Powered by Techcity

Tiến độ giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng quá chậm so với kỳ vọng

Sau 3 tháng triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà ở dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, mới có khoảng 95 tỷ đồng được giải ngân và 950 tỷ đồng cam kết cho vay.





Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, sau 3 tháng triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, mới có khoảng 95 tỷ đồng được giải ngân và 950 tỷ đồng được cam kết cho vay.

Tiến độ này dường như còn quá chậm so với kỳ vọng. Nguyên nhân chậm chễ được giới chuyên gia nhìn nhận là đến từ nhiều phía, từ thủ tục pháp lý, quy hoạch… và cũng từ chính gói tín dụng này.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu ước tính với lãi suất cho vay bình quân là 8%-năm và vay trong vòng 15 năm, người dân mua nhà ở xã hội có thể phải trả ngân hàng khoảng 7,5 triệu đồng-tháng. Điều này có nghĩa thu nhập của họ phải ở mức trên 15 triệu đồng-tháng mới đảm bảo vừa trả chi phí vay ngân hàng vừa trang trải cuộc sống.

Từ đó, vị chuyên gia đặt câu hỏi: “Liệu có bao nhiêu người lao động, người thu nhập thấp đạt được mức 15 triệu đồng-tháng để chi trả tiền gốc và lãi vay, hay thậm chí đối với nhiều người, mức chi trả trên còn vượt cả thu nhập của họ?”

Không riêng với người mua nhà, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, cho biết mức lãi suất hiện tại, các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội cũng chưa mấy mặn mà. Lý do ông đưa ra là vì mỗi dự án cần khoảng 5 năm để hoàn thành, lợi nhuận thu về chỉ ở mức 10% trong khi lãi suất vay ngân hàng đã hơn 8%-năm thì doanh nghiệp rất khó làm.

Dù vậy, ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, phân tích gói tín dụng 120.000 tỷ đồng luôn được các ngân hàng sẵn sàng để cho vay nhưng về bản chất, nó không giống với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội từng triển khai năm 2013.

“Bởi gói 30.000 tỷ đồng trước đây được cho vay từ nguồn tái cấp vốn, lãi suất cố định chỉ 5%-năm; trong khi đó, gói 120.000 tỷ đồng là nguồn vốn tự thu xếp của các ngân hàng thương mại và lãi suất cho vay đã điều chỉnh thấp hơn từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay thông thường. Đây là sự chia sẻ của ngành ngân hàng với doanh nghiệp và người dân,” ông Hùng cho biết.

Đồng quan điểm, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là sự hỗ trợ của 4 ngân hàng lớn, với lãi suất đã giảm từ 1,5-2% so với thị trường. Ông cũng hy vọng gói này sẽ không chỉ dừng ở con số 120.000 tỷ đồng mà còn lớn hơn nữa với sự tham gia của nhiều ngân hàng khác để có thể sớm hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ.

Có thể thấy dòng vốn đã sẵn sàng nhưng làm sao để hấp dẫn doanh nghiệp hưởng ứng việc xây nhà vẫn là một bài toán không dễ và chỉ riêng nỗ lực của ngành ngân hàng là chưa đủ.

Là một trong 2 ngân hàng đầu tiên cho vay dự án nhà ở xã hội theo gói 120.000 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã dành 30.000 tỷ đồng, chiếm 1-4 tổng giá trị gói tín dụng, để cho vay các chủ đầu tư nhà ở xã hội và người mua nhà với lãi suất lần lượt ở mức 8,2 và 7,7%-năm.

Bà Nguyễn Thị Kim Phượng, Phó Giám đốc Ban Khách hàng Doanh nghiệp BIDV, cho biết ngân hàng đã phê duyệt dự án nhà ở xã hội đầu tiên với số tiền cam kết cho vay là 95 tỷ đồng và sẽ tiếp tục bám sát danh mục dự án đủ điều kiện để tiếp cận cho vay.

Theo bà Phượng, tiến độ ban hành, phê duyệt danh mục dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi và việc công bố thông tin dự án tại một số tỉnh, thành phố chưa theo mẫu của Bộ Xây dựng ban hành đang là những vướng mắc chính kéo chậm quá trình triển khai gói 120.000 tỷ đồng. Do đó, đại diện BIDV kiến nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, ban hành danh mục dự án đủ điều kiện vay vốn và công bố thông tin đầy đủ theo mẫu, để từ đó ngân hàng có căn cứ tiếp cận, phê duyệt và giải ngân cho dự án.

Tương tự, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), đã có dự án nhà ở xã hội đầu tiên được ký kết với mức cam kết cấp tín dụng lên tới 950 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Bách, Trưởng Ban Chính sách Tín dụng Agribank, cho biết ngân hàng đã chỉ đạo toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống chủ động liên hệ ủy ban nhân dân các tỉnh để trực tiếp tiếp cận với các dự án được ủy ban nhân dân tỉnh công bố như tại Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang…

Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ triển khai và giúp dòng vốn phát huy hiệu quả, ông Bách kiến nghị ủy ban nhân dân các tỉnh cần xem xét rút ngắn thủ tục hành chính liên quan đến xét duyệt các dự án, cấp phép dự án và công khai quy hoạch, công bố quỹ đất sạch để các chủ đầu tư quan tâm nắm được thông tin, đồng thời phải có chính sách ưu đãi kêu gọi nhà đầu tư phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp…





Một góc khu nhà ở xã hội trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường Thắng Nhất, thành phố Vũng Tàu. (Ảnh:TTXVN)
Một góc khu nhà ở xã hội trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường Thắng Nhất, thành phố Vũng Tàu. (Ảnh:TTXVN)

Song song với việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến quy trình, thủ tục pháp lý, quy hoạch quỹ đất, nhiều chuyên gia còn bàn tới việc phát triển một nguồn vốn bền vững cho lĩnh vực nhà ở xã hội.

Cụ thể, ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, đề xuất nên có một quỹ phát triển nhà ở xã hội; trong đó vốn ngân sách là vốn mồi chủ lực và huy động các nguồn vốn tư nhân khác để cho vay với lãi suất bằng khoảng 50% lãi suất trên thị trường một cách công khai, minh bạch.

Còn theo ông Nguyễn Trí Hiếu, ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Với mặt bằng lãi suất huy động như hiện nay, để hạ sâu lãi suất cho vay các dự án nhà ở xã hội từ nguồn vốn tự thu xếp của các ngân hàng là rất khó. Bởi vậy, một gói tín dụng từ nguồn tái cấp vốn với lãi suất 5%-năm như gói cho vay ưu đãi trước kia là rất cần thiết với người lao động.

Bên cạnh đó, ông Hiếu cho rằng sáng kiến về quỹ phát triển nhà ở xã hội cũng rất phù hợp, có thể phát hành trái phiếu dài hạn để thu hút vốn cho quỹ, tạo nguồn cho vay nhà ở xã hội về lâu dài.

Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng được triển khai từ đầu tháng 4-2023 theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 của Chính phủ, nhằm hỗ trợ cho vay chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Theo kế hoạch, 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước gồm BIDV, Agribank, Vietcombank và VietinBank, mỗi ngân hàng dành khoảng 30.000 tỷ đồng tham gia gói tín dụng trên, với lãi suất cho vay thấp hơn thị trường từ 1,5-2%.

Đến nay, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết đã có 9 ủy ban nhân dân tỉnh gửi văn bản công bố danh mục dự án tham gia chương trình tới Ngân hàng Nhà nước với 23 dự án và 1 ủy ban nhân dân tỉnh công bố trên Cổng thông tin điện tử (Phú Thọ) với 3 dự án. Tổng nhu cầu vay vốn của 26 dự án này là khoảng 12.800 tỷ đồng.

Phó Thống đốc nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án có hiệu quả, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; hướng tín dụng vào đáp ứng các nhu cầu thiết thực của người dân về nhà ở. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của tổ chức tín dụng,…

Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Hỗ trợ khuyến công 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp

Ngày 24-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đà Nẵng (Sở Công Thương) tổ chức chương trình nghiệm thu bàn giao máy móc thiết bị (đợt cuối) theo chương trình khuyến công năm 2024. Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ khuyến công là 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất: Công ty CP Điện Trường Giang, Công ty CP Giấy Thành Công 2, Công ty CP Đầu tư thương...

Hàng chống lạnh “vào mùa”

Ghi nhận tại các cửa hàng quần áo thời trang trên đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Âu Cơ, Nguyễn Cảnh Chân… và một số chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, những ngày này khi nhiệt độ xuống thấp, các loại quần áo giữ ấm như áo phao, áo len, nỉ, dạ... tiêu thụ mạnh; mức giá cũng dao động từ 150.000 - 900.000 đồng/sản phẩm. Người dân mua chăn mền tại cửa hàng Ngọc Cảm, đường Điện Biên...

Nâng cao hiệu quả cơ chế hành chính “một cửa, tại chỗ”

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đang được đề nghị bổ sung chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu thương mại tự do Đà Nẵng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến quy hoạch, đầu tư, môi trường, xây dựng, lao động, hàng hóa... trong Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, các khu...

Nới rộng điều kiện cấp sổ hồng, giải quyết thủ tục đất đai nhanh chóng

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29-7-2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) và hệ thống thông tin đất đai với nhiều nội dung tạo điều kiện thuận lợi, nới rộng điều kiện được cấp sổ hồng cho hộ gia đình,...

Bổ sung, tăng mức xử phạt vi phạm, khôi phục đất đai

Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4-10-2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không không chỉ cập nhật, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trước đây mà còn bổ sung và tăng mức xử phạt, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (gồm hành vi vi phạm...

Cùng tác giả

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

 Đại tướng Nguyễn Quyết. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh...

Cần quản lý, sử dụng hiệu quả các khu đất công bỏ trống

Thời gian qua, tình trạng các khu đất công bỏ trống, chưa được sử dụng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí nguồn lực đất đai. Trăn trở trước thực tế này, thành phố cũng đã vào cuộc tháo gỡ và với việc Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực thi hành, vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. ...

An táng Đại tướng Nguyễn Quyết tại Nghĩa trang Mai Dịch

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20-8-1922; quê quán xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; thường trú tại số nhà 02/4 Yecxanh, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; tham gia cách mạng...

Đà Nẵng 2024, một năm nhìn lại – Bài 2: Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính: Chắp “đôi cánh” cho...

Ngày 26-6-2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với 452/459 đại biểu tán thành (đạt 93%), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025. Thời gian thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ khuyến công 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp

Ngày 24-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đà Nẵng (Sở Công Thương) tổ chức chương trình nghiệm thu bàn giao máy móc thiết bị (đợt cuối) theo chương trình khuyến công năm 2024. Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ khuyến công là 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất: Công ty CP Điện Trường Giang, Công ty CP Giấy Thành Công 2, Công ty CP Đầu tư thương...

Hàng chống lạnh “vào mùa”

Ghi nhận tại các cửa hàng quần áo thời trang trên đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Âu Cơ, Nguyễn Cảnh Chân… và một số chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, những ngày này khi nhiệt độ xuống thấp, các loại quần áo giữ ấm như áo phao, áo len, nỉ, dạ... tiêu thụ mạnh; mức giá cũng dao động từ 150.000 - 900.000 đồng/sản phẩm. Người dân mua chăn mền tại cửa hàng Ngọc Cảm, đường Điện Biên...

Nâng cao hiệu quả cơ chế hành chính “một cửa, tại chỗ”

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đang được đề nghị bổ sung chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu thương mại tự do Đà Nẵng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến quy hoạch, đầu tư, môi trường, xây dựng, lao động, hàng hóa... trong Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, các khu...

Nới rộng điều kiện cấp sổ hồng, giải quyết thủ tục đất đai nhanh chóng

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29-7-2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) và hệ thống thông tin đất đai với nhiều nội dung tạo điều kiện thuận lợi, nới rộng điều kiện được cấp sổ hồng cho hộ gia đình,...

Bổ sung, tăng mức xử phạt vi phạm, khôi phục đất đai

Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4-10-2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không không chỉ cập nhật, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trước đây mà còn bổ sung và tăng mức xử phạt, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (gồm hành vi vi phạm...

Đổi mới quy định giá đất

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 là đã bãi bỏ quy định về khung giá đất; đồng thời, quy định việc định giá đất phải bảo đảm theo nguyên tắc thị trường. Những đổi mới trong các quy định về giá đất sẽ là nền tảng khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đang điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa...

Đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nguồn lực quản lý rác sinh hoạt

Ngày 23-12, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng phối hợp với đoàn công tác của thành phố Yokohama (Nhật Bản), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và Viện Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản (IGES) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai dự án Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn và tái chế rác (3R) tại thành phố Đà Nẵng do...

Hiệu quả từ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Được triển khai từ ngày 6-3-2023 đến nay, dịch vụ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân giảm được chi phí, thời gian đi lại… Người dân làm thủ tục ở bộ phận “Một cửa” của Sở Giao thông vận tải tại Trung tâm Hành chính thành phố. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN Đến thời hạn cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) nên chị Phạm Thị Ngân (phường Khuê Mỹ, quận...

PC Đà Nẵng đảm bảo cấp điện phục vụ dịp lễ Noel và Tết Dương lịch năm 2025

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất - kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của nhân dân trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch năm 2025, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã chủ động xây dựng các phương án, tăng cường khả năng vận hành của hệ thống lưới điện. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông...

Tăng cường giám sát tàu cá, bảo đảm khai thác đúng quy định

Các đơn vị, địa phương nỗ lực tăng cường theo dõi, giám sát những tàu cá nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác IUU, góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác IUU tại Đà Nẵng. 100% tàu cá ra - vào cảng cá Thọ Quang được theo dõi, giám sát đúng quy định. Ảnh: XUÂN SƠN Tính đến hết tháng 11-2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ghi nhận 126/1.545 tàu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất