Powered by Techcity

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ

Báo cáo cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam; trên sáu lĩnh vực: thương mại điện tử, dịch vụ giao đồ ăn, vận tải, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính.

Dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng trong truyền thông

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến tăng ở mức 16% tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR), chạm mốc 36 tỷ USD trong năm 2024.

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy kinh tế số Việt Nam tăng trưởng trong năm 2024 (18% CAGR), theo sau là lĩnh vực du lịch trực tuyến (16% CAGR). Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến, đạt mức 14% CAGR.

Nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và sự tiến bộ của công nghệ. Bất chấp các thách thức toàn cầu, nền kinh tế của khu vực vẫn trụ vững, tăng trưởng GDP mạnh mẽ và lạm phát hạ nhiệt.

Theo báo cáo, nền kinh tế số là động lực chính của sự tăng trưởng này, tổng giá trị hàng hóa (GMV), doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong hai năm qua.

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ - 1

Năm 2024, nền kinh tế số khu vực dự kiến đạt 263 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV), thu về 11 tỷ USD lợi nhuận, theo đó GMV và lợi nhuận đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lần lượt ở mức 15% và 24% kể từ năm 2023.

Lần đầu tiên, báo cáo tập trung xem xét tình hình nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á thông qua lăng kính lợi nhuận.

Những doanh nghiệp chủ chốt đã đạt được bước tiến đáng kể về lợi nhuận thông qua việc thắt chặt hoa hồng, chính sách trả thưởng chặt chẽ với mục tiêu cụ thể, và các nguồn thu nhập mới giúp thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận gấp 2,5 lần trong hai năm qua tại Đông Nam Á.

Động lực mạnh mẽ từ thương mại điện tử và du lịch trực tuyến

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD vào năm 2024, hai lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến là động lực thúc đẩy chính.

Năm 2024, ngành thương mại điện tử đã tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái với mức GMV chạm mốc 22 tỷ USD, trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số Việt Nam.

Năm 2023, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng mở rộng phạm vi khám phá, những từ khóa tìm kiếm không chứa tên thương hiệu chiếm 68% tổng lượng tìm kiếm, trong khi đó tìm kiếm về các thương hiệu cụ thể chiếm 32% còn lại.

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ - 2
Du lịch trực tuyến đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Các thương hiệu đang tiếp cận khán giả thông qua việc hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung ở đa dạng lĩnh vực hơn ngoài danh mục cốt lõi của họ và thậm chí nhiều nhãn hàng tự trở thành nhà sáng tạo nội dung.

Bên cạnh thương mại điện tử, du lịch trực tuyến của Việt Nam chứng kiến tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 5 tỷ USD năm 2024, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị hàng hóa (GMV).

Du lịch trực tuyến tiếp tục duy trì việc tạo ra doanh thu thông qua tăng tỷ lệ hoa hồng trên từng chuyến bay, trong khi đó các kênh bán lẻ trực tiếp góp phần lớn nhất vào tổng doanh thu.

Sự tăng trưởng này được đóng góp bởi quá trình phục hồi du lịch của nhóm khách trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Đông Nam Á), chiếm 52% tổng chi tiêu du lịch tại Việt Nam.

Trong khi đó, người Việt cũng chi tiêu cho du lịch nhiều nhất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Đông Nam Á), chiếm hơn 1/3 tổng chi tiêu du lịch nước ngoài của người Việt, tương đương 36%.

Đáng chú ý, chi tiêu của du khách Việt ở nước ngoài tăng trưởng 290% kể từ nửa đầu 2020, với 58% chi tiêu dành cho mua sắm.

Lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2024, GMV của ngành truyền thông trực tuyến tại Việt Nam trên đà chạm mốc 6 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng kép tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán đạt mức 11 tỷ USD vào năm 2030.

Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trong mảng phát triển game tại khu vực Đông Nam Á, nhờ đội ngũ nhà phát triển tài năng đông đảo cùng hệ sinh thái mang tính hỗ trợ, năng động góp phần đưa Việt Nam trở thành cái nôi cho sự đổi mới trong lĩnh vực game di động.

Nội dung video nguyên bản tại Việt Nam tiếp tục là động lực chính thúc đẩy lượng đăng ký theo dõi trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các nền tảng streaming.

Bên cạnh đó, định dạng này cũng thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo tại Việt Nam thông qua phân khúc video thương mại, mở ra nguồn doanh thu mới cho nhà sáng tạo nội dung.

Đáng chú ý, những nội dung về thời trang và phong cách thu hút số lượng nhà sáng tạo nhiều nhất bởi lượng người tiêu dùng, theo sau là game.

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ - 3

Thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn với các hãng xe nội địa và xe điện (EV).

GMV của Việt Nam cho hai lĩnh vực vận tải và thực phẩm dự kiến đạt 4 tỷ USD (tăng trưởng 12%) trong năm nay.

Không chỉ vậy, lĩnh vực gọi xe của Việt Nam đang trải qua thời kỳ cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của các hãng xe nội địa và xe điện. Bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng dẫn đến sự rút lui của một số công ty trong khu vực. Khi lĩnh vực này tiếp tục phát triển, dự kiến sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, định hình lại ngành và có khả năng đẩy nhanh sự lấn sân của xe điện.

Trí tuệ nhân tạo được quan tâm

Mối quan tâm và nhu cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) dẫn đầu ở các khu vực đô thị tại Việt Nam, điển hình là TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Sự chuyển mình và phát triển của kỹ thuật số cho thấy người dùng ngày càng thích ứng và sẵn sàng với các giải pháp và dịch vụ mới. Điều này cũng thúc đẩy mức độ quan tâm và nhu cầu về AI trong cộng đồng người tiêu dùng số tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Tại Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về mức độ quan tâm và nhu cầu về AI. Các ngành Giáo dục, Tiếp thị và Chăm sóc sức khỏe là ba ngành tạo ra nhiều lượng tìm kiếm nhất về AI tại Việt Nam.

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ - 4

Ngoài ra, AI cũng đang đóng vai trò chuyển đổi trong sự phát triển của Nền kinh tế sáng tạo với sự phổ biến của các công cụ cùng nền tảng tạo nội dung dễ tiếp cận và sử dụng, điều này đã tạo đà cho kinh tế sáng tạo phát triển mạnh mẽ.

Theo đó, tại Việt Nam, có hơn 22% lượt tải xuống các ứng dụng di động tích hợp những tính năng AI như hiệu ứng ảnh, tạo dựng nội dung và chỉnh sửa video.

Nhận thấy được cơ hội này, trong năm qua, Chính phủ Việt Nam đã công bố lộ trình kỹ thuật số đầy tham vọng, trong đó nhấn mạnh vào AI và công nghệ bán dẫn cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện các dịch vụ công.

Cách tiếp cận chủ động này của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ số bất chấp những hạn chế trước đây trong đầu tư cơ sở hạ tầng.

Một xã hội không tiền mặt đang nhanh chóng được hình thành tại Việt Nam, thúc đẩy bởi việc áp dụng rộng rãi các phương thức thanh toán kỹ thuật số và các sáng kiến của Chính phủ. Việt Nam đang nhanh chóng phổ biến hình thức không dùng tiền mặt, được thúc đẩy bởi các sáng kiến cộng đồng và giải pháp tài chính sáng tạo.

Sự phát triển của ví điện tử cùng với việc áp dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR đã làm giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt. Các sáng kiến của Chính phủ đã tiêu chuẩn hóa hệ thống thanh toán và nâng cao khả năng tương tác, khuyến khích hơn nữa việc chuyển đổi sử dụng không tiền mặt.

Các nhà đầu tư hiện đang ưu tiên những công ty có kinh tế vững chắc, tiềm năng thị trường mạnh mẽ và có lộ trình đạt lợi nhuận rõ ràng. Xu hướng chuyển đổi này đã khiến những người sáng lập doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững ngay từ ban đầu.

Chịu ảnh hưởng bởi sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu và khu vực, nguồn vốn tư nhân tại Việt Nam giảm trên mọi lĩnh vực, chỉ 23 thương vụ được ghi nhận trong nửa đầu năm 2024.

Tuy nhiên, 80% nhà đầu tư kỳ vọng và thể hiện sự tự tin rằng hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ tăng trưởng dài hạn (giai đoạn 2025 – 2030), đặc biệt đối với các lĩnh vực phần mềm & dịch vụ, tài chính số, công nghệ y tế và AI.

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: “Trong 5 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh và liên tục của nền kinh tế số Việt Nam, và năm 2024 tiếp tục chứng minh tiềm năng ấy. Được thúc đẩy bởi thương mại điện tử, nền kinh tế số quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số, dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn.

Ngoài ra, lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á (14%), và ngày càng có nhiều nhà phát triển ứng dụng Việt Nam tạo nên ảnh hưởng toàn cầu với các ứng dụng phổ biến cho người dùng trên toàn thế giới. Người dùng Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm rất lớn về AI trong năm 2024 và thật đáng khích lệ khi Chính phủ Việt Nam đang ưu tiên lĩnh vực này”.

Theo ông Marc Woo, “Kiến tạo Việt Nam với Google AI” tiếp tục hỗ trợ kinh tế số Việt Nam tăng trưởng bằng cách giúp lực lượng lao động và doanh nghiệp địa phương trang bị kỹ năng và kiến thức sẵn sàng cho kỷ nguyên AI.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-vuon-minh-manh-me-trong-nhieu-linh-vuc-nho-cong-nghe-20241112154853992.htm

Cùng chủ đề

19 hoạt động, nhiệm vụ điều phối, quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong năm 2025

Ngày 25-12, Ban Điều phối quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức phiên họp định kỳ cuối năm 2024 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, dự báo kịch bản nguồn nước mùa cạn...

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

Trong Nghị quyết số 169/NQ-CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: Tạo ra sức bật mới nhằm phát triển Đà Nẵng xứng đáng với vai trò là trung tâm và...

Hỗ trợ khuyến công 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp

Ngày 24-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đà Nẵng (Sở Công Thương) tổ chức chương trình nghiệm thu bàn giao máy móc thiết bị (đợt cuối) theo chương trình khuyến công năm 2024. Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ khuyến công là 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất: Công ty CP Điện Trường Giang, Công ty CP Giấy Thành Công 2, Công ty CP Đầu tư thương...

Hàng chống lạnh “vào mùa”

Ghi nhận tại các cửa hàng quần áo thời trang trên đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Âu Cơ, Nguyễn Cảnh Chân… và một số chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, những ngày này khi nhiệt độ xuống thấp, các loại quần áo giữ ấm như áo phao, áo len, nỉ, dạ... tiêu thụ mạnh; mức giá cũng dao động từ 150.000 - 900.000 đồng/sản phẩm. Người dân mua chăn mền tại cửa hàng Ngọc Cảm, đường Điện Biên...

Nâng cao hiệu quả cơ chế hành chính “một cửa, tại chỗ”

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đang được đề nghị bổ sung chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu thương mại tự do Đà Nẵng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến quy hoạch, đầu tư, môi trường, xây dựng, lao động, hàng hóa... trong Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, các khu...

Cùng tác giả

Lãnh đạo thành phố thăm, chúc mừng năm mới Tổng Lãnh sự quán Nga tại Đà Nẵng

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường tặng quà chúc mừngTổng Lãnh sự Mizonova Maria Georgievna nhân dịp năm mới 2025 Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường gửi lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng và nhiều thành công đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động tại Tổng Lãnh sự quán. Phó Chủ tịch UBND thành phố bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước...

Đà Nẵng 2024, một năm nhìn lại – Bài 3: Đầu tư hạ tầng, đảm bảo tốt an sinh xã hội

Hoàn chỉnh quy hoạch, đầu tư hạ tầng Công tác quy hoạch tại Đà Nẵng ghi nhận nhiều kết quả tích cực, hoàn thành 6 đồ án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Về quy hoạch phân khu, đã phê duyệt 11 đồ án, trong đó toàn bộ 9/9 đồ án quy hoạch phân khu đô thị được thông qua, cụ thể: Đô thị Sườn đồi; Công nghệ cao; Đô...

Tọa đàm trực tuyến “Đà Nẵng trong nỗ lực chống khai thác IUU”

Nhằm làm rõ thực trạng, khó khăn, cũng như những giải pháp và thông tin những chỉ đạo từ Chính phủ, chính quyền thành phố, các cơ quan chức năng trong việc phòng chống khai thác IUU tại Đà Nẵng, góp phần cùng các địa phương cả nước thúc đẩy Ủy ban Châu Âu sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, ngày 26-12, Cổng Thông tin điện tử thành phố tổ chức chương trình...

Đà Nẵng vào top điểm đến tuyệt vời nhất châu Á năm 2025

Trong 8 điểm đến được tạp chí Time Out đề xuất, Đà Nẵng của Việt Nam đã xuất sắc đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách này. Được biết, bảng xếp hạng của Time Out dựa trên các yếu tố như: Không quá đông đúc, đa dạng về địa điểm giải trí và ăn uống… Time Out đánh giá, từ lâu Đà Nẵng đã là điểm đến yêu thích của du khách trong khu vực. Dù được biết...

19 hoạt động, nhiệm vụ điều phối, quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong năm 2025

Ngày 25-12, Ban Điều phối quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức phiên họp định kỳ cuối năm 2024 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, dự báo kịch bản nguồn nước mùa cạn...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo thành phố thăm, chúc mừng năm mới Tổng Lãnh sự quán Nga tại Đà Nẵng

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường tặng quà chúc mừngTổng Lãnh sự Mizonova Maria Georgievna nhân dịp năm mới 2025 Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường gửi lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng và nhiều thành công đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động tại Tổng Lãnh sự quán. Phó Chủ tịch UBND thành phố bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước...

Đà Nẵng 2024, một năm nhìn lại – Bài 3: Đầu tư hạ tầng, đảm bảo tốt an sinh xã hội

Hoàn chỉnh quy hoạch, đầu tư hạ tầng Công tác quy hoạch tại Đà Nẵng ghi nhận nhiều kết quả tích cực, hoàn thành 6 đồ án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Về quy hoạch phân khu, đã phê duyệt 11 đồ án, trong đó toàn bộ 9/9 đồ án quy hoạch phân khu đô thị được thông qua, cụ thể: Đô thị Sườn đồi; Công nghệ cao; Đô...

Tọa đàm trực tuyến “Đà Nẵng trong nỗ lực chống khai thác IUU”

Nhằm làm rõ thực trạng, khó khăn, cũng như những giải pháp và thông tin những chỉ đạo từ Chính phủ, chính quyền thành phố, các cơ quan chức năng trong việc phòng chống khai thác IUU tại Đà Nẵng, góp phần cùng các địa phương cả nước thúc đẩy Ủy ban Châu Âu sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, ngày 26-12, Cổng Thông tin điện tử thành phố tổ chức chương trình...

Đà Nẵng vào top điểm đến tuyệt vời nhất châu Á năm 2025

Trong 8 điểm đến được tạp chí Time Out đề xuất, Đà Nẵng của Việt Nam đã xuất sắc đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách này. Được biết, bảng xếp hạng của Time Out dựa trên các yếu tố như: Không quá đông đúc, đa dạng về địa điểm giải trí và ăn uống… Time Out đánh giá, từ lâu Đà Nẵng đã là điểm đến yêu thích của du khách trong khu vực. Dù được biết...

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

 Đại tướng Nguyễn Quyết. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh...

Cần quản lý, sử dụng hiệu quả các khu đất công bỏ trống

Thời gian qua, tình trạng các khu đất công bỏ trống, chưa được sử dụng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí nguồn lực đất đai. Trăn trở trước thực tế này, thành phố cũng đã vào cuộc tháo gỡ và với việc Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực thi hành, vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. ...

An táng Đại tướng Nguyễn Quyết tại Nghĩa trang Mai Dịch

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20-8-1922; quê quán xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; thường trú tại số nhà 02/4 Yecxanh, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; tham gia cách mạng...

Đà Nẵng 2024, một năm nhìn lại – Bài 2: Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính: Chắp “đôi cánh” cho...

Ngày 26-6-2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với 452/459 đại biểu tán thành (đạt 93%), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025. Thời gian thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà...

Sở Tài chính Đà Nẵng lên tiếng về vụ Công ty GFDI lừa đảo

Mới đây, cử tri Đà Nẵng phản ánh về việc Công ty GFDI huy động vốn, sau đó mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỉ đồng, qua đó cho thấy vấn đề lỏng lẻo trong quản lý nhà nước về tài chính, đầu tư. Hàng ngàn người dân là nạn nhân của Công ty GFDI sau khi doanh nghiệp này tuyên bố vỡ nợ Trả lời ý kiến trên,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất