Việc xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực đã có cơ sở chính trị và pháp lý đầy đủ, được nêu rõ trong các văn bản do Trung ương ban hành: Nghị quyết số 43-NQ/TW; Nghị quyết số 26-NQ/TW; Kết luận số 79-KL/TW…
Trong đó, tại Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định 376/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 về phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng Trung tâm tài chính quy mô khu vực là một trong ba trụ cột trong thời kỳ mới của nền kinh tế Đà Nẵng.
Cộng hưởng với các lợi thế về vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng và kết nối quốc tế tốt, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 đã mở ra triển vọng phát triển Đà Nẵng trở thành một trung tâm giao thương không chỉ hàng hoá mà còn là dịch vụ và công nghệ quốc tế.
Cộng hưởng với các lợi thế về vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng và kết nối quốc tế tốt, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 đã mở ra triển vọng phát triển Đà Nẵng trở thành một trung tâm giao thương không chỉ hàng hoá mà còn là dịch vụ và công nghệ quốc tế
Cùng với việc điều chỉnh quy hoạch và tầm nhìn phát triển của dự án Cảng biển Liên Chiểu, mở rộng cảng hàng hoá tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và sớm đưa vào hoạt động Khu thương mại tự do Đà Nẵng sẽ thúc đẩy kết nối các hành lang Đông – Tây và hình thành trung tâm tái xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá quốc tế, kết hợp với lợi thế hiện tại về múi giờ, sự ổn định chính trị, thể chế, điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam nói chung để mở ra cơ hội phát triển các liên kết tài chính – thương mại quốc tế, công nghệ cao để đưa Đà Nẵng trở thành cửa ngõ đầu tư – thương mại – tài chính – công nghệ của quốc gia, khu vực.
Ngoài ra sự kết hợp các hoạt động tài chính, thương mại trong cùng khu vực sẽ tạo môi trường thử nghiệm cho các chính sách tài chính mới, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Cũng theo Nghị quyết số 136/2024/QH15, Đà Nẵng được thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng, đây là Khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam. Các Trung tâm tài chính như London, New York và Singapore thường là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong Khu thương mại tự do với mạng lưới ngân hàng, cơ quan tư vấn tài chính và các dịch vụ quản lý tài chính chuyên nghiệp. Trong khi Khu thương mại tự do cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư, từ đó tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ tài chính như tài trợ ngoại thương, đầu tư và quản lý rủi ro tài chính.
Bằng cách xây dựng các chính sách đồng bộ và hợp tác chặt chẽ giữa hai khu vực này, Đà Nẵng có thể tạo ra môi trường giao dịch linh hoạt và thuận lợi, giảm chi phí và thời gian xử lý, gia tăng năng lực cạnh tranh và thu hút các tập đoàn, đối tác đầu tư, tài chính, công nghệ, thương mại quốc tế.
Ngoài ra sự kết hợp các hoạt động tài chính, thương mại trong cùng khu vực sẽ tạo môi trường thử nghiệm cho các chính sách tài chính mới, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch khá lớn phục vụ cho việc thiết lập khu phức hợp trung tâm tài chính và công nghệ với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng thuộc loại tốt nhất của quốc gia
Bên cạnh đó, Đà Nẵng đang xây dựng để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, gắn với những xu thế công nghệ mới, hiện đại như vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Blockchain, điện toán đám mây…; có tiềm năng và điều kiện về hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số14 136/2024/QH15 của Quốc hội.
Trong đó, cho phép thành phố được thu hút nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm dữ liệu, hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Mặt khác ngành du lịch của thành phố đã phục hồi và đang phát triển mạnh, trong 9 tháng năm 2024 đã thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, tạo cơ sở nhu cầu cho các hệ thống thanh toán, ví điện tử và giải pháp ngân hàng kỹ thuật số đổi mới.
Đây là lợi thế và cơ sở để triển khai ngay việc thu hút các tổ chức tài chính quốc tế phát triển các ứng dụng, thử nghiệm nền tảng công nghệ tài chính (Fintech), các công ty công nghệ tham gia vào lĩnh vực tài chính (TechFin) thiết lập hệ sinh thái Fintech tại thành phố Đà Nẵng.
Đại diện các tổ chức và tập đoàn tài chính quốc tế tại Vương quốc Anh, Thụy Sỹ, Mỹ và UAE đánh giá tốt sự chủ động của thành phố Đà Nẵng, duy trì sự kết nối và sẽ tiếp tục có những hỗ trợ đối với thành phố.
Đặc biệt, hiện nay Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Ernst & Young (EY) cũng có những dự án với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) về thúc đẩy tài chính toàn diện và tài trợ khí hậu tại Việt Nam, trong đó có có sự kết nối với thành phố Đà Nẵng và các doanh nghiệp tại Đà Nẵng về dự án này để phát triển hệ sinh thái công nghệ tài chính (fintech).
UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành Quyết định số 997/QĐ- UBND ngày 15/5/2024 thành lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác Đà Nẵng – Hoa Kỳ nhằm phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh xúc tiến các hoạt động hợp tác giữa Đà Nẵng và các đối tác Hoa Kỳ để phát triển trên các lĩnh vực mà Đà Nẵng và các đối tác Hoa Kỳ quan tâm như, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, công nghiệp bán dẫn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, fintech…
Song hành với các lợi thế nói trên, Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch khá lớn phục vụ cho việc thiết lập khu phức hợp trung tâm tài chính và công nghệ với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng thuộc loại tốt nhất của quốc gia.
HOÀNG PHAN – MAI QUANG
Nguồn: https://www.danang.gov.vn/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=61675&_c=3