Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023

Sáng 30-9, Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được khai mạc dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.





Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe báo báo và thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2023; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025.

Kết quả tháng sau cao hơn tháng trước; quý sau cao hơn quý trước

Các đại biểu đánh giá, trong tháng 9 và từ đầu năm đến nay, tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp; nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là “tác động kép” từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và những tồn đọng kéo dài. Song với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.

Trong đó, đã tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhất là cử 26 Tổ công tác của Thành viên Chính phủ trực tiếp làm việc với địa phương và 05 Tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.

Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương xử lý kịp thời, hiệu quả một khối lượng lớn các nhiệm vụ, công việc thường xuyên; từng bước giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài và xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh; triển khai thiết thực, hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế quan trọng, đặc biệt là chuyến thăm lịch sử cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nâng cấp quan hệ 2 nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Nhờ đó, kết quả phát triển kinh tế-xã hội tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy phục hồi; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt.

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu phục hồi, phát triển ổn định, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp tiếp tục tăng trở lại. Đầu tư được thúc đẩy mạnh mẽ, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Công tác quy hoạch được đẩy mạnh; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư. Phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực.

GDP quý 3 ước tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 9 tháng tăng 3,16%. Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, lãi suất tiền gửi và cho vay mới bình quân đã giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022. Sản xuất công nghiệp tăng trở lại, với giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý III tăng 4,57%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,61%.

Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng ước đạt 75,5% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; 9 tháng ước xuất siêu 21,68 tỷ USD. Tổng vốn FDI đăng ký 9 tháng đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 51,38% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ và số tuyệt đối cao hơn khoảng 110.000 tỷ đồng.

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế được chú trọng; an sinh xã hội và đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Công tác cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế được đẩy mạnh. Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tăng cường. Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam. Trong đó, HSBC đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài; ADB dự báo Việt Nam sẽ hồi phục trong thời gian ngắn…

Các đại biểu nêu và phân tích những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức; đồng thời chỉ rõ các nguyên nhân cần khắc phục như: một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chậm được sửa đổi; khó khăn, vướng mắc của các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản chưa được xử lý căn cơ, triệt để. Cùng với nêu các nguyên nhân khách quan, các đại biểu thừa nhận, nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do công tác nắm tình hình, phản ứng chính sách, phối hợp ở một số cơ quan, lĩnh vực còn chưa chủ động, kịp thời; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu; công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, chưa thực sự nghiêm túc; một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…

Kiên định mục tiêu tổng quát





Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Lãnh đạo một số địa phương kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành một số vấn đề và được các Bộ trưởng giải đáp cụ thể về: điều chỉnh một số quy hoạch như xây dựng khu công nghiệp, khoáng sản; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng; tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; điều chỉnh giới hạn tốc độ, bổ sung các nút giao, thêm làn đường tại các tuyến các cao tốc mới; hướng dẫn cụ thể để địa phương thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công tư…

Cơ bản nhất trí với ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh kết quả Hội nghị đạt được là “thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng; tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo; nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023”.

Theo Thủ tướng, thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, phức tạp, khó lường trên các lĩnh vực. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, khó khăn thách thức vẫn nhiều hơn như: áp lực tăng trưởng lớn; sức ép lạm phát tăng; thị trường quốc tế tiếp tục bị ảnh hưởng; thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống…

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục kiên định mục tiêu tổng quát là: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; chú trọng an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị – xã hội, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; giữ gìn môi trường hoà bình, điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Thủ tướng lưu ý, trong bối cảnh đó đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục nắm chắc tình hình, tăng cường năng lực phân tích, dự báo để có phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả; đồng thời chuẩn bị kỹ các phương án, kịch bản, giải pháp ứng phó dứt khoát, hiệu quả, kịp thời, không để bị động, bất ngờ, không trông chờ, ỉ lại, né tránh; trên tinh thần không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, trong đó tập trung cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, với mục tiêu tăng trưởng khoảng 10% trong quý IV để bù cho mức tăng trưởng thấp những quý trước.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phân cấp, phân quyền; tích cực tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho sản xuất, kinh doanh; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu mới; thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa… nhằm tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững.

Nêu bật các quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế -xã hội tháng 10 và những tháng còn lại của năm 2023.

Trong đó, phải điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa các chính sách, nhất là các chính sách tài khoá, tiền tệ; thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện quyết liệt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch…

Cùng với đó, chú trọng tận dụng thời cơ, phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng như sản xuất chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, năng lượng sạch, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…; thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thông tin truyền thông.

Đối với các đề xuất của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã có chỉ đạo giải quyết; yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải phối hợp với nhau để giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong quá trình phát triển. Trong đó, điều phối các mỏ cung cấp vật liệu san lấp, thí điểm sử dụng cát biển cho san lấp, làm nền đường giao thông.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm





Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo thuận lợi, tăng tiếp cận tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng. Bộ Tài chính triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh đang áp dụng nếu cần kéo dài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, hoàn thiện quy định thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Bộ Công Thương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu; trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp; thực hiện hiệu quả các FTA đã ký kết; thúc đẩy đàm phán, ký kết FTA với Brazil, Khối thị trường chung Nam Mỹ…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào cuối năm; tập trung đẩy mạnh xuất khẩu; theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại. Bộ Xây dựng khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản.

Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh hoàn thành báo cáo đánh giá tác động, xác định các chỉ tiêu kỹ thuật để sử dụng cát biển, vật liệu xây dựng mới; thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, quy định pháp luật về đất đai, khoáng sản, vật liệu xây dựng.

Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 03 chương trình mục tiêu quốc gia; chú trọng giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguyên, vật liệu san lấp, phục vụ xây dựng các dự án cao tốc qua địa bàn; quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng hấp thụ vốn.

Các địa phương phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, chuyển đổi số quốc gia; thực hiện quyết liệt Đề án 06; giải quyết ngay các vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách, thủ tục pháp lý, mặt bằng… để đẩy nhanh triển khai dự án đầu tư; khẩn trương hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương chuẩn bị thật tốt, phục vụ Hội nghị Trung ương và Kỳ họp Quốc hội sắp tới; phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực rồi nỗ lực hơn nữa, đã quyết liệt rồi quyết liệt hơn nữa, đã hiệu quả rồi hiệu quả hơn nữa, tiếp tục tập trung cao độ với tinh thần quyết tâm cao, hành động quyết liệt, khắc phục những hạn chế, bất cập, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024, tiến tới hoàn thành mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Theo Baotintuc.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm cấp nước ổn định khi thủy điện giảm xả nước dịp Tết

Các nhà máy thủy điện lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn vừa gửi thông báo đến các địa phương về việc giảm lưu lượng và dịch chuyển khung giờ xả nước trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhất là từ ngày 28 tháng Chạp (Giáp Thìn) đến mồng 5 tháng Giêng (Ất Tỵ). Các đơn vị liên quan của thành phố Đà Nẵng đang triển khai các giải pháp bảo đảm cấp nước sinh...

Đa dạng thị trường khách dịp Tết Nguyên đán

Trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 kéo dài trong 9 ngày, khách nội địa và quốc tế đến thành phố dự báo tăng trưởng 20%, trong đó thị trường quốc tế chiếm đa số. Khách quốc tế đến Đà Nẵng dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch khá đông, dự báo trong dịp Tết Ất Tỵ sẽ tăng cao.Ảnh: NGỌC HÀ Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Tết năm nay, Đà Nẵng vẫn...

Hợp nhất 6 ban quản lý dự án thành 3

Sáng 16-1, UBND thành phố tổ chức công bố quyết định thành lập 3 ban quản lý dự án trên cơ sở hợp nhất 6 ban quản lý dự án trực thuộc UBND thành phố trước đó; đồng thời bổ nhiệm các chức vụ quản lý chủ chốt. Cụ thể, thành lập Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật Đà Nẵng trên cơ sở...

Phát huy các nguồn lực để xây dựng Trung tâm tài chính

Ngày 16-1, tại hội thảo “Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” do UBND thành phố phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, lãnh đạo Trung ương, địa phương cùng các chuyên gia, đại diện các tập đoàn, quỹ đầu tư có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất để thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh phát huy thế mạnh, kết hợp các nguồn lực để xây dựng...

Tập trung 5 nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng Trung tâm tài chính

ĐNO - Đây là yêu cầu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại hội thảo "Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam" do UBND thành phố phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chiều 16-1. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo hội thảo. Ảnh: M.QUẾ Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường...

Cùng tác giả

Miền Bắc mưa phùn gió bấc, miền Nam không nắng nóng

Thời tiết các vùng trên cả nước tương đối đẹp để du xuân. Ảnh: Hoàng Triều Sáng 17-1, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đã có những nhận định về tình hình thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo ông Lâm, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, có rất ít khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Trong giai...

Quán triệt, triển khai chuyên đề năm 2025 và các văn bản mới

Toàn cảnh hội nghị Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt, triển khai các văn bản mới và chuyên đề năm 2025 với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; chú trọng bồi dưỡng sức dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố Đà Nẵng”. Chuyên đề có ý nghĩa định hướng và được sử dụng trong...

Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác Đà Nẵng – Azerbaijan

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Anh Thi giới thiệu khái quát tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong năm 2024, trong đó nổi bật là việc Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26-6-2024 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Theo đó, Quốc hội cho phép thực hiện một...

Việt Nam sẽ có ‘Bách khoa Toàn thư Ẩm thực Việt’

Theo báo cáo tổng kết năm 2024, VCCA đã kết nạp thêm 58 hội viên, nâng tổng số hội viên thuộc Hiệp hội lên con số 474 và trở thành hội viên chính thức của Global Chefs Union (GCU). Chương trình trưng bày, giới thiệu tinh hoa ẩm thực Việt 2024 do VCCA tổ chức Để mở rộng và phát triển mạng lưới, Hiệp hội đã thành lập thêm 1 Chi hội Siêu Đầu Bếp Việt Nam. Ngay sau khi thành...

Đà Nẵng hội tụ các yếu tố “thiên, thời, địa lợi, nhân hoà” xây dựng Trung tâm tài chính khu vực

5 yếu tố cần thiết để hình thành TTTC quốc tế và khu vực Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết việc xây dựng Trung tâm tài chính không phải là vấn đề mới trên thế giới nhưng lại là nội dung chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Do đó, đòi hỏi phải có sự chung sức, chung lòng và sự tham gia, trao đổi và đề xuất...

Cùng chuyên mục

Bảo đảm cấp nước ổn định khi thủy điện giảm xả nước dịp Tết

Các nhà máy thủy điện lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn vừa gửi thông báo đến các địa phương về việc giảm lưu lượng và dịch chuyển khung giờ xả nước trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhất là từ ngày 28 tháng Chạp (Giáp Thìn) đến mồng 5 tháng Giêng (Ất Tỵ). Các đơn vị liên quan của thành phố Đà Nẵng đang triển khai các giải pháp bảo đảm cấp nước sinh...

Đa dạng thị trường khách dịp Tết Nguyên đán

Trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 kéo dài trong 9 ngày, khách nội địa và quốc tế đến thành phố dự báo tăng trưởng 20%, trong đó thị trường quốc tế chiếm đa số. Khách quốc tế đến Đà Nẵng dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch khá đông, dự báo trong dịp Tết Ất Tỵ sẽ tăng cao.Ảnh: NGỌC HÀ Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Tết năm nay, Đà Nẵng vẫn...

Hợp nhất 6 ban quản lý dự án thành 3

Sáng 16-1, UBND thành phố tổ chức công bố quyết định thành lập 3 ban quản lý dự án trên cơ sở hợp nhất 6 ban quản lý dự án trực thuộc UBND thành phố trước đó; đồng thời bổ nhiệm các chức vụ quản lý chủ chốt. Cụ thể, thành lập Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật Đà Nẵng trên cơ sở...

Phát huy các nguồn lực để xây dựng Trung tâm tài chính

Ngày 16-1, tại hội thảo “Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” do UBND thành phố phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, lãnh đạo Trung ương, địa phương cùng các chuyên gia, đại diện các tập đoàn, quỹ đầu tư có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất để thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh phát huy thế mạnh, kết hợp các nguồn lực để xây dựng...

Tập trung 5 nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng Trung tâm tài chính

ĐNO - Đây là yêu cầu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại hội thảo "Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam" do UBND thành phố phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chiều 16-1. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo hội thảo. Ảnh: M.QUẾ Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường...

Đà Nẵng có nhiều lợi thế phát triển Trung tâm tài chính khu vực

ĐNO - Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tại hội thảo Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam do UBND thành phố Đà Nẵng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chiều 16-1. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu tại hội thảo. Ảnh: M.QUẾ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, hệ...

Định hướng phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

ĐNO - Chiều 16-1, UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn...

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư Đà Nẵng – Gold Coast

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Lê Trung Chinh cảm ơn Thị trưởng Tom Tate đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn, đồng thời cho biết, thành phố Đà Nẵng có quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực với các địa phương, đối tác Australia trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục với rất nhiều du học sinh Đà Nẵng đang theo học tại các trường ở Australia. Hiện...

Bảng giá đất mới áp dụng trên 2.217 đoạn, tuyến đường đô thị và nông thôn

UBND thành phố ban hành Quyết định số 59/2024/QĐ-UBND ngày 31-12-2024 về điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2024, trong đó, thành phố điều chỉnh tăng giá đất ở đô thị và nông thôn trên 2.217 đoạn, tuyến đường. Đường Phạm Văn Đồng có khung giá 138 triệu đồng/m2.Ảnh: HOÀNG HIỆP Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian tổ chức lập bảng giá đất mới, UBND thành phố...

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với thành phố Đà Nẵng về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các...

ĐNO - Sáng 16-1, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm trưởng đoàn làm việc với thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 12-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Kết luận số 77-KL/TW ngày 2-5-2024 của Bộ Chính trị về Đề án “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất