Powered by Techcity

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

ĐNO – Chiều 22-4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến với 28 địa phương có biển về quán triệt và triển khai  thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10-4-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Tham dự tại điểm cầu Đà Nẵng có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng; Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh; Phó Chủ tịch Thường trực, phụ trách HĐND thành phố Trần Phước Sơn; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng.





Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng (thứ 3, từ phải sang), Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh (thứ 4, từ phải sang), Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng (từ thứ 5, từ phải sang), Phó Chủ tịch Thường trực, phụ trách HĐND thành phố Trần Phước Sơn (bìa trái) đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Đà Nẵng. Ảnh: HOÀNG HIỆP
Lãnh đạo thành phố tham dự tại điểm cầu Đà Nẵng. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Phát biểu kết luận hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh: “Không phải hôm nay, mà ngay từ năm 2017, khi nhận được cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC), chúng ta đã nhận thức được những tác động tiêu cực của việc này đối với ngành thủy sản.

Từ đó đến nay, chúng ta càng ngày càng nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn và hành động cũng mạnh mẽ, sát sườn và tích cực hơn. Đặc biệt là bây giờ phải có quyết tâm rất cao để gỡ bỏ “thẻ vàng” của EC trong năm 2024 này”.

Thường trực Ban Bí thư chỉ ra 4 nhóm giải pháp chính trong công tác chống khai thác thủy sản IUU cần được rập trung triển khai gồm: tiếp tục hoàn thiện thể chế; theo dõi, kiểm tra, giám sát kỹ hoạt động của tàu cá và chủ tàu; chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản; thực thi pháp luật có hiệu quả. Đồng thời, cần tiếp thu những kinh nghiệm hay của Thái Lan, Philippines trong việc gỡ “thẻ vàng” của EC.

Tuy nhiên, nếu việc thực hiện các giải pháp không đồng bộ hay chỉ cần một địa phương, một chủ tàu cá thực hiện không nghiêm túc thì việc còn tồn tại “thẻ vàng” sẽ còn gây ảnh hưởng đến nước ta, nhất là về kinh tế và sinh kế, cuộc sống của hàng triệu ngư dân, người lao động có liên quan và ảnh hưởng cả vị thế, uy tín của Việt Nam.

Do đó, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện mục tiêu nói trên. Điều này cần quyết tâm vượt qua các thách thức và bảo đảm thực thi nghiêm túc pháp luật về thủy sản…

Theo Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, việc đưa chủ trương nói trên của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan và của mỗi đội tàu cá, tổ hợp tác khai thác thủy sản, ngư dân, người lao động.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thường xuyên thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư về tình hình thực hiện chống khai thác thủy sản IUU và việc gỡ “thẻ vàng” của EC.

Cùng với đó, về lâu dài, nghề cá cần được quan tâm, tái cấu trúc theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững; quan tâm tạo sinh kế phù hợp để nâng cao cuộc sống của ngư dân và người lao động; có chính sách bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản lâu dài…

Thường trực Ban Bí thư bày tỏ tin tưởng Chỉ thị số 32-CT/TW và chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện chỉ thị này sẽ đi vào cuộc sống, thiết thực gỡ bỏ được “thẻ vàng” của EC và ngành thủy sản của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển bền vững, ngư dân có cuộc sống tươi đẹp hơn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý, trước mắt, các bộ, ngành, địa phương quan tâm đến công tác tuyên truyền về việc thực hiện chống khai thác thủy sản IUU và gỡ “thẻ vàng” của EC đối với ngành thủy sản của Việt Nam, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của những người có trách nhiệm, ngư dân, người lao động có liên quan. 

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là các quy định về xử phạt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả việc quản lý các đội tàu và kiểm soát hoạt động của các tàu cá; tăng cường công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản; điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản IUU…





, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu tại hội nghị truyền trực tuyến đến điểm cầu Đà Nẵng. Ảnh: HOÀNG HIỆP
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Theo nội dung Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10-4-2024 của Ban Bí thư, những năm qua, ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tổng sản lượng hằng năm đạt trên 9 triệu tấn, đóng góp khoảng 30% GDP của ngành nông nghiệp; sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ ba thế giới; giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.

Tuy nhiên, phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC), chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác thủy sản IUU. Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thủy sản; xây dựng chuỗi sản xuất thuỷ sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm còn hạn chế…

Để đẩy mạnh công tác chống khai thác IUU thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, bảo đảm phát triển bền vững ngành thuỷ sản, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội xác định công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đồng thời là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế.

Bên cạnh đó, chú trọng công tác vận động, nắm tình hình, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ tàu cá và ngư dân cố ý vi phạm, nhất là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tại Đà Nẵng, trong quý 1-2024, thành phố đã tập trung triển khai công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn thành phố; ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá; làm việc với đoàn kiểm tra, hướng dẫn và xử lý các vướng mắc trong triển khai thực hiện các quy định về chống khai thác IUU của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)…

Văn phòng đại diện Kiểm soát nghề cá đã tiếp nhận thông tin 1.278 lượt tàu cập cảng cá Thọ Quang và kiểm tra, giám sát, trong đó lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 1 tàu khai thác sai vùng và chuyển Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định xử phạt với số tiền là 25 triệu đồng.

HOÀNG HIỆP

 

Nguồn

Cùng chủ đề

Sở Tài chính Đà Nẵng lên tiếng về vụ Công ty GFDI lừa đảo

Mới đây, cử tri Đà Nẵng phản ánh về việc Công ty GFDI huy động vốn, sau đó mất khả năng chi trả cho 7.541 khách hàng với tổng số tiền dư nợ gốc hơn 3.700 tỉ đồng, qua đó cho thấy vấn đề lỏng lẻo trong quản lý nhà nước về tài chính, đầu tư. Hàng ngàn người dân là nạn nhân của Công ty GFDI sau khi doanh nghiệp này tuyên bố vỡ nợ Trả lời ý kiến trên,...

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Sáng 21/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó...

Di tích Hải Vân Quan chính thức mở cửa đón khách sau 3 năm trùng tu

Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Di tích quốc gia Hải Vân Quan sau 3 năm được trùng tu. Hải Vân Quan, tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 490m, nằm giữa địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa...

Hơn 600 ông già Noel diễu hành trên đường phố Đà Nẵng

ĐNO - Tối 20-12, lễ hội Đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường đến dự. Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường (bên phải) tặng hoa cho hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy vì đồng hành sự kiện thành phố. Lễ khai mạc diễn...

Thúc đẩy tiềm năng nông nghiệp đô thị

ĐNO - Sáng 20-12, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Đà Nẵng” với sự tham gia của gần 100 đại biểu. Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố Đặng Văn Hồng cho rằng Đà Nẵng có tiềm năng rất lớn trong việc...

Cùng tác giả

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

Trong Nghị quyết số 169/NQ-CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: Tạo ra sức bật mới nhằm phát triển Đà Nẵng xứng đáng với vai trò là trung tâm và...

19 hoạt động, nhiệm vụ điều phối, quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong năm 2025

Ngày 25-12, Ban Điều phối quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức phiên họp định kỳ cuối năm 2024 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, dự báo kịch bản nguồn nước mùa cạn...

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

 Đại tướng Nguyễn Quyết. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh...

Cần quản lý, sử dụng hiệu quả các khu đất công bỏ trống

Thời gian qua, tình trạng các khu đất công bỏ trống, chưa được sử dụng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí nguồn lực đất đai. Trăn trở trước thực tế này, thành phố cũng đã vào cuộc tháo gỡ và với việc Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực thi hành, vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. ...

Cùng chuyên mục

19 hoạt động, nhiệm vụ điều phối, quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong năm 2025

Ngày 25-12, Ban Điều phối quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức phiên họp định kỳ cuối năm 2024 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, dự báo kịch bản nguồn nước mùa cạn...

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

Trong Nghị quyết số 169/NQ-CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: Tạo ra sức bật mới nhằm phát triển Đà Nẵng xứng đáng với vai trò là trung tâm và...

Hỗ trợ khuyến công 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp

Ngày 24-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đà Nẵng (Sở Công Thương) tổ chức chương trình nghiệm thu bàn giao máy móc thiết bị (đợt cuối) theo chương trình khuyến công năm 2024. Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ khuyến công là 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất: Công ty CP Điện Trường Giang, Công ty CP Giấy Thành Công 2, Công ty CP Đầu tư thương...

Hàng chống lạnh “vào mùa”

Ghi nhận tại các cửa hàng quần áo thời trang trên đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Âu Cơ, Nguyễn Cảnh Chân… và một số chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, những ngày này khi nhiệt độ xuống thấp, các loại quần áo giữ ấm như áo phao, áo len, nỉ, dạ... tiêu thụ mạnh; mức giá cũng dao động từ 150.000 - 900.000 đồng/sản phẩm. Người dân mua chăn mền tại cửa hàng Ngọc Cảm, đường Điện Biên...

Nâng cao hiệu quả cơ chế hành chính “một cửa, tại chỗ”

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đang được đề nghị bổ sung chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu thương mại tự do Đà Nẵng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến quy hoạch, đầu tư, môi trường, xây dựng, lao động, hàng hóa... trong Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, các khu...

Nới rộng điều kiện cấp sổ hồng, giải quyết thủ tục đất đai nhanh chóng

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29-7-2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) và hệ thống thông tin đất đai với nhiều nội dung tạo điều kiện thuận lợi, nới rộng điều kiện được cấp sổ hồng cho hộ gia đình,...

Bổ sung, tăng mức xử phạt vi phạm, khôi phục đất đai

Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4-10-2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không không chỉ cập nhật, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trước đây mà còn bổ sung và tăng mức xử phạt, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (gồm hành vi vi phạm...

Đổi mới quy định giá đất

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 là đã bãi bỏ quy định về khung giá đất; đồng thời, quy định việc định giá đất phải bảo đảm theo nguyên tắc thị trường. Những đổi mới trong các quy định về giá đất sẽ là nền tảng khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đang điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa...

Đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nguồn lực quản lý rác sinh hoạt

Ngày 23-12, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng phối hợp với đoàn công tác của thành phố Yokohama (Nhật Bản), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và Viện Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản (IGES) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai dự án Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn và tái chế rác (3R) tại thành phố Đà Nẵng do...

Hiệu quả từ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Được triển khai từ ngày 6-3-2023 đến nay, dịch vụ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân giảm được chi phí, thời gian đi lại… Người dân làm thủ tục ở bộ phận “Một cửa” của Sở Giao thông vận tải tại Trung tâm Hành chính thành phố. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN Đến thời hạn cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) nên chị Phạm Thị Ngân (phường Khuê Mỹ, quận...

Tin nổi bật

Tin mới nhất