Powered by Techcity

Thủ tướng: Hội nhập trên tinh thần tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc

Sáng 2-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Xây dựng đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế” (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ Nhất của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng, Phó Ban Chỉ đạo Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà; các thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.





Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Xây dựng đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Xây dựng đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN

GDP tăng gần gấp 2 lần so với 10 năm trước

Thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, từ 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn; chính thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình; tham gia sâu rộng vào nhiều FTA và liên kết thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như CPTPP, EVFTA…, góp phần củng cố và tăng cường cục diện đối ngoại thuận lợi, rộng mở cho phát triển đất nước.

Tại phiên họp, cùng với nghe báo cáo chung đánh giá các kết quả, các tồn tại, hạn chế và các bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị 10 năm qua, các đại biểu thảo luận phân tích làm rõ các nội hàm còn nguyên giá trị của Nghị quyết, cần phải tiếp tục kế thừa phát huy; thẳng thắn nêu những nội dung cần được bổ sung, phát triển để đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới của thực tiễn.

Đặc biệt, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương dự báo tình hình và đề xuất định chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, sau 10 năm triển khai triển khai thực hiện Nghị quyết 22 đã tạo bước chuyển lớn. Nhận thức được nâng lên, xác định đây là định hướng chiến lược lớn, sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Hành động chủ động, toàn diện, sâu rộng hơn. Chất và lượng của sự phát triển nâng lên. Vị thế chính trị, tiềm lực của đất nước được nâng lên. Quan hệ quốc tế mở rộng. Diện mạo đất nước thật sự thay đổi tích cực, GDP tăng gần gấp 2 lần so với 10 năm trước.





Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Xây dựng đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Xây dựng đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng chỉ rõ, bên cạnh những thành tựu to lớn, mang tính chiến lược đó, cũng còn những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết như: Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập còn chưa cao; vai trò của Nhà nước trong khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập có lúc chưa thực sự hiệu quả. Việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế còn hạn chế. Mức độ vươn ra thế giới, tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn; sức mạnh tổng hợp quốc gia tăng lên nhưng nhiều chỉ số, thứ bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam so với các nước ASEAN không có nhiều thay đổi. Chất lượng nguồn nhân lực, mức độ kết nối giữa các khu vực kinh tế FDI và quốc nội và liên kết giữa các vùng, miền chưa như kỳ vọng…

Cho rằng, dự địa về hội nhập quốc tế còn rất lớn và trên cơ sở phân tích thành tựu, những tồn tại, Thủ tướng chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới.

Trong đó, hội nhập quốc tế có ý nghĩa chiến lược, thực sự là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, mà người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực. Hội nhập quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức; là vấn đề khó, nhạy cảm nhưng không thể không làm. Hội nhập phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.

“Phải coi hội nhập quốc tế chính là một động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của nước ta trước mọi biến động từ bên ngoài”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho rằng, phải nắm chắc tình hình, bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển ở trong nước; xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; triển khai công tác hội nhập phải hết sức nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tư duy dám nghĩ, dám làm, quyết liệt hành động, “dĩ bất biến ứng vạn biến” trên tinh thần tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế; hội nhập phải thực chất và với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”…

Trình Bộ Chính trị ban hành 01 văn bản chỉ đạo về hội nhập quốc tế

Cho rằng bối cảnh mới, thực tiễn mới đặt ra một số yêu cầu và nhiệm vụ mới trong triển khai hội nhập quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu một số định hướng để Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án, trình Bộ Chính trị.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, việc hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới phải bám sát và phục vụ hiệu quả cho chủ trương, đường lối xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục thực hiện xóa quan liêu bao cấp, đa thành phần đa sở hữu và hội nhập.

Cùng với đó, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.





Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Xây dựng đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Xây dựng đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng lấy ví dụ về thực hiện chính sách quốc phòng 4 không: không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thủ tướng cho rằng, sau 10 năm, Việt Nam đã mở rộng về lượng, tham gia vào nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương. Đây là thời điểm để tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTAs mà Việt Nam đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.

Cùng với đó, cần phải có lộ trình, kế hoạch để triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế. Xây dựng, phát huy được cơ chế để theo dõi, đôn đốc, rà soát thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác mà ta đã ký kết với các nước, cả song phương và đa phương trên tinh thần “đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả, cân đo đong đếm được”.

“Nếu không làm vậy, không chỉ gây lãng phí nguồn lực, thời gian mà còn ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia”, Thủ tướng thẳng thắn.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, thời gian còn rất ngắn là đến thời điểm Ban Chỉ đạo phải hoàn thành việc tổng kết, báo cáo lên Bộ Chính trị. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai công tác tổng kết, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập tập trung, sớm xác định rõ sản phẩm cuối cùng của Đề án tổng kết, đó là tham mưu Bộ Chính trị ban hành 01 văn bản chỉ đạo về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

“Văn bản cần mang tính chiến lược, thực chất, đúng tinh thần “hiệu lực, hiệu quả”, chỉ rõ những “điểm nghẽn” đang cản trở tiến trình hội nhập của cả nước; đưa ra giải pháp để tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn và những vấn đề mới đang nổi lên trong hội nhập quốc tế. Cần đề ra biện pháp để tăng tính liên thông, đồng bộ, hài hòa giữa các lĩnh vực hội nhập quốc tế; phát huy sức mạnh tổng hợp của các trụ cột đối ngoại; nâng cao hơn nữa nội lực để thu hẹp “độ vênh” giữa các bước đi hội nhập ra bên ngoài và việc chuẩn bị, củng cố nội lực, đặc biệt là về thể chế, chính sách, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các địa phương và toàn nền kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 là một trong những hoạt động trọng tâm; cần được thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt, thực chất, giúp định hình các phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập quốc tế, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước ta thời gian tới.

Theo TTXVN

Source link

Cùng chủ đề

Thị trường Đà Nẵng: Sự lên ngôi của những quần thể BĐS đô thị hạng sang

Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp BĐS đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong. Mức độ quan tâm vượt Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh Nhận định về BĐS Đà Nẵng 10 tháng đầu năm, chuyên trang nghiên cứu thị trường Batdongsan.com.vn đánh...

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025. Đợt tăng chuyến...

Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ngày 21-11, Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức hội nghị tập huấn Ứng dụng chuyển đổi số và thương mại điện tử trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP thành phố. Chương trình nhằm đưa các sản phẩm OCOP Đà Nẵng hiện diện mạnh mẽ trên các nền tảng thương mại điện tử uy tín, tiếp cận hiệu quả với khách hàng tiềm năng trên...

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về vi mạch, bán dẫn

Triển khai Kết luận số 79-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các trường đại học thành viên Đại học Đà Nẵng tăng cường nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo vi mạch, bán dẫn. Các trường đại học đầu tư cơ sở vật chất hiện...

Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, phát triển kinh tế

Ngành công thương thành phố và quận Liên Chiểu triển khai nhiều hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn phát triển, tiếp cận và mở rộng thị trường. Sản xuất tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất U&I Phương Quân. Ảnh: VĂN HOÀNG Hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy và tự động hóa, Công ty TNHH Thương mại sản xuất U&I Phương Quân (Khu...

Cùng tác giả

FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản

DNVN – Tập đoàn FPT vừa công bố kế hoạch mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản. Với mục tiêu quốc tế hóa trải nghiệm học tập, văn phòng là nơi kết nối sinh viên Việt Nam, Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á, tạo cơ hội nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ. ...

Ban pháp chế HĐND thành phố làm việc với tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Thực hiện chương trình giám sát năm 2024 và để có cơ sở chuẩn bị nội dung báo cáo thẩm tra trình Kỳ họp cuối năm HĐND thành phố, sáng 22/11, Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Tòa án nhân...

Vietnam Airlines Group thuê thêm máy bay phục vụ hành khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

 Ảnh minh họa. Đợt tăng chuyến này sẽ nâng tổng số ghế toàn mạng bay nội địa của Vietnam Airlines Group lên hơn 2,15 triệu ghế, tương đương hơn 11.000 chuyến bay. Các chuyến bay tăng cường tập trung vào các đường bay phục vụ nhu cầu về nhà đoàn viên và du xuân dịp Tết như giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Vinh; giữa TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Hải...

Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối

DNVN – Ngày 22/11, Trường Đại học Đông Á phối hợp Văn phòng Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) tại Hà Nội và Đại học Cyber Ngoại ngữ Hàn Quốc đồng tổ chức hội thảo “Giáo dục tiếng Hàn tại miền Trung Việt Nam trong bối cảnh xã hội siêu kết nối”. Đây là diễn đàn học thuật...

Năm 2025, Nhà ga quốc nội (T1), Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn 4 sao

ĐNO - Chiều 22-11, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng tổ chức hội nghị thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai các dự án trọng điểm năm 2025. Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng Phan Kiều Hưng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: THÀNH LÂN Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Kiều Hưng, Giám đốc Cảng HKQT Đà Nẵng cho biết, với mục tiêu phấn đấu nâng...

Cùng chuyên mục

FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản

DNVN – Tập đoàn FPT vừa công bố kế hoạch mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản. Với mục tiêu quốc tế hóa trải nghiệm học tập, văn phòng là nơi kết nối sinh viên Việt Nam, Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á, tạo cơ hội nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ. ...

Ban pháp chế HĐND thành phố làm việc với tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Thực hiện chương trình giám sát năm 2024 và để có cơ sở chuẩn bị nội dung báo cáo thẩm tra trình Kỳ họp cuối năm HĐND thành phố, sáng 22/11, Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng. Ban Pháp chế HĐND thành phố làm việc với Tòa án nhân...

Vietnam Airlines Group thuê thêm máy bay phục vụ hành khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

 Ảnh minh họa. Đợt tăng chuyến này sẽ nâng tổng số ghế toàn mạng bay nội địa của Vietnam Airlines Group lên hơn 2,15 triệu ghế, tương đương hơn 11.000 chuyến bay. Các chuyến bay tăng cường tập trung vào các đường bay phục vụ nhu cầu về nhà đoàn viên và du xuân dịp Tết như giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Vinh; giữa TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Hải...

Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối

DNVN – Ngày 22/11, Trường Đại học Đông Á phối hợp Văn phòng Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) tại Hà Nội và Đại học Cyber Ngoại ngữ Hàn Quốc đồng tổ chức hội thảo “Giáo dục tiếng Hàn tại miền Trung Việt Nam trong bối cảnh xã hội siêu kết nối”. Đây là diễn đàn học thuật...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác với thành phố Pyeongtaek (Hàn Quốc)

Tại buổi tiếp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thành phố. Đồng thời cho biết, Quốc hội Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Đây là những cơ chế tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, vững chắc và lâu dài của...

VNPAY mang bộ Giải pháp số hoá thanh toán đến với Toạ đàm về chuyển đổi số du lịch Đà Nẵng

VNPAY mang bộ Giải pháp số hoá thanh toán đến với Toạ đàm về chuyển đổi số du lịch Đà Nẵng Ngày 7/11 vừa qua, VNPAY đã đồng hành cùng Sở Du lịch Đà Nẵng mang tới những giải pháp số hoá về thanh toán và chuyển đổi số dành cho các cơ sở du lịch, dịch vụ lưu trú. Tại toạ đàm “Giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh dịch vụ...

Kết nối, thúc đẩy hợp tác công nghệ Đà Nẵng – Australia

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lê Thị Thục cho biết, là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ năm 2024 của Sở Khoa học và Công nghệ, Hội thảo quốc tế “Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia”  đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và các...

Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội Người cao tuổi tại các tỉnh duyên hải miền Trung

Quang cảnh hội nghị Cụm thi đua số VI, bao gồm 7 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung (thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận), đã có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và phát triển Hội Người cao tuổi (NCT) năm 2024. Theo báo cáo, 4/7 địa phương trong cụm đã hoàn thành đại hội thành lập hội ở cấp tỉnh, huyện. Công tác xây...

Ngưỡng mộ cô gái Việt, chàng trai Cuba ở lại TPHCM phụ bán bánh mì

Đến Việt Nam, ở mãi chưa muốn về 6h, hàng bánh mì “cóc” của cặp đôi Thanh Huyền (34 tuổi, ngụ tại quận 12, TPHCM) và Robert Valdes Pedroso (32 tuổi, quốc tịch Cuba) chỉ vừa mở bán, thực khách đã đến chờ xung quanh. Trong khi bạn gái bận rộn rọc bánh mì, bỏ nguyên liệu và nướng lại bánh, Robert phụ trách việc thu tiền. Ở TPHCM hơn 1 năm, thỉnh thoảng, Robert vẫn còn lúng túng trước tiền...

Đường sắt đón đoàn khách lớn nhập cảnh qua Lào Cai sau đại dịch Covid

Chiều ngày 21/11, Đường sắt Việt Nam đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Đây là đoàn khách Trung Quốc đông nhất kể từ khi hết dịch Covid-19 đến nay và cũng là chuyến tàu charter đầu tiên trong chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch Lào Cai với ngành Đường sắt. Theo đó, vào chiều tối ngày 21/11, đoàn khách đã có mặt tại Ga Lào Cai để lên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất