp tục theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ hiệu quả để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp, nhất là các dự án đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư; kiên quyết xử lý nghiêm các dự án chậm, vi phạm cam kết về đầu tư.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; nâng cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc chỉ đạo hoàn thành 100% diện tích giải phóng mặt bằng năm 2023.

Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể nhu cầu sử dụng đất, đánh giá thứ tự ưu tiên của các công trình, dự án cấp bách, quan trọng, có tính chất đột phá, phục vụ hiệu quả định hướng phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước để thực hiện các công trình, dự án theo đúng quy định.

Đối với dự án đầu tư công, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Chủ tịch UBND tỉnh giao để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các dự án trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư. Khẩn trương rà soát và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung thêm vốn.

Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đẩy mạnh đầu tư công nhằm tạo cơ hội để tăng trưởng kinh tế

6 tháng đầu năm 2023 trong tỉnh có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa đã đạt được những kết quả rất tích cực.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Theo dự báo, những tháng cuối năm 2023, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nền kinh tế tiếp tục chịu “tác động kép” từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm.

Bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn, thách thức đó là Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng hoạt động khoảng 50 ngày để thực hiện bảo dưỡng định kỳ tác động đến số thu nội địa, đặc biệt là tác động về thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm mạnh; Chính phủ tiếp tục gia hạn về thời hạn thuê đất và giảm tiền thuê đất 30% tác động đến việc thu ngân sách…

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023, tỉnh cần phải có động lực mới, tăng trưởng mới, có nguồn thu mới và cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều giải pháp quyết liệt. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư công nhằm tạo cơ hội để tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó tạo nguồn lực tài chính về tài nguyên khoáng sản cho đầu tư phát triển xã hội. Cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn, các dự án đã được chấp thuận đầu tư; tăng thu về hoạt động xuất nhập khẩu. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp và nhà đầu tư, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Ngô Đình Hùng, Cục trưởng Cục thuế Thanh Hóa

Tháo gỡ khó khăn thực hiện các dự án UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Lam Sơn – Sao Vàng

Đến nay, tổng số dự án UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu vực Lam Sơn – Sao Vàng (Thọ Xuân) là 26/79 dự án toàn huyện, gồm 9 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động; 8 dự án đã hoàn thành một phần, đang hoạt động; 9 dự án đang thi công, chưa thi công và chưa được thuê đất, trong đó có 5 dự án đã hết thời hạn theo chủ trương, gây lãng phí về nguồn lực đất đai, không tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, như dự án hạ tầng khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, dự án công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam…

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Thực hiện Thông báo số 233/TB-VPTU, ngày 23-11-2018 của Tỉnh ủy về tạm dừng chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư các dự án thuộc phạm vi nghiên cứu của Tập đoàn FLC tại khu đô thị Lam Sơn – Sao Vàng, theo đó, giai đoạn 2018-2020 huyện không có dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Song song với đó, việc điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn – Sao Vàng đến nay vẫn chưa được phê duyệt. Thêm vào đó, dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng triển khai rất chậm, dẫn đến chưa triển khai thực hiện các dự án của tỉnh, của huyện như: Quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu đô thị trung tâm hành chính mới của huyện; quy hoạch đô thị, quy hoạch tái định cư các dự án, đầu tư hạ tầng các khu đô thị và kêu gọi, thu hút nhà đầu tư các dự án.

Để có cơ sở kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào khu đô thị Lam Sơn – Sao Vàng trong thời gian tới, huyện Thọ Xuân đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh quan tâm sớm phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Lam Sơn – Sao Vàng. Chỉ đạo nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để đầu tư hạ tầng theo đúng chỉ đạo của tỉnh.

Lê Đình Hải, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Thọ Xuân

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở Như Thanh

Như Thanh là huyện có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công và giải phóng mặt bằng (GPMB) đạt thấp. Trong 175 tỷ đồng vốn ngân sách, huyện mới giải ngân được 74 tỷ (đạt 43%).

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, Thường trực Huyện ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án lớn của huyện, đồng thời thường xuyên làm việc với UBND huyện để chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương GPMB. Triển khai công tác GPMB một cách bài bản, đúng quy trình, công khai, minh bạch; việc xác định nguồn gốc sử dụng đất được thực hiện kỹ lưỡng, công tác kiểm kê, mô tả tài sản, vật kiến trúc phải chi tiết nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Như Thanh cũng như các huyện đang rất khó khăn về ngân sách để đầu tư trước cho công tác bồi thường GPMB và xây dựng hạ tầng các mặt bằng đấu giá quyền sử dụng đất. Vì vậy, đề nghị tỉnh quan tâm cho vay vốn từ quỹ phát triển đất ở của tỉnh để các huyện thực hiện các mặt bằng đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, sau khi đấu giá xong sẽ hoàn trả vốn cho tỉnh.

Đinh Xuân Hướng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Như Thanh

Tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” trong công tác quy hoạch

Hơn 1 năm qua công tác quy hoạch ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh được triển khai tương đối chậm. Đây là “điểm nghẽn” trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, nhất là việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2023, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các ấp, các ngành, những “điểm nghẽn” trong công tác quy hoạch từng bước được tháo gỡ. Nổi bật là quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 đã được công bố. Đồng thời, UBND tỉnh đã phê duyệt 49 nhiệm vụ, đồ án quy hoạch; các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt 192 nhiệm vụ đồ, án quy hoạch. Hiện nay, TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn và Bỉm Sơn cùng huyện Đông Sơn đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch phân khu. Cụ thể, trên địa bàn TP Thanh Hóa đang triển khai đồng loạt 12 quy hoạch phân khu; thị xã Bỉm Sơn đang triển khai 4 quy hoạch phân khu; thị xã Nghi Sơn đang triển khai 8 quy hoạch phân khu.

Thời gian tới các huyện, thị xã, thành phố cần khẩn trương lập các quy hoạch phân khu; tập trung rà soát, điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai ngay các dự án đầu tư trên địa bàn. Đối với Khu Kinh tế Nghi Sơn cũng cần quan tâm điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung để phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó làm cơ sở để thu hút đầu tư. Đối với TP Sầm Sơn, sớm rà soát để điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu để phù hơp, thống nhất với các cấp độ quy hoạch, cũng như khắc phục những tồn tại, bất cấp của quy hoạch trước đây.

Phan Lê Quang, Giám đốc Sở Xây dựng

Các đơn vị, địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm giải phóng mặt bằng

6 tháng đầu năm 2023, công tác bồi thường, GPMB được các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện; đến nay đã thực hiện chi trả bồi thường GPMB 1.119,4ha, bằng 47,6% kế hoạch (cùng kỳ đạt 30,4% kế hoạch). Tuy tăng 1,56 lần, song trên thực tế số tuyệt đối lại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022; trong đó công tác bồi thường, GPMB ở một số địa phương đạt thấp như huyện Như Thanh, Thạch Thành, Mường Lát…

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Nguyên nhân công tác GPMB chậm là do quy trình thực hiện thu hồi đất cho một dự án phải trải qua nhiều bước và nhiều thời gian. Việc xác định nguồn gốc đất khó khăn, phức tạp do lịch sử công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện, cấp xã chưa chặt chẽ, nhiều nơi buông lỏng. Chênh lệch lớn về giá đất giữa dự án Nhà nước thu hồi đất và dự án nhà đầu tư tự thỏa thuận trên cùng một địa bàn dẫn đến người dân thắc mắc, không đồng thuận trong quá trình GPMB…

Để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, các đơn vị, địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nguồn lực, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành, Nhân dân đồng thuận, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư để thực hiện dự án. Kiên quyết cưỡng chế thu hồi đất đối với những trường hợp đã được giải quyết đầy đủ chính sách khi Nhà nước thu hồi đất nhưng không chấp hành quyết định thu hồi đất; xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chính sách của Nhà nước để chây ỳ, trục lợi…

Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Nhóm PV



Nguồn

Cùng chủ đề

Cảnh những dự án nhà ở xã hội Vĩnh Phúc ‘đắp chiếu’

TPO - Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 13 dự án nhà ở xã hội quy mô hơn 10.000 căn, thế nhưng đến nay mới có 6/13 dự án nhà ở xã hội được triển khai xây dựng với 2.082 căn. Nhiều dự án "đắp chiếu" cỏ mọc um tùm, hoặc mới thi công xong phần móng rồi bỏ không. TPO - Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 13 dự án nhà ở xã hội quy mô hơn...

“Cuộc cách mạng” ở Lô Lô Chải, Bí thư bản kéo khách Tây đến cao nguyên đá

(Dân trí) - Lô Lô Chải được công nhận là làng văn hóa - du lịch cộng đồng, được định danh trên bản đồ du lịch Hà Giang cuối năm 2018. Lãnh đạo huyện Đồng Văn quả quyết, đó là cả một cuộc cách mạng. Lô Lô Chải được công nhận là làng văn hóa - du lịch cộng đồng, được định danh trên bản đồ du lịch Hà Giang cuối năm 2018. Lãnh đạo huyện Đồng Văn quả quyết,...

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ

Sáng ngày 16/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh Võ Quang Phú Đức - Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2024. Tham dự chương trình có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, phụ huynh em Võ...

Ông Đỗ Trọng Hưng thôi giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa

Ngày 15/10, HĐND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Kỳ họp thứ 22, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 để thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng. Tại Kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Đỗ Trọng Hưng do chuyển công tác về Trung ương theo điều động của Bộ Chính trị. Đồng thời, các...

Đắk Lắk có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Thượng Hải đã công bố Quyết định số 1559-QĐNS/TW ngày 16/9/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

 David Beckham đã mở đường cho các “viện dưỡng lão” bóng đá như thế nào?

Lionel Messi cùng hàng loạt các ngôi sao khác đã, đang và sẽ chuyển đến các giải đấu như MLS, giải VĐQG Ả Rập Saudi hay thậm chí là Australia. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi tự bao giờ và làm thế nào các giải đấu này trở thành các "viện dưỡng lão" của bóng đá Châu Âu? Liệu đây có phải là những phương án duy nhất để "dưỡng già" với các cầu thủ ở...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uống nước nhớ nguồn”

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023), tối 16-8, Đoàn Nghệ thuật 19-5 thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”.Chương trình được bắt đầu với ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.Đông đảo...

Bài đọc nhiều

Nga Sơn phát triển nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) cũng chính là thực hiện 1 trong 6 chương trình trọng tâm mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Sau gần 3 năm thực hiện với những cách làm riêng, huyện Nga Sơn đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.Mô hình...

Mường Lát bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Mường Lát có trên 40.684 người, với 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Cùng với lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.Đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát trong trang phục truyền thống.Theo đó,...

AIA chi trả 2,8 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng tại Thanh Hóa

Chiều 21-5, tại Nhà văn hóa thị trấn Hà Trung, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam phối hợp với Văn phòng Tổng đại lý AIA Thanh Hóa 1 và Văn phòng Tổng đại lý AIA Bỉm Sơn tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm cho 4 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với số tiền 2,8 tỷ đồng.Ông Lê Đức Giang, Trưởng Kinh doanh khu vực cấp cao AIA Việt Nam...

Nâng cao cảnh giác khi sử dụng tài khoản ngân hàng

Thời gian gần đây, dù các đơn vị chức năng cũng như các ngân hàng liên tục đưa ra cảnh báo về những chiêu trò mạo danh ngân hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, song vẫn có không ít người bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Nhân viên Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thanh Hóa hướng dẫn khách hàng cách bảo mật tài khoản ngân hàng điện tử trên...

Bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

Mùa hè năm 2023 đang diễn ra nhiều đợt nắng nóng gay gắt, mức nhiệt cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát. Trước tình hình đó, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực thực hiện tốt các giải pháp và khuyến cáo của...

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco kiến nghị Chính phủ cho phép khai thác thương mại cát biển để xây dựng và san lấp các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm. Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông Ông Vũ Văn Tiền,...

Giá đất “ăn theo” đường sắt cao tốc Bắc

Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực này đã tăng vọt. Với khoản tài chính 3 - 4 tỷ đồng, nhà đầu tư khó mua được lô đất có ô tô đỗ cửa. Sau khi có thông tin về quy...

Đà Nẵng đưa vào vận hành hệ thống Kiosk Y Tế thông minh

Sáng 4/11, Bệnh viện Đà Nẵng khánh thành và đưa vào sử dụng, vận hành hệ thống Kiosk Y Tế thông minh thực hiện nhiệm vụ Đề án 06/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi...

Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 1.303 tỷ đồng. Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộTổng công ty Đường sắt Việt Nam...

Mcredit tiếp sức tài chính và trao tặng các khoản tiết kiệm với tổng giá trị 200 triệu đồng

Đồng hành cùng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa tựu trường, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) mang đến chương trình "Trả góp có 'eM' - Tiếp sức mùa tựu trường" giúp khách hàng dễ dàng sở hữu các sản phẩm phục vụ học tập và có cơ hội nhận các khoản tiết kiệm...

Mới nhất