Powered by Techcity

Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho nước mắm Nam Ô


Nước mắm Nam Ô là một trong 3 sản phẩm nước mắm trên toàn quốc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là tài sản trí tuệ khẳng định uy tín, danh tiếng, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Do đó, thành phố cùng các sở, ban, ngành, địa phương cần có những giải pháp quản lý hiệu quả, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.





Gia đình anh Bùi Thanh Phú đang kiểm tra quá trình sản xuất nước nắm. Ảnh: VĂN HOÀNG
Gia đình anh Bùi Thanh Phú đang kiểm tra quá trình sản xuất nước nắm. Ảnh: VĂN HOÀNG

Nâng cao giá trị thương hiệu

Tiếp nối nghề sản xuất nước mắm truyền thống của gia đình, anh Bùi Thanh Phú, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Hương Làng Cổ (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) cho biết, nghề sản xuất nước mắm gắn liền với lịch sử của làng Nam Ô, qua bao thăng trầm của thời gian, làng nghề truyền thống vẫn được duy trì và truyền lại cho nhiều thế hệ. Với giá trị lịch sử và văn hóa, việc được bảo hộ tài sản trí tuệ chỉ dẫn địa lý là điều quan trọng giúp người tiêu dùng nhận diện và nâng tầm giá trị sản phẩm của làng nghề. Đây là hành làng pháp lý để bảo vệ cho người dân làm nước mắm, xác định được vùng địa lý sản xuất nước mắm, quy trình chuẩn để sản xuất ra nước mắm đúng chuẩn Nam Ô. Qua việc được bảo hộ tài sản trí tuệ chỉ dẫn địa lý “Nam Ô”, các hộ được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý này sẽ tuân thủ sự quản lý nghiêm ngặt về sản phẩm, đồng bộ về chất lượng để bảo vệ danh tiếng, uy tín của nước mắm Nam Ô.

Theo ông Trần Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội Làng nghề nước mắm Nam Ô, làng nghề đang duy trì 71 hội viên, trong đó có 3 hợp tác xã, 10 cơ sở chế biến có quy mô tương đối, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng. Nhiều hộ sản xuất đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm giới thiệu tại các sự kiện xúc tiến thương mại. Đến nay, có 3 đơn vị trong làng nghề có sản phẩm nước mắm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 và 4 sao. “Việc được công nhận chỉ dẫn địa lý là động lực để các hội viên làng nghề quyết tâm duy trì, gìn giữ và nâng tầm thương hiệu nước mắm của làng Nam Ô”, ông Vinh cho hay.

Th.S Nguyễn Thị Thúy, Phụ trách Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng cho biết, chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ không chỉ là niềm tự hào về đặc sản địa phương, sự công nhận về uy tín, danh tiếng, chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, giúp nâng tầm giá trị thương hiệu cộng đồng mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng; là bệ phóng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu. Để tận dụng và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ sau khi được công nhận, thành phố, địa phương và các đơn vị liên quan cần triển khai các giải pháp quản lý và phát triển. Đặc biệt, những hộ sản xuất được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cần ý thức và hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng và bảo vệ tài sản trí tuệ cho sản phẩm nước mắm Nam Ô.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Đà Nẵng và là 1 trong 3 chỉ dẫn địa lý về sản phẩm nước mắm trên cả nước. Để phát triển hiệu quả chỉ dẫn địa lý, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ triển khai một số giải pháp như thiết lập mô hình quản lý, sử dụng và phát triển sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm được vận hành trên thực tế; đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nước mắm Nam Ô của thành phố. Bên cạnh đó, sở sẽ hướng dẫn vận hành mô hình quản lý, sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm; quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thử nghiệm kết nối kênh tiêu thụ sản phẩm…

Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Trần Công Nguyên cho biết, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động để xây dựng thương hiệu, hỗ trợ cho các hộ kinh doanh, cơ sở phát huy tối đa lợi thế khi đã được cấp quyền sử dụng tài sản trí tuệ. Hiện nay, quận đã thành lập đội tàu 6 chiếc có công suất từ 20-145 CV để đánh bắt cá cơm phục vụ nguồn nguyên liệu cho người dân làng nghề sản xuất nước mắm. Thời gian đến, quận tiếp tục đầu tư xây dựng sơ đồ hướng dẫn hệ thống giao thông trong làng nghề, các vị trí di tích lịch sử, văn hóa, chỉ dẫn đến các cơ sở sản xuất của làng nghề.

Th.S Nguyễn Thị Thúy cũng đề xuất, các chủ thể, hộ sản xuất cần có những giải pháp đưa sản phẩm vào các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối trên toàn quốc để tiếp cận và quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng; triển khai các chương trình khuyến mãi, kích cầu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, phù hợp với thị hiếu của người dân thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, livestream bán hàng… “Vai trò của cộng đồng trong việc xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” rất quan trọng bởi đây là tài sản trí tuệ của cộng đồng. Do đó, giá trị của sản phẩm sẽ được tạo dựng từ sự chung tay, nỗ lực và ý thức của cộng đồng”, bà Thúy chia sẻ thêm.

VĂN HOÀNG



Nguồn: http://baodanang.vn/kinhte/202407/quan-ly-va-phat-trien-chi-dan-dia-ly-cho-nuoc-mam-nam-o-3978421/

Cùng chủ đề

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tăng trưởng chất lượng cao

Nhật Bản cam kết nỗ lực triển khai các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm nay, JICA đã ký kết các khoản vốn vay tổng giá trị 102,2 tỷ Yên, là mức cao nhất trong 6 năm (kể từ năm 2017). Ngày 17-10, ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã chia sẻ với báo chí những thành tựu, thách thức và định...

Làm mới sản phẩm du lịch chất lượng cao

Năm 2024, ngành du lịch thành phố phấn đấu đạt 10,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 39% so với năm 2023, trong đó khách quốc tế ước đạt 4,2 triệu lượt, tăng 2,1 lần; khách nội địa ước đạt 6,1 triệu lượt, tăng 13%. Để đạt được con số này, ngành du lịch thành phố, các doanh nghiệp cần chủ động làm mới các sản phẩm du lịch chất lượng cao, tạo được sức hút với đa dạng...

Xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải

Lực lượng chức năng của thành phố triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để xử lý triệt để phương tiện quá khổ, quá tải. Đặc biệt, cùng với Cảnh sát giao thông, Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp ô-tô vận chuyển hàng hóa vi phạm tải trọng, quá khổ, quá tải, gây mất trật tự an toàn giao thông (ATGT). Qua đó, góp phần bảo đảm cho kết...

Hải quan linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp

Nhằm tạo thuận lợi và thu hút nhiều doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu, Hải quan Đà Nẵng nỗ lực nâng cao hiệu quả từ các giải pháp hỗ trợ, phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu thu ngân sách năm 2024. Chi cục Hải quan triển khai nhiều giải pháp phù hợp theo địa bàn quản lý. TRONG ẢNH: Hoạt động tại bộ phận “Một cửa” của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng. Ảnh:...

Góp ý dự thảo thí điểm phân cấp cho Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch khu...

Bộ Xây dựng vừa ban hành thông báo mời các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân góp ý dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy định thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt, trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, thực hiện Nghị quyết...

Cùng tác giả

VIB ra mắt tính năng cá nhân hóa thiết kế thẻ

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố ra mắt tính năng cá nhân hóa thiết kế thẻ theo nhu cầu với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) từ Fiza x Zalo AI. Đây là bước đột phá tiếp theo của ngân hàng trên hành trình thực hiện mục tiêu dẫn đầu cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, mang đến cho khách hàng cơ hội thể hiện phong cách và dấu ấn...

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tăng trưởng chất lượng cao

Nhật Bản cam kết nỗ lực triển khai các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm nay, JICA đã ký kết các khoản vốn vay tổng giá trị 102,2 tỷ Yên, là mức cao nhất trong 6 năm (kể từ năm 2017). Ngày 17-10, ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã chia sẻ với báo chí những thành tựu, thách thức và định...

Đà Nẵng và Đồng Nai trao đổi kinh nghiệm trong quản lý đô thị, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cùng đại diện các sở ban ngành. Quang cảnh buổi làm việc Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng thông tin đến Đoàn công tác Tỉnh ủy Đồng Nai về những kết quả nổi bật trong công tác đô thị, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn thành phố thời gian...

“Tôi tự tin rằng Vietravel sẽ có tên trân trọng trong lịch sử các hãng lữ hành của Việt Nam”

Hoạt động trong 2 lĩnh vực khó khăn nhất là du lịch và hàng không nhưng có cảm giác năng lượng của người đứng đầu Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ luôn tỷ lệ nghịch với những gì Ông đang đối mặt. Bởi với doanh nhân này, muốn phát triển kịp với thời đại, đòi hỏi phải bước ra khỏi vùng an toàn. Bước ra để nhìn lại, đánh giá, tạo ra đường đi rõ hơn, xây dựng hướng đúng...

Làm mới sản phẩm du lịch chất lượng cao

Năm 2024, ngành du lịch thành phố phấn đấu đạt 10,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 39% so với năm 2023, trong đó khách quốc tế ước đạt 4,2 triệu lượt, tăng 2,1 lần; khách nội địa ước đạt 6,1 triệu lượt, tăng 13%. Để đạt được con số này, ngành du lịch thành phố, các doanh nghiệp cần chủ động làm mới các sản phẩm du lịch chất lượng cao, tạo được sức hút với đa dạng...

Cùng chuyên mục

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tăng trưởng chất lượng cao

Nhật Bản cam kết nỗ lực triển khai các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm nay, JICA đã ký kết các khoản vốn vay tổng giá trị 102,2 tỷ Yên, là mức cao nhất trong 6 năm (kể từ năm 2017). Ngày 17-10, ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã chia sẻ với báo chí những thành tựu, thách thức và định...

Làm mới sản phẩm du lịch chất lượng cao

Năm 2024, ngành du lịch thành phố phấn đấu đạt 10,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 39% so với năm 2023, trong đó khách quốc tế ước đạt 4,2 triệu lượt, tăng 2,1 lần; khách nội địa ước đạt 6,1 triệu lượt, tăng 13%. Để đạt được con số này, ngành du lịch thành phố, các doanh nghiệp cần chủ động làm mới các sản phẩm du lịch chất lượng cao, tạo được sức hút với đa dạng...

Cơ hội hợp tác, phát triển du lịch bền vững

ĐNO - Chiều 17-10, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tổ chức Đại hội đại biểu Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng lần thứ 4, nhiệm kỳ 2024-2029. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ sự kiện “Ngày hội Du lịch Đà Nẵng 2024” với chủ đề “Kết nối thông minh - Khơi nguồn đổi mới” diễn ra trong 2 ngày 17 và 18-10. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường. Phó Chủ tịch UBND...

Xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải

Lực lượng chức năng của thành phố triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để xử lý triệt để phương tiện quá khổ, quá tải. Đặc biệt, cùng với Cảnh sát giao thông, Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp ô-tô vận chuyển hàng hóa vi phạm tải trọng, quá khổ, quá tải, gây mất trật tự an toàn giao thông (ATGT). Qua đó, góp phần bảo đảm cho kết...

Hải quan linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp

Nhằm tạo thuận lợi và thu hút nhiều doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu, Hải quan Đà Nẵng nỗ lực nâng cao hiệu quả từ các giải pháp hỗ trợ, phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu thu ngân sách năm 2024. Chi cục Hải quan triển khai nhiều giải pháp phù hợp theo địa bàn quản lý. TRONG ẢNH: Hoạt động tại bộ phận “Một cửa” của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng. Ảnh:...

Góp ý dự thảo thí điểm phân cấp cho Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch khu...

Bộ Xây dựng vừa ban hành thông báo mời các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân góp ý dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy định thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt, trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, thực hiện Nghị quyết...

Đón đầu mùa khách tàu biển

Khách du lịch tàu biển là một trong những thị trường quan trọng của ngành du lịch Đà Nẵng, góp phần gia tăng lượng khách quốc tế đến thành phố trong những tháng cuối năm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường khách này, ngành du lịch thành phố, các doanh nghiệp có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, sản phẩm du lịch sẵn sàng đón khách. Khách du lịch tàu biển...

Loạt máy bay siêu sang Gulfstream tụ hội tại Đà Nẵng

ĐNO - Ngày 15-10, 5 siêu tàu bay Gulfstream sang trọng và đắt đỏ bậc nhất thế giới xuất hiện tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Loạt máy bay Gulfstream có mặt tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng ngày 15-10. Gulfstream là hãng chuyên cơ nổi tiếng với tốc độ bay không đối thủ, với những cải tiến mang tính cách mạng về độ an toàn, hiệu quả, và đặc biệt là thiết kế nội thất sang trọng, tiện...

Triển khai chính sách đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quán triệt, triển khai các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26-6-2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, trong đó có một số chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Một trong những chính sách đó là thí điểm cơ chế tài chính thực...

Phục hồi các hệ sinh thái

Ngày 2-4-2021, UBND thành phố ban hành Quyết định 1099/QĐ-UBND về đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030. 3 năm qua, với sự nỗ lực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, thành phố triển khai nhiều giải pháp bảo tồn thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái tại các địa phương hiệu quả và bền vững. Lực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất