Powered by Techcity

Từ Tòa thị chính đến Bảo tàng Đà Nẵng mới

Cơ sở 42 Bạch Đằng là một địa chỉ lịch sử của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từng là Tòa thị chính Đà Nẵng thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, sau này là trụ sở HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc tòa nhà này vào ngày 26-8-1945 khi toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Hơn 120 năm qua, công trình này đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử lẫn quá trình thay da đổi thịt của thành phố bên sông Hàn. Giờ đây, từ sự đầu tư của thành phố, tòa nhà mang tính biểu tượng này tiếp tục bước sang một trang mới với sứ mệnh trở thành nơi lưu giữ ký ức của thành phố.





Tòa thị chính cũ được thành phố cải tạo, nâng cấp thành Bảo tàng Đà Nẵng mới. Ảnh: X.D
Tòa thị chính cũ được thành phố cải tạo, nâng cấp thành Bảo tàng Đà Nẵng mới. Ảnh: X.D

Chứng nhân lịch sử

Theo nhiều tài liệu ghi lại, Tòa thị chính Đà Nẵng được chính quyền thực dân Pháp xây năm 1898 và hoàn thành vào năm 1900. Công trình này do người Pháp thiết kế, thi công theo phong cách tân cổ điển với hình thức đối xứng đơn giản.

Theo Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đô thị nằm bên sông Hàn này được người Pháp đặt tên là Tourane và quy hoạch theo chức năng và mô hình của phương Tây. Lúc đó, đường Quai Courbet (nay là đường Bạch Đằng) được hình thành đầu tiên với sự hiện diện của hàng loạt công trình công quyền như: Tòa thị chính, Tòa án, Nhà dây thép, Sở Quan thuế và công quản Trung Kỳ, Phòng thương mại Đà Nẵng… Trong đó, Tòa thị chính với mặt tiền hướng ra sông Hàn là công trình có vai trò quan trọng bậc nhất về thể chế chính trị lúc bấy giờ. Đây là nơi làm việc của Đốc lý thành phố và từng là biểu tượng quyền lực của chính quyền “nhượng địa – Tourane”.

Không chỉ mang tính biểu tượng, Tòa thị chính còn là nhân chứng cho những thời lịch sử hào hùng của quân và dân Đà Nẵng. Theo tài liệu lưu tại Bảo tàng Đà Nẵng, vào tháng 2-1937, hàng nghìn người dân Đà Nẵng kéo về Tòa thị chính, gặp Godart – phái viên của Chính phủ Pháp để đưa yêu sách đòi quyền dân sinh, dân chủ. Cũng chính ở nơi đây, vào mùa thu lịch sử năm 1945, nhân dân Đà Nẵng vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Sáng 26-8-1945, tại Tòa thị chính, đồng chí Lê Văn Hiến, nhân danh Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời thành phố đã tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn của Nhật do Nguyễn Khoa Phong làm Thị trưởng. Đây là dấu mốc khẳng định mảnh đất “nhượng địa – Tourane” trở về với Tổ quốc Việt Nam độc lập. Khi quân Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Trung đoàn 96 đã ngoan cường đánh trả địch tại đây. Còn trong kháng chiến chống Mỹ, vào trưa 29-3-1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam  tung bay trên nóc Tòa thị chính, đánh dấu thắng lợi của quân dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng ngày, lúc 18 giờ 30, các đồng chí Võ Chí Công, Hồ Nghinh và các đồng chí trong Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Quảng Đà vào tiếp quản cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.

Trong giai đoạn xây dựng và phát triển, công trình này tiếp tục được sử dụng làm trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1994, tòa nhà được tu sửa, nâng cấp nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Pháp vốn có. Thời điểm chia tách địa giới hành chính năm 1997, tòa nhà vẫn được chọn là trụ sở của UBND thành phố Đà Nẵng. Đến tháng 6-2014, bộ máy chính quyền chuyển vào Trung tâm Hành chính thành phố, tòa nhà trở thành trụ sở của HĐND thành phố. Như vậy, dù trải qua bao biến thiên lịch sử, địa chỉ này đều được chọn là trụ sở của bộ máy chính quyền. Điều này khẳng định tầm vóc, giá trị đặc biệt của một công trình mang tính biểu tượng đối với người dân thành phố. Năm 1992, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) đưa Tòa thị chính vào danh sách di tích được đăng ký bảo vệ.

Viết tiếp trang sử mới

Cuối năm 2016, Sở Văn hóa – Thể thao thành phố đề xuất chuyển Bảo tàng Đà Nẵng (bên trong Thành Điện Hải) về trụ sở số 42 Bạch Đằng sau khi HĐND thành phố dời đi nơi khác và được Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý. Giữa năm 2020, UBND thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng với kinh phí gần 505 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết, bảo tàng tại vị trí mới kết nối với quảng trường chung quanh Thành Điện Hải, Thư viện Khoa học Tổng hợp và cảnh quan bờ tây sông Hàn, tạo thành quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo. Sau khi hoàn thành công trình, Bảo tàng Đà Nẵng cũng mở rộng quy mô trưng bày, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất là nơi sưu tầm, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố và khu vực miền Trung – Tây nguyên. Từ đó, góp phần giáo dục và phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu, hưởng thụ văn hóa của đông đảo người dân cũng như du khách.

Theo NSND Huỳnh Hùng, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, trong những năm trở lại đây, lãnh đạo thành phố dành sự quan tâm, đầu tư rất lớn cho văn hóa, minh chứng là việc đầu tư hơn 500 tỷ đồng để cải tạo cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng mới. Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở này thành bảo tàng rất phù hợp, bởi bản thân tòa nhà này là một hiện vật lịch sử có giá trị của Đà Nẵng.

Đến nay, phong cách kiến trúc của công trình này vẫn chưa hề lạc hậu. Vì thế, việc chuyển Bảo tàng Đà Nẵng về vị trí này không ảnh hưởng gì đến hoạt động mà còn có cơ hội phát huy vai trò giới thiệu những hiện vật, tư liệu lịch sử đến với đông đảo công chúng. Mặt khác, việc dời Bảo tàng Đà Nẵng về cơ sở 42 Bạch Đằng cũng là yếu tố quan trọng để thành phố triển khai giai đoạn 2 của dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo Thành Điện Hải. Qua đó, góp phần nâng tầm di tích quốc gia đặc biệt, trở thành điểm nhấn trong không gian văn hóa, lịch sử của thành phố.





Tòa thị chính cũ. (Ảnh tư liệu)
Tòa thị chính cũ. (Ảnh tư liệu)

Sau hơn 3 năm thực hiện, hình hài của Bảo tàng Đà Nẵng mới đang dần lộ rõ với lối kiến trúc cổ kính xen lẫn hiện đại, thể hiện sự chuyển giao giữa cái cũ và cái mới. Trong đó, phía mặt tiền đường Bạch Đằng với điểm nhấn kiến trúc của khối nhà 42 và 44 Bạch Đằng đã và đang trở thành một điểm check-in yêu thích của người dân, du khách từ nhiều tháng nay.

Ông Phan Thanh Tùng, Giám đốc điều hành dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo thành phố, các hạng mục chính của công trình đã cơ bản được hoàn thành. Hiện nay, đơn vị thi công đã hoàn thành khoảng 96% tiến độ công việc của phần xây lắp, chỉ còn chờ phần nội thất trưng bày để sơn lần cuối, đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật.

Ngày 24-8, thành phố đã tổ chức mở thầu hạng mục xây lắp, dự kiến đến giữa tháng 9-2023 sẽ có kết quả. Khi đơn vị trúng thầu triển khai phần nội thất trưng bày, đơn vị sẽ đồng thời tiến hành chỉnh trang thẩm mỹ tòa nhà theo hình thức cuốn chiếu để kịp tiến độ khánh thành Bảo tàng Đà Nẵng, góp phần nâng tầm trải nghiệm tham quan, tìm hiểu lịch sử của người dân và du khách.

KHÔI NGUYÊN

Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng hoàn thành xử lý triệt để tàu cá “3 không”

Trước yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu, các đơn vị, địa phương của thành phố tập trung tối đa nguồn lực với những giải pháp được triển khai quyết liệt, kịp thời. Với nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt, các...

Thị trường Tết: Sức mua tăng, giá hàng hóa biến động

Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại nhiều chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố, sức mua của người dân tăng lên từng ngày kéo theo giá một số mặt hàng biến động. Người dân đến siêu thị Go! Đà Nẵng mua sắm thực phẩm Tết. Ảnh: MAI LY Sức mua tại các chợ, siêu thị tăng Ghi nhận cho thấy các loại bánh kẹo, đồ khô, thực phẩm tươi sống, giỏ quà phục...

Tập trung 5 nhiệm vụ, giải pháp để tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2025

ĐNO - Đây là yêu cầu của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng tại hội nghị “Đánh giá công tác thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2024 và triển khai công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2025” do UBND thành phố tổ chức vào sáng 10-1. Cùng chủ trì hội nghị có Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung...

Sẵn sàng đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

HĐND thành phố vừa ban hành Nghị quyết số 57/2024/NQ-HĐND quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Sinh viên ngành thiết kế vi mạch trong giờ học tại...

Tiếp tục khai thác quỹ đất, thúc đẩy thị trường bất động sản

Việc đấu giá thành công nhiều lô đất ở và sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản trong quý 4-2024 mang đến những tín hiệu khả quan về khai thác quỹ đất và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2025. Căn hộ du lịch và chung cư đang trở thành những phân khúc nổi bật và dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng với nguồn...

Cùng tác giả

Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng trao gần 700 phần quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng Mai Minh Vương cho biết, “Vui Tết cùng chúng tôi” là chương trình thiện nguyện thường niên do Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng tổ chức từ năm 2008. Qua 17 năm triển khai, chương trình đã trở thành hoạt động trọng điểm, đồng hành cùng các chương trình thiện nguyện do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phát...

‘Gỡ rối’ loạt băn khoăn về tuyển sinh, ngành nghề

Học sinh huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk) tại chương trình chiều 11-1 – Ảnh: Trung Tân Ngày 11-1, bốn buổi tư vấn đầu tiên của Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2025 do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) phối hợp với các đơn vị tổ chức đã đồng loạt diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột, huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk), TP Huế và tỉnh Nghệ An. Nhiều băn khoăn, thắc mắc của...

Đoàn công tác Tổng cục II, Bộ Quốc phòng thăm, chúc Tết thành phố Đà Nẵng

Đoàn công tác của Tổng cục II, Bộ Quốc phòng đến thăm, chúc Tết thành phố Thay mặt Đảng ủy Tổng cục II, Trung tướng Trần Công Chính cảm ơn Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng dành thời gian tiếp đoàn và gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Trung tướng Trần Công Chính chúc lãnh đạo thành phố năm mới dồi dào sức khỏe, tiếp tục lãnh đạo...

Đạt nhiều kỉ lục mới

Giá vàng ngày hôm nay 12/01/2025 Tuần qua, giá vàng trong nước có 4 phiên tăng mạnh liên tiếp, đưa mức giá của vàng miếng và nhẫn cùng áp sát mốc 87 triệu đồng/lượng. Kết tuần, giá vàng miếng SJC đã tăng mạnh 1,3 triệu đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần trước. Giá vàng nhẫn tròn trơn các doanh nghiệp đều điều chỉnh tăng từ 1,2 triệu đến 1,3 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng miếng và vàng nhẫn đang ở...

Tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT và đại học quá cao, khó tìm việc?

TS Phạm Tấn Hạ khẳng định việc sáp nhập các bộ ngành, cơ quan hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến học sinh trong chọn ngành – Ảnh: TRẦN HUỲNH Buổi tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp sáng nay 12-1 tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP Pleiku, Gia Lai) thu hút hơn 4.000 học sinh trong tỉnh, trong đó rất nhiều em lo lắng trước các thông tin sáp nhập, không biết chọn ngành nào để vào đại...

Cùng chuyên mục

Không gian trưng bày hiện đại của Bảo tàng Đà Nẵng

Đến thời điểm này, hầu hết hiện vật của Bảo tàng Đà Nẵng (nằm trong vùng lõi di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải) đã được vận chuyển, di dời về Bảo tàng Đà Nẵng và sắp xếp vào các không gian. Toàn bộ hiện vật, hình ảnh đều được số hóa hiện đại, nhiều hiện vật gốc lần đầu tiên được đưa vào trưng bày, giới thiệu với người dân, du khách. Một góc Bảo tàng Đà Nẵng hiện...

Điều ít biết về 3 cổ vật tại Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số những bảo vật quốc gia vừa được công nhận, Đà Nẵng có 3 hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Đặc biệt, lần đầu có một tác phẩm xuất xứ tại di tích Chăm ở Đà Nẵng được công nhận bảo vật quốc gia. Chia sẻ với Tiền Phong ngày 4/1, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay 3 hiện vật của bảo tàng được công nhận Bảo vật quốc gia gồm phù điêu Shiva múa...

Nhiều hoạt động phục vụ người dân, du khách dịp Tết Nguyên Đán 2025

Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Đà Nẵng sẽ trở thành tâm điểm của không khí lễ hội với hàng loạt sự kiện đặc sắc. Từ những chương trình nghệ thuật, triển lãm, cho đến các hoạt động truyền thống và hiện đại, người dân và du khách sẽ được hòa mình vào một mùa...

Đà Nẵng: Ngàn người tham gia đếm ngược chào năm mới 2025

Tối qua (31/12), với thời tiết tạnh ráo, nhiều người dân và du khách đã đổ về các tuyến phố, để tham gia các hoạt động chào đón năm mới. Trong đó, Chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2025 với chủ đề Đại nhạc hội Ánh sáng- Larue Lumifest do Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken tổ chức tại Công viên Biển Đông (đường...

Đà Nẵng tưng bừng Lễ hội Tết Việt với đa dạng các hoạt động

Đà Nẵng tổ chức đa dạng các hoạt động với Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang. Sự kiện nằm trong nỗ lực thu hút 11,9 triệu lượt khách du lịch năm 2025. Đa dạng các hoạt động tại Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Ảnh: Nguyễn Linh Từ ngày 17.1 đến ngày 21.1.2025 (nhằm ngày 18 đến ngày 22.12.2024 âm lịch), UBND huyện Hòa Vang sẽ tổ chức Lễ hội Tết Việt Ất...

Làng nghề bánh tráng Túy Loan đỏ lửa ngày đêm vào vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống, tìm kiếm hướng đi mới để phát triển bền vững. Bà Trần Thị Luyện (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm bánh vào dịp cuối năm. Ảnh: Nguyễn Linh Nỗ lực giữ lửa nghề truyền thống Dịp Tết đến, không khí tại Túy Loan vẫn nhộn nhịp. Các lò bánh tráng đỏ lửa xuyên ngày đêm để kịp phục vụ thị trường,...

DIFF 2025 mang thông điệp: Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới

Sau 12 kỳ tổ chức thành công, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF đã trở thành sự kiện văn hóa du lịch mang thương hiệu của thành phố bên sông Hàn, là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy du lịch Đà Nẵng tăng trưởng. Năm 2025, Lễ hội sẽ được đầu tư, nâng tầm hơn nữa, nhằm đánh dấu chặng...

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 đánh dấu kỷ nguyên mới

Ngày 27.12, một số thông tin về Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đã được công bố. Công bố chủ đề của Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025. Ảnh: TT DIFF luôn là tâm điểm mỗi mùa hè của Đà Nẵng, giúp thu hút du khách, tăng nguồn thu từ du lịch cho thành phố. Năm 2025, thông điệp dự kiến của DIFF 2025 là Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới, nhằm đánh dấu hành trình...

Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan

Sáng nay 2112, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao TP Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; Thành ủy viên, Phó...

Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel

Tối 20/12, đường phố Đà Nẵng lại tiếp tục tưng bừng, náo nhiệt với hoạt động Diễu hành Vui cùng ông già Noel.  Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel Xuất hiện trong cuộc diễu hành là ông già Noel, bà chúa tuyết cùng mô hình tuần lộc kéo xe được trang trí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất