Powered by Techcity

Phó Thủ tướng: Ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước.





Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Giá cả thị trường trong nước 7 tháng qua cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát và theo xu hướng giảm dần. Đây là đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo sáng 3-8.

Giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, CPI 7 tháng tăng 3,12%

Tổng quan mặt bằng giá cả trong nước qua báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, giá điện được điều chỉnh tăng từ ngày 4-5-2023 nhưng giá cả thị trường trong nước 7 tháng qua cơ bản ổn định.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2023 tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng, CPI tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,65%.

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Nhiều giải pháp được triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn. Theo đó, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường. Nguồn cung được bảo đảm, giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo Điều hành giá.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi phân tích, chỉ số giá các nhóm làm tăng CPI như nhóm giáo dục bình quân 7 tháng tăng 7,61% so với cùng kỳ năm trước do học phí của một số địa phương từ tháng 9-2022 đã trở lại mặt bằng giá cũ sau khi đã được miễn, giảm trong năm học 2021-2022, tác động làm CPI tăng 0,47%.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,58% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI tăng 1,24 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,45% do dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng, tác động làm CPI tăng 0,16 %. Chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 3,79% do nhu cầu sử dụng điện tăng và quyết định tăng 3% giá điện của EVN áp dụng từ ngày 4-5-2023, tác động làm CPI tăng 0,13%…

Ở chiều ngược lại, giá xăng dầu giảm tác động làm CPI chung giảm 0,7%, giá gas giảm tác động làm CPI giảm 0,17%.

Ngân hàng nhà nước đã điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (kết hợp hài hòa giữa “giá” và “lượng”), đảm bảo thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, cung ứng dòng vốn tín dụng ra nền kinh tế, vừa hỗ trợ nền kinh tế phục hồi nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã đánh giá tình hình thị trường quốc tế, trong nước, dự báo những yếu tố tác động lên mặt bằng giá, đưa ra các kịch bản điều hành giá những tháng cuối năm.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, 4 nhóm hàng tác động lớn đến CPI thời gian qua là: nhóm giáo dục, vật liệu xây dựng, du lịch – giải trí, giá năng lượng (giá điện). Trong các tháng đầu năm, Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu trong nước linh hoạt, kịp thời, lên xuống nhịp nhàng.

Nhận định công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm “dễ thở” hơn, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, đủ điều kiện để có thể xem xét lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường vào thời điểm thích hợp để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, đồng thời bảo đảm sự đồng thuận xã hội.

Dẫn thông tin kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị tạm thời chưa tăng giá giáo dục do có tác động đến CPI tương đối lớn, cần có lộ trình rõ ràng. “Khi sửa Nghị định 81, nên tính thời điểm điều chỉnh, vừa đảm bảo yếu tố điều hành giá, lạm phát, vừa nhận được sự đồng thuận của người dân.”

Liên quan đến sửa Nghị định 81 và vấn đề giá giáo dục, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, học phí không tăng, sách giáo khoa phục vụ năm học 2023-2024 lớp 4, 8, 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giảm 6% so với năm trước. Giá dịch vụ giáo dục và sách giáo khoa trong năm học này không tác động lớn tới CPI.

Cho biết Bộ vẫn sửa đổi Nghị định 81 và chấp hành ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà theo hướng không tăng học phí năm học 2023 – 2024, song Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng chia sẻ “chưa tăng theo lộ trình để góp phần kiềm chế lạm phát và kiểm soát CPI nhưng tác động tiêu cực sẽ nhiều hơn.”

Diễn giải điều này, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học tự chủ, đơn vị tự chủ thường xuyên, tự chủ 100% đã hết nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ. 3 năm gần đây, kinh phí chi thường xuyên cho giáo dục, đào tạo liên tục bị cắt giảm.

Năm 2021 giảm 13,5% so với 2020, năm 2022 giảm 10,8% so với 2021, năm 2023 giảm 22,2% so với 2022. Trong khi đó, lương tăng, chi phí vận hành tăng, học phí không tăng, dẫn đến rất khó khăn.

Tránh lạm phát kỳ vọng

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá nhấn mạnh, năm 2023, Quốc hội đề ra mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức 4,5%. Các cấp, các ngành cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg, các Thông báo số 04 và 118/TB-VPCP của Ban Chỉ đạo.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý.

Đảm bảo cung cầu hàng hóa, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao trong các dịp lễ, tết cuối năm. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lại phát theo mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng nói.

Nhấn mạnh yêu cầu tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, Phó Thủ tướng lưu ý tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch, đầy đủ thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật khi hàng hóa có biến động bất thường.

Phó Thủ tướng lưu ý giải pháp điều hành giá đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nông sản, dịch vụ giáo dục và vật tư giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ vận tải, vật liệu xây dựng. Trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, phải chủ động đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá của các cơ quan Trung ương và địa phương phù hợp, nhanh nhất và khả thi.

Theo Vietnam+

Nguồn

Cùng chủ đề

Kêu gọi đầu tư dự án đường sắt đô thị nối sân bay – biển Mỹ Khê

Ngày 13-11, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng (IPA) cho biết, thành phố đang kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị Đà Nẵng tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê. Theo đó, thành phố Đà Nẵng sẽ phát triển 8 tuyến đường sắt đô thị, mục tiêu phát triển 2 tuyến tàu điện ngầm (MRT) và 2 tuyến đường sắt đô thị trên cao (LRT) đến năm...

Xây dựng thành phố sự kiện, lễ hội: Hướng phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, thành phố tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giải trí lớn góp phần giới thiệu hình ảnh, con người Đà Nẵng đến du khách trong và ngoài nước. Song, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, thành phố cần mở rộng các sự kiện ở đa lĩnh vực nhằm hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm của các sự kiện, lễ hội mang tầm khu vực và quốc tế...

Sửa chữa hai cầu Câu Lâu, giao thông Đà Nẵng – Quảng Nam như thế nào?

Khu Quản lý đường bộ III vừa có văn bản điều chỉnh phương án phân luồng, điều tiết giao thông phục vụ thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (bắc qua sông Thu Bồn, nối thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên) trên quốc lộ 1A tỉnh Quảng Nam. Như vậy, cùng thời gian này, cả hai cầu Câu Lâu (cũ và mới) đều được triển khai sửa chữa nên các phương tiện thường xuyên lưu thông...

Lan tỏa tinh thần thanh niên khởi nghiệp

Phong trào khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn thành phố đang phát triển tích cực với đa dạng mô hình ở nhiều lĩnh vực. Trong đó có không ít mô hình khởi nghiệp ở huyện Hòa Vang được đánh giá sáng tạo, hiệu quả và lan truyền được cảm hứng đến đông đảo thanh niên. Đón đầu xu hướng, mô hình Khu vườn trải nghiệm của anh Ngô Văn Quốc Huy chú trọng cung cấp dịch vụ cho...

Giới thiệu Tuần văn hóa – du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng

Chiều 12-11, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo thông tin về Tuần văn hóa - du lịch Lai Châu diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 22 đến 24-11. Theo đó, tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu gồm chuỗi sự kiện: hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu, dự kiến có gần 100 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Đà Nẵng và các tỉnh lân...

Cùng tác giả

Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng

Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 22-24/11. Sự kiện do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”. Thông qua các hoạt động của sự kiện quảng bá, giới thiệu về miền đất, con người, tiềm năng thế mạnh của Lai Châu thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ...

Kêu gọi đầu tư dự án đường sắt đô thị nối sân bay – biển Mỹ Khê

Ngày 13-11, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng (IPA) cho biết, thành phố đang kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị Đà Nẵng tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê. Theo đó, thành phố Đà Nẵng sẽ phát triển 8 tuyến đường sắt đô thị, mục tiêu phát triển 2 tuyến tàu điện ngầm (MRT) và 2 tuyến đường sắt đô thị trên cao (LRT) đến năm...

Xây dựng thành phố sự kiện, lễ hội: Hướng phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, thành phố tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giải trí lớn góp phần giới thiệu hình ảnh, con người Đà Nẵng đến du khách trong và ngoài nước. Song, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, thành phố cần mở rộng các sự kiện ở đa lĩnh vực nhằm hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm của các sự kiện, lễ hội mang tầm khu vực và quốc tế...

Tin tức sáng 14-11: Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Cử tri ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) theo dõi thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện – xã – Ảnh: TTO Xem xét sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh Sáng nay (14-11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có việc cho ý kiến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự luật, dự thảo nghị...

Phát động giải báo chí phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lê Văn Trung và Trưởng ban Nội chính Thành ủy Võ Công Chánh đồng chủ trì Hội nghị. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lê Văn Trung Phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lê Văn Trung cho biết, việc tổ chức giải nhằm khuyến khích, động...

Cùng chuyên mục

Kêu gọi đầu tư dự án đường sắt đô thị nối sân bay – biển Mỹ Khê

Ngày 13-11, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng (IPA) cho biết, thành phố đang kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị Đà Nẵng tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê. Theo đó, thành phố Đà Nẵng sẽ phát triển 8 tuyến đường sắt đô thị, mục tiêu phát triển 2 tuyến tàu điện ngầm (MRT) và 2 tuyến đường sắt đô thị trên cao (LRT) đến năm...

Xây dựng thành phố sự kiện, lễ hội: Hướng phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, thành phố tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giải trí lớn góp phần giới thiệu hình ảnh, con người Đà Nẵng đến du khách trong và ngoài nước. Song, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, thành phố cần mở rộng các sự kiện ở đa lĩnh vực nhằm hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm của các sự kiện, lễ hội mang tầm khu vực và quốc tế...

Sửa chữa hai cầu Câu Lâu, giao thông Đà Nẵng – Quảng Nam như thế nào?

Khu Quản lý đường bộ III vừa có văn bản điều chỉnh phương án phân luồng, điều tiết giao thông phục vụ thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (bắc qua sông Thu Bồn, nối thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên) trên quốc lộ 1A tỉnh Quảng Nam. Như vậy, cùng thời gian này, cả hai cầu Câu Lâu (cũ và mới) đều được triển khai sửa chữa nên các phương tiện thường xuyên lưu thông...

Lan tỏa tinh thần thanh niên khởi nghiệp

Phong trào khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn thành phố đang phát triển tích cực với đa dạng mô hình ở nhiều lĩnh vực. Trong đó có không ít mô hình khởi nghiệp ở huyện Hòa Vang được đánh giá sáng tạo, hiệu quả và lan truyền được cảm hứng đến đông đảo thanh niên. Đón đầu xu hướng, mô hình Khu vườn trải nghiệm của anh Ngô Văn Quốc Huy chú trọng cung cấp dịch vụ cho...

Giới thiệu Tuần văn hóa – du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng

Chiều 12-11, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo thông tin về Tuần văn hóa - du lịch Lai Châu diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 22 đến 24-11. Theo đó, tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu gồm chuỗi sự kiện: hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu, dự kiến có gần 100 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Đà Nẵng và các tỉnh lân...

Quỹ Đầu tư phát triển mở rộng cho vay lĩnh vực vi mạch bán dẫn

HĐND thành phố vừa ban hành Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 30-10-2024 về điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 354/NQ-HĐND ngày 12-4-2021 của HĐND thành phố về danh mục các lĩnh vực cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025. Theo đó, nghị quyết bổ sung thêm lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo gồm đầu tư trung tâm thiết kế, kiểm thử, mô phỏng; trung...

Chuẩn bị mùa du lịch cuối năm và Tết

Các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố đang tranh thủ thời gian xây dựng, kết nối, quảng bá các chương trình, sản phẩm du lịch để sẵn sàng chuẩn bị phục vụ khách vào dịp cuối năm, nhất là lễ Giáng sinh (Noel) và Tết Dương lịch 2025, Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Khu du lịch công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài sẽ ra mắt sản phẩm công viên khủng long mở rộng,...

Để bãi biển thêm xanh

Đà Nẵng được du khách trong và ngoài nước biết đến không chỉ có bãi biển dài, cát trắng mịn mà còn bởi những rặng dừa xanh mát. Với mong muốn tạo cảnh quan đẹp cho các bãi biển cũng như phủ thêm màu xanh cho các tuyến đường ven biển, góp phần cải thiện mỹ quan đô thị, phát triển dịch vụ du lịch biển, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch trồng dừa tại các bãi...

Tạo đột phá cho du lịch Đà Nẵng

Năm 2024, ngành du lịch về đích sớm khi 10 tháng tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt gần 9,3 triệu lượt, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2023 (mục tiêu đề ra là đón 8,4 triệu lượt khách). Trao đổi với phóng viên Báo Đà Nẵng, Giám đốc Sở Du lịch Trương Thị Hồng Hạnh cho rằng đây là kết quả rất khả quan nhờ sự nỗ lực của ngành du lịch...

Khôi phục chăn nuôi phục vụ thị trường cuối năm

Hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đang tích cực chăm sóc và tăng cường phòng, chống dịch bệnh để cung ứng nguồn thịt ra thị trường. Hoạt động mua bán thịt heo ở chợ Cồn (quận Hải Châu). Ảnh: MAI LY Chị Phạm Thị Phương (thôn Phú Sơn Nam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) vừa tái đàn với số lượng gần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất