Powered by Techcity

Xây dựng luật theo hướng kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường

Thảo luận về một số vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/8, nhiều ý kiến tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị cần rà soát lại để tránh chồng lấn phạm vi điều chỉnh.





Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Có ý kiến đề nghị bổ sung nước khoáng và nước nóng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của Luật. Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật còn có 2 loại ý kiến khác nhau:

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên có tính chất lý, hóa đặc biệt, có giá trị kinh tế cao hơn nước thông thường nên cần có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ như một loại tài nguyên, khoáng sản có giá trị kinh tế cao; hiện loại nước này đang được quản lý ổn định theo pháp luật về khoáng sản. Do đó, không bổ sung 2 loại nước này trong phạm vi điều chỉnh của Luật để tránh xáo trộn. Đây cũng là phương án Chính phủ trình Quốc hội.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là tài nguyên nước dưới đất nhưng chứa khoáng chất, có nhiệt độ cao hơn nước thông thường. Tuy vậy, loại nước này vẫn có đầy đủ các đặc tính của nước nên cần được quản lý thống nhất trong Luật. Hơn nữa, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên khác với các loại khoáng sản khác ở khả năng có thể tái tạo nếu được khai thác và sử dụng hợp lý. Do đó, nên đưa vào đối tượng điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước để khai thác, sử dụng hiệu quả.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Điều 53 đăng ký cấp phép sử dụng, khai thác tài nguyên nước, trong khoản 2, có nói rõ các trường hợp không phải đăng ký, không phải cấp phép khai thác tài nguyên nước. “Về cơ bản tôi đồng ý về nước mặt, nhưng còn nước ngầm tôi đề nghị cân nhắc”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, bây giờ ở nông thôn việc các gia đình khoan giếng lấy nước sinh hoạt, không phải xin cấp phép. “Cho nên nước ngầm phải hết sức lưu ý, tôi đề nghị nghiên cứu thêm, phải chặt chẽ hơn. Không phải đăng ký cuối cùng nó sụt đất, rất nguy hiểm”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói.

Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt (Điều 43), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Có ý kiến đề nghị bổ sung một chương quy định về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch, nước sinh hoạt; bổ sung điều kiện năng lực của đơn vị cấp nước khi tham gia đầu tư xây dựng công trình cấp nước; bổ sung quy định về phân vùng cấp nước, thẩm quyền cấp nước để tránh chồng chéo, xung đột giữa các đơn vị cấp nước; chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi phát sinh trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bổ sung quy định sử dụng, hợp đồng mua bán nước sinh hoạt; ứng phó đối với các sự cố về nước, cấp nước…

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc quản lý cấp nước sinh hoạt đang thực hiện theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP. Để tránh chồng chéo trong quy định pháp luật về quản lý nước sinh hoạt, Luật Tài nguyên nước chỉ quy định một số nguyên tắc về yêu cầu quản lý và đảm bảo chất lượng, số lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt… tại Điều 27 và Điều 43 dự thảo Luật. Còn các nội dung cụ thể về khai thác, sử dụng, cấp nước cho sinh hoạt sẽ được điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện theo pháp luật chuyên ngành về cấp thoát nước. Do đó, xin không bổ sung các nội dung này vào dự thảo Luật.

Một số ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm chủ trì, phối hợp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về xây dựng kế hoạch thực hiện phương án bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt quan trọng đặc biệt, đảm bảo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, các cơ quan khác phối hợp.

Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo Luật đã chỉnh lý và thể hiện như tại khoản 4, khoản 5 Điều 27; và khoản 7, khoản 8 Điều 78 dự thảo Luật.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh một số điểm cần tiếp tục hoàn thiện, đó là: Đồng ý rà soát lại các quy định điều khoản quy định chi tiết để luật hóa những gì chúng ta có thể luật hóa được.

“Chúng ta vẫn nói câu chuyện phải chống lợi ích nhóm, tiêu cực trong xây dựng pháp luật. Cho nên cần rà lại cái này. Tránh, giảm, hạn chế chuyện xin cho”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị quyết Đại hội Đảng đã có chủ trương rất lớn là kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường, nhưng thực tế làm được rất ít. Trong dự án luật này nước là một loại tài nguyên, cho nên cần phải bám sát cơ chế thị trường định hướng XHCN trong việc quản lý sử dụng tài nguyên này.

Theo baotintuc.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng triển khai chương trình kích cầu du lịch: Hàng loạt chương trình hấp dẫn

Sở Du lịch vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng. Đây là động lực để ngành du lịch nỗ lực đạt hơn 11,9 triệu lượt khách theo kế hoạch đề ra trong năm 2025; đồng thời, góp phần thực hiện Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 12-6-2024 của UBND thành phố triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg của Chính phủ ngày 23-2-2024 về phát triển du...

Tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030, trong năm 2025, thành phố tập trung thực hiện hoàn thành các mục tiêu của 31 tiêu chí và các nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ từ năm 2021-2025 là ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm và kiểm soát tốt chất lượng môi trường. Việc đầu tư, đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước...

Đẩy mạnh thương mại điện tử tại chợ truyền thống

Sự phát triển của thương mại điện tử nên việc mua sắm qua mạng xã hội trở thành thói quen phổ biến của người tiêu dùng. Trước thay đổi đó, tiểu thương ở chợ truyền thống trên địa bàn thành phố buộc phải thích nghi với xu hướng chung. Một phiên livestream bán hàng được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Xuân 2025 thành phố Đà Nẵng. Ảnh: TRẦN TRÚC Với mong muốn sản phẩm tiếp cận nhiều khách hàng...

Đà Nẵng đấu giá nhiều lô đất ở ngay đầu năm

Thành phố sẽ tổ chức đấu giá 74 lô đất ở trên địa bàn các quận, huyện. Các sở, ngành, đơn vị cũng đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục và kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc để tổ chức đấu giá các khu đất lớn cũng như đấu giá thuê quỹ đất ngắn hạn (5 năm) nhằm hạn chế lãng phí tài sản công, tạo điều kiện để giải phóng nguồn lực đất đai, tăng nguồn...

Chuỗi lễ hội, sự kiện kéo dài là “nam châm” hút khách

Việc kéo dài thời gian hoạt động đường hoa xuân Bạch Đằng cũng như nhiều sự kiện lễ hội, vui chơi, giải trí, trải nghiệm trải dài, rộng khắp ở các khu, điểm du lịch từ nay đến hết kỳ nghỉ lễ 30-4 sẽ góp phần thu hút, giữ chân du khách đến Đà Nẵng. Khu du lịch Sun World Ba Na Hills thu hút đông đảo du khách với các lễ hội. Ảnh: NGỌC HÀ Theo ghi nhận, sáng 7-2...

Cùng tác giả

Hơn 6.200 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh

Khu công nghiệp Hòa Ninh có quy mô 400,02 ha, với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng hơn 6.203,5 tỷ đồng Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1693/QĐ-TTg ngày 31-12-2024, với quy mô 400,02 ha tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố...

Đà Nẵng triển khai chương trình kích cầu du lịch: Hàng loạt chương trình hấp dẫn

Sở Du lịch vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng. Đây là động lực để ngành du lịch nỗ lực đạt hơn 11,9 triệu lượt khách theo kế hoạch đề ra trong năm 2025; đồng thời, góp phần thực hiện Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 12-6-2024 của UBND thành phố triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg của Chính phủ ngày 23-2-2024 về phát triển du...

Nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 Theo báo cáo, trong năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trên toàn thành phố đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an...

Đà Nẵng tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Chiều 12/2, UBND thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, năm 2024 và triển khai công tác xây dựng phong trào năm 2025. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chủ trì hội nghị. Đà Nẵng tổng kết công...

Đà Nẵng sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

Cùng với các địa phương trên cả nước, ngày mai 13/2, những thanh niên ưu tú của Đà Nẵng đã chuẩn bị hành trang, sẵn sàng tâm thế hòa cùng ngày hội tòng quân. Đến giờ này, công tác chuẩn bị giao nhận quân ở các địa phương, đơn vị đã hoàn tất, sẵn sàng đón 1.444 tân binh thành phố lên đường nhập ngũ. Ghi nhận...

Cùng chuyên mục

Hơn 6.200 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh

Khu công nghiệp Hòa Ninh có quy mô 400,02 ha, với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng hơn 6.203,5 tỷ đồng Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức lựa chọn nhà đầu tư tại Quyết định số 1693/QĐ-TTg ngày 31-12-2024, với quy mô 400,02 ha tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố...

Nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 Theo báo cáo, trong năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trên toàn thành phố đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an...

Đà Nẵng tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Chiều 12/2, UBND thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, năm 2024 và triển khai công tác xây dựng phong trào năm 2025. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chủ trì hội nghị. Đà Nẵng tổng kết công...

Đà Nẵng sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

Cùng với các địa phương trên cả nước, ngày mai 13/2, những thanh niên ưu tú của Đà Nẵng đã chuẩn bị hành trang, sẵn sàng tâm thế hòa cùng ngày hội tòng quân. Đến giờ này, công tác chuẩn bị giao nhận quân ở các địa phương, đơn vị đã hoàn tất, sẵn sàng đón 1.444 tân binh thành phố lên đường nhập ngũ. Ghi nhận...

Ban pháp chế HĐND thành phố thẩm tra một số nội dung quan trọng

Chiều 12/2, Ban Pháp chế HĐND thành phố Đà Nẵng họp thẩm tra một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp chuyên đề). Ban pháp chế HĐND thành phố thẩm tra một số nội dung quan trọng Cuộc họp đã tiến hành thẩm tra, cho ý kiến để thông qua các tờ trình của UBND thành phố và dự...

Sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố cho biết, năm nay, Đà Nẵng tiếp tục thực hiện phương châm tuyển quân “tròn khâu”, tuyển người nào chắc người đó. Nhằm bảo đảm chỉ tiêu về số lượng và chất lượng, ngay từ đầu năm, cơ quan quân sự phối hợp công an quận, huyện trên địa bàn thành phố làm tốt công tác quản lý nhân khẩu gắn với công tác quản lý thực lực, nắm bắt kịp thời dữ...

Đà Nẵng chú trọng công tác hậu phương quân đội

Chỉ còn vài ngày nữa, các địa phương sẽ đồng loạt tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Mùa tuyển quân năm nay, các cấp Hội đồng nghĩa vụ quân sự thành phố Đà Nẵng đã triển khai chặt chẽ các bước xét duyệt, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ bảo đảm chỉ tiêu, chất lượng. Đặc biệt, công tác hậu phương quân đội được...

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe, cho ý kiến về dự thảo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57 tại thành phố và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo. Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng đề nghị cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57 phải cụ thể, rõ ràng, xác định nhiệm vụ trọng...

Không có tình trạng quá tải tại điểm tiêm chủng ở Đà Nẵng

Ông Võ Thu Tùng – Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, do thời tiết thất thường, bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh nên các gia đình lo sợ, đổ xô đi tiêm phòng. Do đó, những ngày gần đây, số lượng người đến tiêm vaccine phòng cúm gia tăng nên tại một số điểm tiêm chủng đông cục bộ. Theo thống kê, từ ngày 1-2 đến 10-2-2025, các cơ...

Thông qua phương án khai thác Công viên phần mềm số 2

Cụ thể, phiên họp thảo luận, thống nhất thông qua tờ trình của Sở Công Thương về việc hỗ trợ chi phí sử dụng chung đường vào Khu công nghiệp Hoà Cầm cho các tổ chức, doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ; phê duyệt tiêu chí lựa chọn tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Hoà Liên; phê duyệt Danh mục các dự án điện lực phục vụ phát triển kinh tế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất