Powered by Techcity

Tuần 31-7- 6-8: ‘Nóng’ với nội dung sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; sạt lở tại đèo Bảo Lộc khiến 3 chiến sĩ hy sinh; cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu gạo

Tuần 31-7- 6-8, các thông tin nóng được dư luận đặc biệt quan tâm là việc sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; tình trạng mưa lũ gây sạt lở đất tại các địa phương; cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam và nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực trong tình hình một số số quốc gia cấm xuất khẩu gạo…

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đứng đầu về số huyện, xã phải sắp xếp, sáp nhập





Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sáng 31-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành; tác động đến người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là yêu cầu cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu: Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các chủ thể

Theo rà soát của các địa phương, giai đoạn 2023-2025 có 33 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.327 đơn vị hành chính cấp xã của 58 tỉnh, thành phố thuộc diện phải sắp xếp.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai địa phương có số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập nhiều nhất cả nước. Hà Nội có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025. TP Hồ Chí Minh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 149 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp trong giai đoạn này.

Sạt lở đất vùi lấp Trạm cảnh sát giao thông

15 giờ 30 phút ngày 30-7, tuyến Quốc lộ 20 đoạn qua đèo Bảo Lộc bị sạt lở nghiêm trọng, vùi lấp một phần Trạm Cảnh sát giao thông đóng trên đèo Bảo Lộc. Mưa lũ cũng làm Quốc lộ 55 đoạn qua cống ngầm xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm bị ngập nặng, khiến giao thông tạm thời bị chia cắt. 3 cán bộ, chiến sĩ của Trạm cảnh sát giao thông và một người dân đã hy sinh.

Cũng tại tời điểm xảy ra sạt lở, một chiếc xe khách loại 45 chỗ đang lưu thông trên đèo đã bị đất đá đẩy trôi vào hộ lan về phía vực trên đèo Bảo Lộc, rất may không rơi xuống vực.





Xe ô tô tại Trạm Cảnh sát giao thông trên đèo Bảo Lộc bị vùi lấp. Ảnh: TTXVN phát
Ô- tô tại Trạm Cảnh sát giao thông trên đèo Bảo Lộc bị vùi lấp. Ảnh: TTXVN phát

Chiều 31-7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định truy thăng cấp bậc hàm đối với 3 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ trên đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Sau vụ sạt lở đất vùi lấp Trạm Cảnh sát giao thông trên đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) làm bốn người tử vong, dư luận đặt câu hỏi về tính pháp lý của vườn sầu riêng (có 1/4 diện tích đất vườn đã sạt lở xuống Trạm).





Diện tích khu vực sạt lở khi chưa bị san ủi, chưa có vườn sầu riêng năm 2018. Ảnh: TTXVN phát
Diện tích khu vực sạt lở khi chưa bị san ủi, chưa có vườn sầu riêng năm 2018. Ảnh: TTXVN phát

Kết luận của Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Huoai, phần nhà chốt Cảnh sát giao thông không thuộc phần diện tích quy hoạch 3 loại rừng. Diện tích đất bị sạt trượt bao gồm: một phần diện tích nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng và một phần diện tích nằm trong quy hoạch 3 loại rừng. Diện tích này thuộc khoanh vùng quản lý miếu Ba Cô, do bà Đặng Thị Lộc canh tác cây nông nghiệp ổn định từ trước năm 1985 đến nay (hiện trạng là cây sầu riêng khoảng 3 năm tuổi).

Theo thông tin ban đầu, mặc dù khu vườn này có một phần diện tích đất rừng nhưng bà Đặng Thị Lộc (trú thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai) đã canh tác ổn định từ năm 1985 đến nay. Trước đây, diện tích vườn này trồng các loại cây ăn trái như bơ, mít… Đến năm 2019, do hiệu quả kinh tế thấp nên chủ vườn đã phá bỏ các loại cây trên để trồng cây sầu riêng.

Căn cứ vào các hình ảnh trước khi vụ sạt lở xảy ra có ý kiến nhận xét việc san ủi, tạo mặt bằng ở sân chốt Cảnh sát giao thông đã tạo nên một bờ ta-luy dương quá cao mà không được xây dựng kè chống sạt lở. Mặt khác, trong khi cả khu vực đều là rừng phòng hộ, thì chỉ có diện tích phía trên chốt Cảnh sát giao thông là vườn sầu riêng với cây nhỏ và thưa thớt. Hiện trạng này khiến cho dư luận đặt dấu hỏi về trách nhiệm quản lý trước nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên…

Cũng trong tuần qua, tình trạng sạt lở đất xảy ra tại nhiều địa phương. Ngày 4-8, tại xóm Ban Tiện, thôn Phù Ninh, xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) đã xảy ra tình trạng xói, lở đất làm nhiều phương tiện giao thông bị mắc kẹt, gây khó khăn trong đi lại, ảnh hưởng đến tâm lý người dân.

Chính thức sử dụng VNeID đối với khách làm thủ tục đi máy bay

Từ ngày 2-8, chính thức triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (tài khoản VNeID) đối với hành khách đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa tại tất cả cảng hàng không trên cả nước.





Hành khách làm thủ tục đi máy bay bằng ứng dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Ảnh: PV/Vietnam+
Hành khách làm thủ tục đi máy bay bằng ứng dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Ảnh: PV/Vietnam+

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai áp dụng việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với hành khách đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa (đối với công dân Việt Nam, VNeID có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân; đối với người nước ngoài, VNeID có giá trị tương đương hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Liên quan đến thắc mắc của người dân về việc nếu không sử dụng VNeID có ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, việc triển khai sử dụng VNeID tại tất cả các sân bay trên toàn quốc không ảnh hưởng đến người chưa có tài khoản VNeID. Nếu hành khách chưa tải ứng dụng VNeID thì vẫn sử dụng các loại giấy tờ khác như trước đây để làm thủ tục bay.

Tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực

Trước tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian gần đây trên thế giới biến đổi liên tục như việc Nga chính thức rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen; Ấn Độ và UAE tạm dừng xuất khẩu gạo… Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu gạo sang các nước.





Ảnh: TTXVN phát
Ảnh: TTXVN phát

Tại nội địa, ngay khi có thông tin về lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá thóc gạo trong nước tăng nhanh theo từng ngày (trung bình mỗi ngày tăng từ 50 – 100 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu tại một số địa phương đã tăng từ 400 – 500 đồng/kg so với thời điểm ngày 20-7-2023 (Lệnh cấm có hiệu lực).  Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam tỏ ra khá thận trọng trong việc thu mua và nhận đơn hàng mới để tránh các rủi ro khó lường trước.

Để tạo thuận lợi cho việc thu mua, xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam mong muốn, các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nguồn vốn vay lưu động mua hàng vào; đồng thời, xem xét kéo dài thời hạn để doanh nghiệp cân nhắc thời điểm bán hàng phù hợp hơn, tránh rủi ro. Song song đó, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan có khuyến cáo để tránh tình trạng nông dân quay lại mở rộng diện tích sản xuất lúa gạo khiến việc chuyển đổi cây trồng không theo kế hoạch đề ra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã ký văn bản hoả tốc số 5102/BCT-TTTN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phối hợp triển khai việc bình ổn thị trường lúa gạo. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương chỉ đạo sở công thương đôn đốc các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường có phương án về nguồn hàng lúa gạo, đảm bảo cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với giá bình ổn.

Cùng đó, Bộ Công Thương yêu cầu địa phương chỉ đạo doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn duy trì lượng thóc, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết; thực hiện việc thu mua giao hàng theo tiến độ hợp lý và cân đối lượng xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước.

Đặc biệt, Bộ Công Thương lưu ý doanh nghiệp tránh mua gom ồ ạt gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ đẩy giá lúa gạo trong nước tăng bất hợp lý.

Ngày 4-8, tại TP Cần Thơ, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Sơ kết tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2023, bàn phương hướng điều hành xuất khẩu những tháng cuối năm 2023. Tại Hội nghị, Bộ Công thương khẳng định: Sản lượng lúa gạo có thể đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Việc tận dụng thời cơ về giá để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo, khai thác thị trường truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng cần khẩn trương, nhưng gắn với đó phải giữ được thương hiệu gạo đã xây dựng thời gian qua, đồng thời đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tựu trường sớm nhất trước một tuần so với ngày khai giảng





Ảnh: minh họa TTXVN.
Ảnh: minh họa TTXVN

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo  ban hành tuần qua,  Bộ quy định thời gian tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Các trường học trong cả nước sẽ tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 5-9-2023.

Thời gian kết thúc học kỳ I trước ngày 15-1-2024; hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25-5-2024 và kết thúc năm học trước ngày 31-5-2024.

Việc xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp Trung học Cơ sở trước ngày 30-6-2024; hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31-7-2024.

Theo Baotintuc.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng đón xuân, vui Tết với khí thế mới, động lực mới cho sự phát triển bứt phá

Theo Báo cáo số 48/BC-UBND ngày 31-1-2025 của UBND thành phố Đà Nẵng về tình hình Tết Ất Tỵ (từ ngày 25-1 đến 31-1-2025, từ ngày 26 tháng Chạp đến Mồng 3 Tết), Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết...

6 dự án cao tốc vốn hơn 32.200 tỉ đồng khởi công năm 2025

6 dự án cao tốc có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp và tổng mức đầu tư trên 32.200 tỉ đồng dự kiến được khởi công trong năm 2025. Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn có chiều dài khoảng 15,245 km sẽ được đầu tư mở rộng 2 làn xe. Ảnh: VGP Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trong năm 2025, ngành giao thông vận tải (GTVT) dự kiến...

Đà Nẵng đón hơn 140 chuyến bay trong ngày mồng 1 Tết

ĐNO - Sáng 29-1 (mồng 1 Tết Ất Tỵ), Sở Du lịch phối hợp Cảng vụ Hàng không miền Trung, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng, Công ty CP Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng, cùng đại diện các hãng hàng không chào đón du khách "xông đất" sân bay quốc tế Đà Nẵng ngày đầu năm mới Ất Tỵ. Đón những du khách quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường hàng không. Ảnh: NGỌC...

Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15

ĐNO - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 14/QĐ-BCĐNQ136 ban hành quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26-6-2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Theo đó, Trưởng Ban chỉ đạo là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Tăng cường phòng, chống gian lận hóa đơn

ĐNO - Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn số 445/TCT-TTKT ngày 24-1-2025 chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn về công tác tăng cường phòng chống gian lận hóa đơn và kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý hóa đơn. Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các địa phương tăng cường phòng, chống gian lận hóa đơn. Trong ảnh: Hoạt động tại bộ phận...

Cùng tác giả

Đà Nẵng đón xuân, vui Tết với khí thế mới, động lực mới cho sự phát triển bứt phá

Theo Báo cáo số 48/BC-UBND ngày 31-1-2025 của UBND thành phố Đà Nẵng về tình hình Tết Ất Tỵ (từ ngày 25-1 đến 31-1-2025, từ ngày 26 tháng Chạp đến Mồng 3 Tết), Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết...

Tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng 13,5% so với cùng kỳ

ĐNO - Theo Báo cáo số 48/BC-UBND ngày 31-1-2025 của UBND thành phố Đà Nẵng về tình hình Tết Ất Tỵ (từ ngày 25-1 đến 31-1-2025, từ ngày 26 tháng Chạp đến Mồng 3 Tết), tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 ước đạt hơn 456.000 lượt khách, tăng 13,5% so với Tết Nguyên đán Giáp Thìn (2024) Người dân phấn khởi, trình diễn vũ điệu xuân vui Tết Nguyên...

Đà Nẵng trong 07 ngày Tết: Tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí

Trong 07 ngày trước, trong và sau Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 ( tức là từ ngày 25 tháng chạp đến nay). Tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố được duy trì đảm bảo, không xảy ra tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không có ùn tắc giao thông kéo dài,...

Mùng 4 Tết, Đà Nẵng ra quân thu gom rác thải sinh hoạt

Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết, trong những ngày Tết, công ty đã bố trí lực lượng duy trì vệ sinh, không để rác ứ lại trên đường phố; duy trì tưới nước chống bụi trên một số tuyến đường chính và vệ sinh các bãi tắm du lịch. Và hôm nay, Mùng 4 Tết, đơn vị huy động 100% phương tiện, nhân...

Rộn ràng du xuân

Đường hoa mai đào đông nghịt người tham quan chụp hình Thời tiết nắng ấm, thuận lợi cho người dân, du khách du xuân Các bạn trẻ chụp ảnh Tết với trang phục truyền thống Du khách nước ngoài lưu lại khoảnh khắc đẹp tại Đà Nẵng Thành phố trang trí nhiều linh vật để người dân check-in 2 bạn trẻ chụp ảnh cùng vườn hoa đào Đường hoa Xuân năm nay đa dạng tiểu cảnh để người dân, du khách chụp hình Một gia đình...

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng trong 07 ngày Tết: Tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí

Trong 07 ngày trước, trong và sau Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 ( tức là từ ngày 25 tháng chạp đến nay). Tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố được duy trì đảm bảo, không xảy ra tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không có ùn tắc giao thông kéo dài,...

Mùng 4 Tết, Đà Nẵng ra quân thu gom rác thải sinh hoạt

Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết, trong những ngày Tết, công ty đã bố trí lực lượng duy trì vệ sinh, không để rác ứ lại trên đường phố; duy trì tưới nước chống bụi trên một số tuyến đường chính và vệ sinh các bãi tắm du lịch. Và hôm nay, Mùng 4 Tết, đơn vị huy động 100% phương tiện, nhân...

Rộn ràng du xuân

Đường hoa mai đào đông nghịt người tham quan chụp hình Thời tiết nắng ấm, thuận lợi cho người dân, du khách du xuân Các bạn trẻ chụp ảnh Tết với trang phục truyền thống Du khách nước ngoài lưu lại khoảnh khắc đẹp tại Đà Nẵng Thành phố trang trí nhiều linh vật để người dân check-in 2 bạn trẻ chụp ảnh cùng vườn hoa đào Đường hoa Xuân năm nay đa dạng tiểu cảnh để người dân, du khách chụp hình Một gia đình...

Các khu, điểm vui chơi, giải trí nhộn nhịp đầu xuân

Người dân thích thú khi "check-in" tại vườn hoa xuân dưới chân núi Ngũ Hành Sơn Nhiều tiểu cảnh để người dân, du khách chụp hình Tiểu cảnh mang không khí Tết được nhiều người yêu thích Những loại hoa mang nhiều màu sắc như vạn thọ, cúc, mâm xôi đồng tiền... tại vườn hoa Vườn hoa xuân rực rỡ nhiều màu sắc kết hợp cùng phong cảnh núi non hữu tình của danh thắng Ngũ Hành Sơn Công viên 29-3 trang hoàng...

Đa dạng hoạt động văn hoá, nghệ thuật hấp dẫn người dân, du khách dịp Tết Nguyên đán

Thư pháp - Cho chữ đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa ngày xuân của người Việt. Hình ảnh “ông đồ” ngồi cho chữ đã trở nên quen thuộc mỗi dịp Tết đến. Ý nghĩa của việc xin chữ đầu năm là mong muốn một năm may mắn, bình an và phúc lộc thọ tràn ngập với bản thân cũng như gia đình. Hoạt động vẽ tranh cũng thu hút nhiều du khách với mong muốn...

Niềm vui đón Tết ở Trung tâm Bảo trợ xã hội

Dù không được quây quần bên gia đình trong những ngày Tết nhưng những đối tượng chính sách được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Đà Nẵng vẫn được đón một cái Tết đầm ấm, với nhiều hoạt động giao lưu, vui chơi thú vị. Hoạt động vui chơi, đón Tết ở Trung tâm Bảo trợ xã...

Đà Nẵng: Đảm bảo mọi nhà đều được vui xuân, đón Tết

Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái”, dịp Tết Nguyên đán năm nay, TP Đà Nẵng đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui Xuân, đón Tết. Lãnh đạo thành phố trao quà Tết cho các đối tượng bảo trợ...

Để mọi người, mọi nhà đều có Tết

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cùng với cấp ủy, Đảng, chính quyền, Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng đã triển khai phong trào “Tết nhân ái” lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, góp phần động viên tinh thần những đối tượng yếu thế trong xã hội, cùng nhân dân vui...

Phụ nữ Đà Nẵng vươn lên trong mùa xuân mới

Mùa xuân – mùa của sự đổi mới, hy vọng và những khởi đầu tươi sáng. Đối với nhiều người, đây là thời điểm để đón nhận những niềm vui và ước mơ mới. Tuy nhiên, với những phụ nữ nghèo, đặc biệt là phụ nữ đơn thân, mùa xuân vẫn còn là một hành trình gian nan đầy thử thách. Chính vì thế, công tác an...

Lực lượng vũ trang thành phố Đà Nẵng: Đón tết vui tươi, an toàn

Tết Nguyên đán là dịp để người Việt Nam sum vầy bên gia đình nhưng với các cán bộ, chiến sĩ quân đội, Tết là khoảng thời gian đặc biệt hơn cả. Dù xa nhà, họ vẫn cùng nhau tạo nên một không khí đón Xuân đầm ấm, đầy ắp tình đồng chí và tinh thần đoàn kết. Lực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất