Powered by Techcity

Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm khoáng sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

ĐNO – Sáng 25-4 tại Đà Nẵng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh đồng chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ 8 của ủy ban và cho ý kiến thẩm tra dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản theo Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 12-4-2024 của Chính phủ.





Quang cảnh phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội. Ảnh: HOÀNG HIỆP
Quang cảnh phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy thông tin, tài nguyên địa chất, khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đồng thời, là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia.

Do đó, tài nguyên địa chất, khoáng sản cần phải được quy hoạch, điều tra, thăm dò đầy đủ; quản lý tập trung, thống nhất.

Ngoài ra, khoáng sản là nguồn tài nguyên không thể tái tạo, do đó, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này phải được thực hiện hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Việc thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 hơn 13 năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, nhất định, đóng góp vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các quy định của Luật Khoáng sản hiện hành còn bất cập.

Mặt khác, hiện nay, một số luật liên quan đến lĩnh vực địa chất khoáng sản đã được sửa đổi như Luật Đấu giá tài sản, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai… và một số luật đang được trình Quốc hội như dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Do đó, việc rà soát, sửa đổi để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật là rất cần thiết.

Việc xây dựng, ban hành Luật Địa chất và Khoáng sản cần phải đáp ứng yêu cầu thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động địa chất, khoáng sản; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, phù hợp với các điều ước và cam kết quốc tế mà nước ta là thành viên; khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Khoáng sản hiện hành; góp phần bảo đảm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã xem xét, quyết định đưa dự án Luật Địa chất và Khoáng sản vào chương trình xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp đến.





Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: HOÀNG HIỆP
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản có một số điểm mới, như quy định về điều tra cơ bản địa chất; phân nhóm khoáng sản; tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.

Dự thảo luật cũng bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có quy hoạch khoáng sản (khai thác khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; thu hồi khoáng sản; khai thác tận thu khoáng sản); khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác khoáng sản lòng sông, lòng hồ, ở khu vực biển không phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản nhưng phải thực hiện phương án đóng cửa mỏ khoáng sản; công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; sử dụng vốn ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng; khoáng sản có giá trị kinh tế và nhu cầu sử dụng lớn.

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở thu lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.

Cùng với đó, tăng cường quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển; cho phép tổ chức, cá nhân thế chấp, góp vốn quyền khai thác khoáng sản…

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung phát biểu, cho ý kiến về những vấn đề chính sách lớn, quan điểm, mục tiêu xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản; việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng…





Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu tại phiên họp. Ảnh: HOÀNG HIỆP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên (bìa phải) phát biểu tại phiên họp. Ảnh: HOÀNG HIỆP

* Chiều cùng ngày, các đại biểu cho ý kiến thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội liên quan đến chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và Nghị quyết số 101/2023/QH15 về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét.

Đồng thời, cho ý kiến thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết 135/2020/QH14 về chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An và dự án Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận.

Ngày 26-4, các đại biểu cho ý kiến thẩm tra hồ sơ Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

HOÀNG HIỆP

 

Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng: Kiến nghị sớm hoàn thiện, đưa khu công viên phần mềm số 2 vào hoạt động

DNVN – Tại kỳ họp thứ 21 của HĐND TP Đà Nẵng khai mạc ngày 11/12, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP kiến nghị cần khẩn trương hoàn thành dự án để sớm đưa hạ tầng khu công viên phần mềm (CVPM) số 2 vào hoạt động. Qua giám sát đề án “Phát triển chip bán dẫn và...

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần ThơTheo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Ảnh minh họa. Chính phủ vừa có báo cáo số 815/BC – CP gửi Quốc hội để giải...

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường thi công tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-202, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung vẫn khiến những cán bộ thi công đổ mồ hôi ướt đẫm áo. Vừa lấy tay lau vội giọt mồ hôi, anh Lê Văn Quyết (ở Hà Nội, cán bộ phụ trách thi công tuyến...

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Tin tức sáng 21-10: Khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội xem xét công tác nhân sự

Một phiên họp Quốc hội – Ảnh: quochoi.vn Sáng nay khai mạc kỳ họp thứ 8 Theo chương trình, sáng nay (21-10), kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt, gồm đợt 1 từ ngày 21-10 đến hết ngày 13-11; đợt 2 từ ngày 20-11 đến sáng ngày 30-11, trong đó Quốc hội sẽ làm việc 4 ngày thứ bảy. Dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp...

Cùng tác giả

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

 Đại tướng Nguyễn Quyết. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh...

Cần quản lý, sử dụng hiệu quả các khu đất công bỏ trống

Thời gian qua, tình trạng các khu đất công bỏ trống, chưa được sử dụng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí nguồn lực đất đai. Trăn trở trước thực tế này, thành phố cũng đã vào cuộc tháo gỡ và với việc Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực thi hành, vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. ...

An táng Đại tướng Nguyễn Quyết tại Nghĩa trang Mai Dịch

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20-8-1922; quê quán xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; thường trú tại số nhà 02/4 Yecxanh, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; tham gia cách mạng...

Đà Nẵng 2024, một năm nhìn lại – Bài 2: Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính: Chắp “đôi cánh” cho...

Ngày 26-6-2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với 452/459 đại biểu tán thành (đạt 93%), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025. Thời gian thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ khuyến công 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp

Ngày 24-12, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đà Nẵng (Sở Công Thương) tổ chức chương trình nghiệm thu bàn giao máy móc thiết bị (đợt cuối) theo chương trình khuyến công năm 2024. Cụ thể, tổng kinh phí hỗ trợ khuyến công là 1,74 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất: Công ty CP Điện Trường Giang, Công ty CP Giấy Thành Công 2, Công ty CP Đầu tư thương...

Hàng chống lạnh “vào mùa”

Ghi nhận tại các cửa hàng quần áo thời trang trên đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Âu Cơ, Nguyễn Cảnh Chân… và một số chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, những ngày này khi nhiệt độ xuống thấp, các loại quần áo giữ ấm như áo phao, áo len, nỉ, dạ... tiêu thụ mạnh; mức giá cũng dao động từ 150.000 - 900.000 đồng/sản phẩm. Người dân mua chăn mền tại cửa hàng Ngọc Cảm, đường Điện Biên...

Nâng cao hiệu quả cơ chế hành chính “một cửa, tại chỗ”

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đang được đề nghị bổ sung chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu thương mại tự do Đà Nẵng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến quy hoạch, đầu tư, môi trường, xây dựng, lao động, hàng hóa... trong Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, các khu...

Nới rộng điều kiện cấp sổ hồng, giải quyết thủ tục đất đai nhanh chóng

Thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29-7-2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) và hệ thống thông tin đất đai với nhiều nội dung tạo điều kiện thuận lợi, nới rộng điều kiện được cấp sổ hồng cho hộ gia đình,...

Bổ sung, tăng mức xử phạt vi phạm, khôi phục đất đai

Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4-10-2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không không chỉ cập nhật, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trước đây mà còn bổ sung và tăng mức xử phạt, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (gồm hành vi vi phạm...

Đổi mới quy định giá đất

Một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 là đã bãi bỏ quy định về khung giá đất; đồng thời, quy định việc định giá đất phải bảo đảm theo nguyên tắc thị trường. Những đổi mới trong các quy định về giá đất sẽ là nền tảng khai thác nguồn lực đất đai hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đang điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa...

Đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nguồn lực quản lý rác sinh hoạt

Ngày 23-12, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng phối hợp với đoàn công tác của thành phố Yokohama (Nhật Bản), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và Viện Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản (IGES) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai dự án Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn và tái chế rác (3R) tại thành phố Đà Nẵng do...

Hiệu quả từ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Được triển khai từ ngày 6-3-2023 đến nay, dịch vụ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân giảm được chi phí, thời gian đi lại… Người dân làm thủ tục ở bộ phận “Một cửa” của Sở Giao thông vận tải tại Trung tâm Hành chính thành phố. Ảnh: PHƯƠNG UYÊN Đến thời hạn cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) nên chị Phạm Thị Ngân (phường Khuê Mỹ, quận...

PC Đà Nẵng đảm bảo cấp điện phục vụ dịp lễ Noel và Tết Dương lịch năm 2025

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất - kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của nhân dân trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch năm 2025, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã chủ động xây dựng các phương án, tăng cường khả năng vận hành của hệ thống lưới điện. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông...

Tăng cường giám sát tàu cá, bảo đảm khai thác đúng quy định

Các đơn vị, địa phương nỗ lực tăng cường theo dõi, giám sát những tàu cá nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác IUU, góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác IUU tại Đà Nẵng. 100% tàu cá ra - vào cảng cá Thọ Quang được theo dõi, giám sát đúng quy định. Ảnh: XUÂN SƠN Tính đến hết tháng 11-2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ghi nhận 126/1.545 tàu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất