Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐánh giá học sinh theo chương trình mới có giảm 'lạm phát'...

Đánh giá học sinh theo chương trình mới có giảm ‘lạm phát’ khen thưởng?


Hiện tại, nhà trường phổ thông đang có hai cách đánh giá học sinh. Đối với lớp 9 và 12, là 2 lớp cuối cùng học theo Chương trình GDPT 2006, việc đánh giá học sinh thực hiện theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT.

Với các khối lớp còn lại, ngành giáo dục đã thực hiện cuốn chiếu giảng dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 và thực hiện đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Kết quả cuối năm của một số trường học phần nào cho thấy điểm khác biệt giữa hai cách đánh giá trên và những điểm nổi bật của cách đánh giá theo chương trình mới.

Một giờ học môn tích hợp khoa học tự nhiên của học sinh lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018

Một giờ học môn tích hợp khoa học tự nhiên của học sinh lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018

Hướng đến thực chất hơn nhưng tỷ lệ khen thưởng vẫn còn cao

Theo Chương trình GDPT 2006, việc khen thưởng học sinh được áp dụng cho đối tượng học sinh tiên tiến (học lực khá) và học sinh giỏi (xếp loại giỏi). Điều này dẫn đến hệ lụy là việc khen thưởng bị “lạm phát”, mất hết tác dụng vì số lượng học sinh khá giỏi trong lớp rất nhiều.

Cách đánh giá theo Chương trình GDPT 2018 được hy vọng sẽ xóa bỏ bất cập này. Theo Điều 15 của Thông tư 22, việc khen thưởng được áp dụng như sau:

  • Học sinh xuất sắc: đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.
  • Học sinh giỏi: đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức tốt.
  • Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
  • Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Nhìn vào thực tế kết quả cuối năm học này có thể thấy chương trình mới hướng đến thực chất hơn, tránh tràn lan. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh được khen thưởng hiện nay theo chương trình mới vẫn còn khá cao ở nhiều trường.

Chẳng hạn, theo báo cáo của giáo viên chủ nhiệm lớp 8 trong buổi họp cha mẹ học sinh cuối năm vừa mới tổ chức tại Trường THCS Âu Lạc, quận Tân Bình, TP.HCM, trường có tổng cộng 364 học sinh lớp 9 (học theo Chương trình GDPT 2006). Số học sinh lớp được khen thưởng (gồm giỏi và khá) là 320 em, chiếm tỷ lệ gần 88%. Trong khi đó, tổng số học sinh lớp 6, 7, 8 là 958 em, có 509 em được khen thưởng, chiếm tỷ lệ hơn 53%.

Ngoài ra, tỷ lệ học sinh xuất sắc ở cấp THPT có phần giảm xuống, nhưng tỷ lệ học sinh giỏi vẫn rất cao. Chẳng hạn, tỷ lệ học sinh giỏi của nhiều lớp 10 và 11 tại một trường THPT bình thường ở quận Tân Phú, TP.HCM xấp xỉ trên dưới 70 %.

Do cách đánh giá rèn luyện hạnh kiểm không bị khống chế bởi kết quả học tập nên kết quả đánh giá theo chương trình mới của Thông tư 22 cũng khả quan hơn. Nhiều trường không có học sinh nào phải rèn luyện lại hạnh kiểm trong hè suốt nhiều năm liền.

Đa dạng cách đánh giá, học sinh phát huy thế mạnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên. Thứ nhất, học sinh học theo chương trình mới được giảm số môn học. Theo đó, với THCS, có một số môn tích hợp lại. Còn với THPT, học sinh được chọn theo tổ hợp ngay từ đầu lớp 10. Vì vậy, số các môn (gọi theo thói quen là môn chính như bấy lâu nay) giảm xuống nên học sinh bớt gánh nặng điểm số, ít bị khống chế điểm bởi các môn này, và có điều kiện đầu tư cho các môn chọn theo tổ hợp.

Thứ hai, cách đánh giá theo chương trình mới đa dạng, linh hoạt hơn cách đánh giá chương trình cũ. Chương trình mới không còn đánh giá nặng nề, hàn lâm chỉ với hình thức làm bài viết của cá nhân học sinh như chương trình cũ. Ngoài năng lực viết, chương trình mới có nhiều hình thức đánh giá khác nhau như: sản phẩm, thuyết trình, dự án… của cá nhân và nhóm học sinh. Điều này giúp học sinh phát huy thế mạnh bản thân, đạt điểm cao nhiều môn.

Học sinh lớp 6 đang theo học Chương trình GDPT 2018

Học sinh lớp 6 đang theo học Chương trình GDPT 2018

Bên cạnh đó cách đánh giá nhiều môn học cũng được chuyển từ điểm số sang nhận xét (đạt hoặc chưa đạt), như môn giáo dục thể chất, giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp… Điều này giúp học sinh dễ dàng có kết quả “đạt” hơn sau quá trình học so với đánh giá bằng điểm số trước đây.

Giảm tình trạng giấy khen tràn lan

Từ năm học 2021-2022, các trường áp dụng thực hiện Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với các lớp 6 THCS (nay đã triển khai đến các khối lớp 6, 7, 8 và 10, 11) trong nhận xét, đánh giá xếp loại, xét danh hiệu học sinh. Việc thay đổi này được dư luận xã hội quan tâm nhiều bởi những điểm mới tiến bộ, tích cực, nhân văn. Cụ thể việc đánh giá xếp loại học sinh về học tập và rèn luyện theo 4 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt và chỉ còn khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc, học sinh giỏi. Bỏ cách tính điểm trung bình các môn học; không còn xếp loại hạnh kiểm tốt, khá, trung bình, yếu; học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém; bỏ khen thưởng danh hiệu học sinh tiên tiến.

Vì vậy tình trạng giấy khen tràn lan đã được chấm dứt với các lớp học Chương trình GDPT mới 2018. Thực tế qua 3 năm áp dụng Thông tư 22 đã hạn chế việc khen tràn lan, hạn chế lạm phát giấy khen, việc khen thưởng đi vào thực chất.

Là giáo viên cũng là phụ huynh, tôi mong có sự công bằng trong dạy và học và thầy cô thực hiện đúng phương châm: Dạy thật – học thật – thi thật – chất lượng thật để các em thật sự hạnh phúc khi đến trường.




Nguồn: https://thanhnien.vn/danh-gia-hoc-sinh-theo-chuong-trinh-moi-co-giam-lam-phat-khen-thuong-185240518151824618.htm

Cùng chủ đề

Đổi tên kỳ thi học sinh giỏi có khiên cưỡng?

Theo các chuyên gia, đề xuất nên đổi tên “kỳ thi học sinh giỏi” sang “kỳ thi học sinh tốt” cần phải xem xét kỹ để giữ đúng bản chất của kỳ thi. ...

Vì sao nhiều trường ĐH dừng xét học bạ năm 2025?

Năm 2025, nhiều trường ĐH dự kiến dừng hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm học tập THPT (xét học bạ). Đây là một xu hướng mới được ghi nhận, sau một thời gian dài điểm học bạ là căn cứ...

Một trường tư có 6 thủ khoa, giành quá nửa số giải Nhất học sinh giỏi quận

(Dân trí) - Trong số 8 môn thi học sinh giỏi lớp 9 quận Thanh Xuân, trường tư này chiếm 6 thủ khoa và giành quá nửa số giải nhất của quận. Theo thông tin được Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội đăng tải, trường này giành 76 giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 quận Thanh Xuân năm học 2024-2025.Đáng chú ý, toàn quận có 24 giải Nhất thì trường giành...

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

'Học thầy không tày học bạn' vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi kèm học sinh có học lực chưa tốt để cả cùng tiến bộ. Thế nhưng, cách học này liệu có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

4 loại trái cây vừa tăng cường miễn dịch, vừa giảm mỡ máu

Cơ thể không thể khỏe mạnh nếu thiếu trái cây trong chế độ ăn hằng ngày. Một số loại trái cây không những giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh vặt mà còn có tác dụng kiểm soát cholesterol rất...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Phó giáo sư trẻ nhất ngành y quê Nam Định, đang làm trưởng khoa một đại học lớn

Nam giảng viên Lê Minh Hoàng là phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay, hiện đang làm Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Ngành y vừa có thêm 3 giáo sư, 68 phó giáo sư. Nam giảng viên Lê Minh Hoàng quê ở xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất ngành y năm nay. Hiện anh Hoàng là giảng viên chính,...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Mới nhất

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024...

Bitcoin liên tục phá đỉnh sau chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Sau chiến thắng của ông Donald Trump, giá bitcoin liên tục tăng mạnh, phá vỡ các đỉnh lịch sử trước đó và đã áp sát mốc 77.000 USD. Giá bitcoin tiếp tục phá đỉnh và tăng lên mốc 76.850 USD. Hiện đồng tiền số được giao dịch ổn định quanh mốc hơn 76.000 USD/BTC. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap,...

Nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe phục vụ người dân

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ y tế cho người dân toàn quốc, hôm nay (8/11), Hệ thống Y tế MEDLATEC chính thức ký hợp tác...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân...

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Mới nhất