Powered by Techcity

Triển lãm tư liệu quý về Đà Nẵng buổi đầu kháng Pháp

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu ý đồ “đánh thốc ra kinh đô Huế, buộc triều đình Huế quy hàng”. Tuy nhiên, dưới sự chỉ huy của những danh tướng triều Nguyễn là Nguyễn Tri Phương, Lê Đình Lý, quân triều đình và quân, dân Đà Nẵng đã kiên cường chiến đấu, buộc liên quân Pháp phải rút quân sau 18 tháng 22 ngày sa lầy tại đây.





Hình ảnh liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà (ảnh trên) và tàu chiến liên quân nằm ngoài biển Đà Nẵng trước khi nổ súng (ảnh dưới) được triển lãm tại Nghĩa trủng Hòa Vang. Tranh tư liệu
Hình ảnh liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà (ảnh trên) và tàu chiến liên quân nằm ngoài biển Đà Nẵng trước khi nổ súng (ảnh dưới) được triển lãm tại Nghĩa trủng Hòa Vang. Tranh tư liệu

165 năm sau, những hình ảnh, tư liệu lịch sử khắc họa cảnh quân, dân Đà Nẵng xây đồn đắp lũy, sửa sang hầm công sự hay cảnh liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà được tái hiện sinh động qua cuộc triển lãm tranh, ảnh, tư liệu lịch sử “Đà Nẵng buổi đầu kháng Pháp – Tây Ban Nha (1858-1860) – Di sản còn lại với thời gian” do Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức từ ngày 30-8 đến 6-9 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Nghĩa trủng Hòa Vang.

Chuyện xưa lưu dấu

Con đường dẫn vào Khu Di tích lịch sử quốc gia Nghĩa trủng Hòa Vang (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) những ngày đầu tháng 9 đầy nắng. Trong khuôn viên nghĩa trủng, trước hơn ngàn ngôi mộ nghĩa sĩ nằm ngay ngắn, yên bình dưới bóng cây, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức trưng bày khoảng 100 tranh, ảnh tư liệu liên quan đến sự kiện Đà Nẵng mở đầu cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1858-1860).

Đứng trước bức tranh ký họa cảnh liên quân Pháp – Tây Ban Nha đổ bộ lên tả ngạn sông Hàn, đánh vào thành Điện Hải, bà Đinh Thị Mười (75 tuổi), sống gần khu vực nghĩa trủng nói, mỗi tháng vào ngày rằm, mồng 1, bà thường mua hoa quả vào nghĩa trủng thắp hương, gửi gắm chút lòng thành đến các anh hùng, nghĩa sĩ.

Năm nay, đứng trước những tranh, ảnh, tư liệu lịch sử Đà Nẵng buổi đầu kháng Pháp, bà Mười có thêm cơ hội ngưỡng vọng quá khứ, qua đó hiểu hơn hai câu đối “Ân triêm khô cốt di truyền cổ/ Trạch cập tàn hồn tái kiến kim” (tạm dịch: Ơn đức nhà vua thấm đến những bộ xương khô từ xưa còn lại; những hạt mưa móc ban cho linh hồn vất vưởng được thấy lại hôm nay), có từ năm Tự Đức thứ 19 (1866).

Theo bà Mười, hơn 60 năm qua, sau lần di dời về địa chỉ hiện tại, Nghĩa trủng Hòa Vang đã sống trọn vẹn trong lòng con, dân phường Khuê Trung. Giữa khu đô thị mới khang trang, câu chuyện xưa gắn chặt vào những hàng mộ nghĩa sĩ thẳng tắp, uy nghiêm. Dẫu vậy, cũng như bà Mười, không phải ai cũng hiểu rõ những gì đã diễn ra trên sông Hàn và trong thành Điện Hải 165 năm trước.

Cùng với sự phát triển của thành phố, mỗi dấu tích lịch sử như một hiện thân của quá khứ để con người có thể móc nối, xâu chuỗi những sự kiện đã diễn ra. Trước những hình ảnh, tư liệu quý về Đà Nẵng buổi đầu kháng Pháp, nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố cho rằng, cái độc đáo và chỉ riêng Đà Nẵng mới có là sau khi quân, dân triều Nguyễn dành thắng lợi trước liên quân Pháp – Tây Ban Nha không lâu, vua Tự Đức – vị tổng tư lệnh cuộc chiến Mậu Ngọ (1858-1860) đã quyết định xây dựng Nghĩa trủng Hòa Vang và Nghĩa trủng Phước Ninh để quy tụ gần 3.000 bộ hài cốt quan, quân triều đình cùng người dân đã “vị quốc vong thân”.

Để sử xưa gần lại người nay, ông Bùi Văn Tiếng khẳng định, hoạt động triển lãm ảnh, tư liệu lịch sử tại Nghĩa trủng Hòa Vang hay tọa đàm khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản liên quan đến cuộc chiến tranh Mậu Ngọ (1858-1860)” diễn ra nhân kỷ niệm 165 năm cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1858-2023) là những việc làm cần thiết, để thời gian dẫu có lùi hàng trăm năm, thì khi đứng trước Nghĩa trủng Hòa Vang, người đời vẫn nhận ra đây là nơi lưu dấu máu xương của bao anh hùng, nghĩa sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Đà Nẵng nhiều năm trước. Những hoạt động nhằm nhắc nhớ lịch sử dân tộc không chỉ là việc cần làm, mà còn là trách nhiệm của người Đà Nẵng hôm nay đối với bậc tiền nhân.

Bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử liên quan

Ngược dòng lịch sử, Đà Nẵng là nơi đầu tiên liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng để thực hiện kế hoạch xâm chiếm toàn bộ Việt Nam vào thế kỷ XIX. Trong bối cảnh ấy, nhân dân Đà Nẵng trở thành những người đầu tiên, đại diện cho nhân dân cả nước chống lại các thế lực xâm chiếm đến từ phương Tây với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.

Khi nổ súng tấn công Đà Nẵng, liên quân Pháp – Tây Ban Nha cho rằng đây là mục tiêu dễ dàng nên chọn phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo tài tình của danh tướng Nguyễn Tri Phương, Lê Đình Lý, Đào Trí cộng sự chiến đấu ngoan cường của nhân dân Quảng Nam, Đà Nẵng và quân đội triều đình nhà Nguyễn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã bị sa lầy trong cuộc chiến này suốt 18 tháng 22 ngày, buộc phải rút quân. 

Đặc biệt, sự kiện này được xem là thắng lợi lớn và duy nhất của quân, dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống Pháp xâm lược (1858-1885). Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho hay, 165 năm trôi qua, phần lớn những dữ liệu, dấu tích của cuộc chiến giờ chỉ còn lưu lại trên các bức ký họa, bản đồ, qua sử sách, tên đất, tên làng hay qua những nghĩa trủng lưu danh các anh hùng, nghĩa sĩ.

Dẫu tư liệu không còn nhiều, nhưng khá đa dạng và đầy đủ. “Trên địa bàn thành phố hiện còn lưu lại nhiều dấu tích của cuộc kháng chiến chống liên minh Pháp – Tây Ban Nha hồi thế kỷ XIX. Thông qua triển lãm, người xem sẽ hiểu hơn vị trí, vai trò lịch sử của Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1858-1860). Đồng thời, biết được chủ trương phòng thủ Đà Nẵng của triều đình Nguyễn cũng như âm mưu, ý đồ chiến thuật của liên quân Pháp – Tây Ban Nha trong thời gian nổ súng tấn công Đà Nẵng”, ông Thiện nói.

Được biết, trong triển lãm lần này, ngoài cung cấp hình ảnh, tư liệu lịch sử khái quát lại tiến trình cuộc chiến Mậu Ngọ năm 1858, Bảo tàng Đà Nẵng còn bổ sung nhiều hình ảnh, tư liệu quý sưu tầm từ Trung tâm lưu trữ quốc gia Pháp, cộng những hình ảnh về công tác trùng tu, tôn tạo, giáo dục truyền thống yêu nước tại các di tích gắn liền với cuộc kháng Pháp – Tây Ban Nha của quân, dân Đà Nẵng.

Trong đó, đáng chú ý là dòng tranh minh họa cảnh liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên tấn công bán đảo Sơn Trà; cảnh tàu chiến Pháp trang bị đầy đủ phương tiện chiến tranh hiện đại tấn công Đà Nẵng ngày 1-9-1858; cảnh liên quân đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng hay cảnh quân Pháp chuyển những khẩu thần công chiếm được ra khỏi thành Điện Hải…

Từng cất công đi tìm hình ảnh, tư liệu về Đà Nẵng những năm đầu kháng Pháp trong thời gian thực hiện bộ phim tài liệu “Sóng cửa Hàn”, NSND Huỳnh Hùng cho hay hình ảnh, tư liệu về sự kiện theo thời gian hiện không còn nhiều, nên để thực hiện bộ phim, đoàn phải về quê hương danh tướng Nguyễn Tri Phương, lăng Tự Đức, kinh thành Huế và phỏng vấn nhiều nhà nghiên cứu lịch sử để có góc nhìn đa chiều về trận đánh năm 1858.

NSND Huỳnh Hùng khẳng định, với người dân Đà Nẵng nói chung và người làm nghiên cứu lịch sử nói riêng, những tư liệu, hình ảnh về Đà Nẵng những năm đầu kháng Pháp thật sự quý giá. Bởi lẽ, đó là sự kiện lịch sử quan trọng, không chỉ khắc họa lòng dũng cảm, gương hy sinh của người dân Đà Nẵng mà còn đề cập đến chiến lược bảo vệ Đà Nẵng dưới thời vua Tự Đức.

Sau thời gian nghiên cứu những tư liệu, hình ảnh, câu chuyện liên quan, ông cho rằng triều đình nhà Nguyễn đã thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ quốc khi cử danh tướng Nguyễn Tri Phương – một bề tôi trung thành, một võ tướng trí dũng song toàn – lúc này đang làm quan ở Nam kỳ, ra Đà Nẵng làm tổng chỉ huy chống thực dân Pháp. Hầu hết những đề nghị của Nguyễn Tri Phương trong quá trình xây dựng chiến thuật chống Pháp đều được triều đình chấp thuận, tạo cơ hội cho quân, dân Đà Nẵng giành thắng lợi trước liên quân Pháp – Tây Ban Nha.

“Tôi tin rằng, thông qua những dữ liệu lịch sử tại triển lãm lần này, chúng ta sẽ hiểu hơn đức hy sinh và tấm lòng gan dạ của danh tướng Nguyễn Tri Phương, quân triều đình và nhân dân Đà Nẵng trong trận thắng mang tầm chiến lược trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Đó cũng là cơ sở để thành phố bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử liên quan”, NSND Huỳnh Hùng chia sẻ.

Có thể nói, cùng với sự phát triển của thành phố, những hình ảnh, tư liệu lịch sử về Đà Nẵng những năm đầu kháng Pháp được Bảo tàng Đà Nẵng sưu tầm, trưng bày càng trở nên ý nghĩa, khi đây được cho là thắng lợi lớn và duy nhất của quân, dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống quân Pháp xâm lược, ngay từ những ngày đầu.

TIỂU YẾN

Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng hoàn thành xử lý triệt để tàu cá “3 không”

Trước yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu, các đơn vị, địa phương của thành phố tập trung tối đa nguồn lực với những giải pháp được triển khai quyết liệt, kịp thời. Với nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt, các...

Thị trường Tết: Sức mua tăng, giá hàng hóa biến động

Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại nhiều chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố, sức mua của người dân tăng lên từng ngày kéo theo giá một số mặt hàng biến động. Người dân đến siêu thị Go! Đà Nẵng mua sắm thực phẩm Tết. Ảnh: MAI LY Sức mua tại các chợ, siêu thị tăng Ghi nhận cho thấy các loại bánh kẹo, đồ khô, thực phẩm tươi sống, giỏ quà phục...

Tập trung 5 nhiệm vụ, giải pháp để tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2025

ĐNO - Đây là yêu cầu của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng tại hội nghị “Đánh giá công tác thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2024 và triển khai công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2025” do UBND thành phố tổ chức vào sáng 10-1. Cùng chủ trì hội nghị có Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung...

Sẵn sàng đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

HĐND thành phố vừa ban hành Nghị quyết số 57/2024/NQ-HĐND quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Sinh viên ngành thiết kế vi mạch trong giờ học tại...

Tiếp tục khai thác quỹ đất, thúc đẩy thị trường bất động sản

Việc đấu giá thành công nhiều lô đất ở và sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản trong quý 4-2024 mang đến những tín hiệu khả quan về khai thác quỹ đất và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2025. Căn hộ du lịch và chung cư đang trở thành những phân khúc nổi bật và dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng với nguồn...

Cùng tác giả

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ các đối tác chiến lược tại Hoa Kỳ

Từ ngày 9/1 đến 11/1, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Hoa Kỳ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới, tại dinh thự Mar-a-Lago trong sự kiện “Friends of Vietnam Summit” dành cho Vietjet và các đơn vị trong đoàn công tác đến từ Việt Nam, nhằm nâng cao quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến...

98 vận động viên tham gia Giải Pickleball Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng mở rộng năm 2025

Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong phát biểu khai mạc Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho biết, Giải Pickleball lần này quy tụ 98 vận động viên nam nữ đến từ nhiều đơn vị với 3 nội dung thi đấu: 18 đôi nam nữ, 16 đôi nam, 15 đôi Lãnh đạo. “Thông qua giải đấu lần này, chúng tôi hy vọng sẽ lan tỏa tinh thần thể thao tích cực, gắn kết...

Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Chiều nay (12/1), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo, nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới. Phiên họp được tổ chức...

Thăm, tri ân các nhân chứng Hoàng Sa

Mong ước trở lại Hoàng Sa Một sáng đầu năm se lạnh. Bên những kỷ vật nhuốm màu thời gian, trong căn nhà nhỏ của mình, ông Huỳnh Văn Thính (quận Cẩm Lệ) - nhân chứng từng công tác tại huyện đảo Hoàng Sa đưa chúng tôi quay về với những ký ức của gần chục năm về trước, khi ông sinh sống, làm việc trên đảo Hoàng Sa - nơi luôn là một phần máu thịt thiêng liêng của...

Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hội nghị được tổ chức trực tuyến 4 cấp, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ trực tuyến tới hơn 8.600 điểm cầu tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các quận, huyện, thị xã, TP và các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan...

Cùng chuyên mục

Không gian trưng bày hiện đại của Bảo tàng Đà Nẵng

Đến thời điểm này, hầu hết hiện vật của Bảo tàng Đà Nẵng (nằm trong vùng lõi di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải) đã được vận chuyển, di dời về Bảo tàng Đà Nẵng và sắp xếp vào các không gian. Toàn bộ hiện vật, hình ảnh đều được số hóa hiện đại, nhiều hiện vật gốc lần đầu tiên được đưa vào trưng bày, giới thiệu với người dân, du khách. Một góc Bảo tàng Đà Nẵng hiện...

Điều ít biết về 3 cổ vật tại Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số những bảo vật quốc gia vừa được công nhận, Đà Nẵng có 3 hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Đặc biệt, lần đầu có một tác phẩm xuất xứ tại di tích Chăm ở Đà Nẵng được công nhận bảo vật quốc gia. Chia sẻ với Tiền Phong ngày 4/1, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay 3 hiện vật của bảo tàng được công nhận Bảo vật quốc gia gồm phù điêu Shiva múa...

Nhiều hoạt động phục vụ người dân, du khách dịp Tết Nguyên Đán 2025

Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Đà Nẵng sẽ trở thành tâm điểm của không khí lễ hội với hàng loạt sự kiện đặc sắc. Từ những chương trình nghệ thuật, triển lãm, cho đến các hoạt động truyền thống và hiện đại, người dân và du khách sẽ được hòa mình vào một mùa...

Đà Nẵng: Ngàn người tham gia đếm ngược chào năm mới 2025

Tối qua (31/12), với thời tiết tạnh ráo, nhiều người dân và du khách đã đổ về các tuyến phố, để tham gia các hoạt động chào đón năm mới. Trong đó, Chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2025 với chủ đề Đại nhạc hội Ánh sáng- Larue Lumifest do Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken tổ chức tại Công viên Biển Đông (đường...

Đà Nẵng tưng bừng Lễ hội Tết Việt với đa dạng các hoạt động

Đà Nẵng tổ chức đa dạng các hoạt động với Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang. Sự kiện nằm trong nỗ lực thu hút 11,9 triệu lượt khách du lịch năm 2025. Đa dạng các hoạt động tại Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Ảnh: Nguyễn Linh Từ ngày 17.1 đến ngày 21.1.2025 (nhằm ngày 18 đến ngày 22.12.2024 âm lịch), UBND huyện Hòa Vang sẽ tổ chức Lễ hội Tết Việt Ất...

Làng nghề bánh tráng Túy Loan đỏ lửa ngày đêm vào vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống, tìm kiếm hướng đi mới để phát triển bền vững. Bà Trần Thị Luyện (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm bánh vào dịp cuối năm. Ảnh: Nguyễn Linh Nỗ lực giữ lửa nghề truyền thống Dịp Tết đến, không khí tại Túy Loan vẫn nhộn nhịp. Các lò bánh tráng đỏ lửa xuyên ngày đêm để kịp phục vụ thị trường,...

DIFF 2025 mang thông điệp: Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới

Sau 12 kỳ tổ chức thành công, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF đã trở thành sự kiện văn hóa du lịch mang thương hiệu của thành phố bên sông Hàn, là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy du lịch Đà Nẵng tăng trưởng. Năm 2025, Lễ hội sẽ được đầu tư, nâng tầm hơn nữa, nhằm đánh dấu chặng...

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 đánh dấu kỷ nguyên mới

Ngày 27.12, một số thông tin về Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đã được công bố. Công bố chủ đề của Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025. Ảnh: TT DIFF luôn là tâm điểm mỗi mùa hè của Đà Nẵng, giúp thu hút du khách, tăng nguồn thu từ du lịch cho thành phố. Năm 2025, thông điệp dự kiến của DIFF 2025 là Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới, nhằm đánh dấu hành trình...

Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan

Sáng nay 2112, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao TP Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; Thành ủy viên, Phó...

Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel

Tối 20/12, đường phố Đà Nẵng lại tiếp tục tưng bừng, náo nhiệt với hoạt động Diễu hành Vui cùng ông già Noel.  Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel Xuất hiện trong cuộc diễu hành là ông già Noel, bà chúa tuyết cùng mô hình tuần lộc kéo xe được trang trí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất