Powered by Techcity

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, vùng nước

Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng
Cảng Lạch Huyện – Hải Phòng

5 nhóm cảng biển

Theo Quy hoạch có 5 nhóm cảng biển gồm:

Nhóm cảng biển số 1: gồm 05 cảng biển là cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình.

Nhóm cảng biển số 2: gồm 06 cảng biển là cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế.

Nhóm cảng biển số 3: gồm 08 cảng biển là cảng biển Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa), cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Phú Yên, cảng biển Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Trường Sa), cảng biển Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận.

Nhóm cảng biển số 4: gồm 05 cảng biển là cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An.

Nhóm cảng biển số 5: gồm 12 cảng biển là cảng biển Cần Thơ, cảng biển Tiền Giang, cảng biển Bến Tre, cảng biển Đồng Tháp, cảng biển An Giang, cảng biển Hậu Giang, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Trà Vinh, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển Bạc Liêu, cảng biển Cà Mau và cảng biển Kiên Giang.

Quyết định nêu rõ mục tiêu và nội dung quy hoạch đối với từng nhóm cảng biển nêu trên. Trong đó, đối với nhóm cảng biển số 1, mục tiêu đến năm 2030, hàng hóa thông qua từ 322 triệu tấn đến 384 triệu tấn (trong đó hàng container từ 13 triệu TEU đến 16 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 281 nghìn lượt khách đến 302 nghìn lượt khách. Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 111 bến cảng đến 120 bến cảng (gồm174 cầu cảng đến 191 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 2 mục tiêu đến 2030, hàng hóa thông qua từ 182 triệu tấn đến 251 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,4 triệu TEU đến 0,6 triệu TEU); hành khách từ 374 nghìn lượt khách đến 401 nghìn lượt khách. Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 69 bến cảng đến 82 bến cảng (gồm 173 cầu cảng đến 207 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 3 mục tiêu đến 2030, hàng hóa thông qua từ 160 triệu tấn đến187 triệu tấn (trong đó hàng container từ 2,5 triệu TEU đến 3,1 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 3,4 triệu lượt khách đến 3,9 triệu lượt khách. Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 80 bến cảng đến 83 bến cảng (gồm 176 cầu cảng đến 183 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 4 mục tiêu đến 2030, hàng hóa từ 500 triệu tấn đến 564 triệu tấn (trong đó hàng container từ 29 triệu TEU đến 33 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 2,8 triệu lượt khách đến 3,1 triệu lượt khách. Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 146 bến cảng đến 152 bến cảng (gồm 292 cầu cảng đến 306 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 5 mục tiêu đến 2030, hàng hóa từ 86 triệu tấn đến 108 triệu tấn (trong đó hàng container đến năm 2030 từ 1,3 triệu TEU đến 1,8 triệuTEU); hành khách từ 10,5 triệu lượt khách đến 11,2 triệu lượt khách.Về kết cấu hạ tầng: có tổng số 85 bến cảng (gồm 160 cầu cảng đến 167 cầu cảng).

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 72.800 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 278.700 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 33.800 ha (bao gồm các khu vực phát triển cảng biển, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các khu công nghiệp, logistics… gắn liền với cảng), trong đó cảng biển là 17.300 ha.

Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 606.000 ha (chưa bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải là 900.000 ha).

Các dự án ưu tiên đầu tư

Quy hoạch nêu rõ, về kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, sẽ đầu tư xây dựng luồng sông Văn Úc – Nam Đồ Sơn và hệ thống đê chỉnh trị (giai đoạn khởi động); nâng cấp, mở rộng luồng hàng hải Hải Phòng (mở rộng kênh Hà Nam, đoạn luồng Lạch Huyện bao gồm vũng quay tàu); thiết lập, nạo vét luồng vào các cảng khu vực Cẩm Phả và khu neo chuyển tải Hòn Nét cho tàu 200.000 DWT; nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa; cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Vũng Áng cho tàu đến 50.000 DWT và hệ thống đê chắn sóng (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Cửa Việt cho tàu đến 5.000 DWT và hệ thống đê chắn cát; cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Chân Mây cho tàu đến 70.000 DWT; đầu tư mở rộng đoạn cong chữ “S” luồng Cái Mép – Thị Vải.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hệ thống đê chắn cát luồng Diêm Điền, Cửa Gianh; đầu tư hoàn thiện kè bảo vệ bờ kênh Quan Chánh Bố bao gồm kè chỉnh trị; đầu tư xây dựng hạ tầng công cộng bến cảng ngoài khơi Trần Đề (luồng tàu, đê chắn sóng, cầu vượt biển); đầu tư các đèn biển tại các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo đậu tránh, trú bão, đài thông tin duyên hải, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS), tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn hoạt động xa bờ; đầu tư xây dựng bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.

Về bến cảng biển, sẽ đưa vào khai thác từ bến cảng số 3 đến bến cảng số 8 tại khu bến Lạch Huyện; các bến tại khu bến Liên Chiểu, các bến cảng chính thuộc cảng biển loại I; các bến cảng khách du lịch, bến khách quốc tế và các bến du thuyền gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn gắn trung tâm điện lực than, khí, xăng dầu, luyện kim; các bến phục vụ khu kinh tế ven biển; kêu gọi đầu tư các bến cảng tại các cảng biển tiềm năng Vân Phong và Trần Đề. Đầu tư bến khởi động khu bến Nam Đồ Sơn (Hải Phòng), các bến cảng tại khu vực Cái Mép hạ; bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và khu bến Trần Đề (Sóc Trăng).

Giải pháp thực hiện Quy hoạch

Quyết định nêu rõ, thực hiện các giải pháp quy hoạch theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp sau:

– Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, chuyên dùng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, khai thác có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của các cảng biển.

– Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách sử dụng nguồn thu từ việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng biển được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng.

– Rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định cụ thể về thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển theo hướng không thu phí hạ tầng đối với việc gom, rút hàng bằng đường thủy nội địa nhằm đẩy mạnh năng lực vận tải thủy nội địa, giảm áp lực cho vận tải bằng đường bộ.

– Hoàn thiện cơ chế tổ chức giám sát thực hiện quy hoạch theo hướng tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong hoạt động đầu tư cảng biển nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch.

– Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định hiện hành về thống kê hàng hải đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nhà nước chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các tổ chức, cá nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế. Nghiên cứu hình thành trung tâm dữ liệu chuyên ngành hàng hải, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thống kê.

– Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành có liên quan nhằm tận dụng tối đa việc sử dụng bãi sông phù hợp với những thay đổi về điều kiện tự nhiên, thủy hải văn, mực nước, lưu lượng lũ, khả năng thoát lũ hiện nay để mở rộng, gia tăng quỹ đất đầu tư xây dựng các dự án, công trình giao thông có mục đích công cộng (cảng đường thủy nội địa, cảng biển, cảng cạn và công trình phụ trợ như kho, bãi, nhà điều hành…); đáp ứng sự tăng trưởng về nhu cầu vận tải thông qua hệ thống đường thủy, hàng hải; phát huy lợi thế, tiềm năng của hệ thống sông kết nối đến các cảng biển, giảm tải cho hệ thống giao thông vận tải đường bộ.

– Nghiên cứu cơ chế quản lý đầu tư, khai thác các khu vực chứa chất nạo vét tại các cảng biển. Ưu tiên các khu vực định hướng quy hoạch cảng biển để chứa chất nạo vét, tạo mặt bằng cảng biển nhằm tận dụng tối đa tài nguyên.

– Rà soát, sửa đổi và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư cảng biển có mô hình cảng xanh, thông minh, sử dụng công nghệ và nhiên liệu sạch, các bến cảng, bến cảng du lịch (bến khách, bến du thuyền) gắn kết chặt chẽ với vùng động lực về du lịch và hệ thống khu du lịch. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, giảm phát thải theo quy định. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm phát thải. Nâng cao khả năng thu gom nước thải, rác thải tại các cảng bến, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu, phương tiện vận tải thích ứng với biến đổi khí hậu và cam kết phát thải ròng về “0” vào 2050.

– Nghiên cứu, xem xét nhà nước đầu tư một số bến cảng chính, quan trọng cần thiết phải nắm giữ, quản lý trong quá trình kêu gọi, thu hút, xem xét chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cảng biển.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/phe-duyet-quy-hoach-chi-tiet-nhom-cang-bien-ben-cang-cau-cang-vung-nuoc.html

Cùng chủ đề

Trình Thủ tướng chủ trương đầu tư, siêu cảng Cần Giờ trước cơ hội sắp thành hiện thực

Phối cảnh siêu cảng Cần Giờ – Ảnh: Nguồn Porcoast Ngày 6-12,  Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có tờ trình gửi Thủ tướng về báo cáo thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM.  Dự án do liên danh nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A (công ty thành viên Hãng tàu MSC)...

Cảng biển lớn nhất Ba Lan muốn ‘đón’ nhiều công ty Việt Nam

Ba Lan là đối tác nhập khẩu quan trọng của Việt Nam – Ảnh: N.BÌNH Xuất khẩu của Ba Lan sang Việt Nam tăng gần 20% vào năm ngoái, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan trong số các nước EU, với lượng nhập khẩu gần gấp mười lần lượng xuất khẩu của Ba Lan. Thông tin này được đưa ra tại hội nghị giao thương giữa Việt Nam – Ba Lan tổ chức...

Lập tổ liên ngành nghiên cứu phương án đầu tư cảng Liên Chiểu

Tổ công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung làm tổ trưởng, với các thành viên là các lãnh đạo, chuyên viên của các bộ, ngành liên quan như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, UBND thành phố Đà Nẵng. Phối cảnh dự án cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, hỗ trợ các bên liên quan về phương án đầu tư tổng thể khu...

Thêm nhà đầu tư ngoại khủng quan tâm tới Dự án cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng

Thêm nhà đầu tư ngoại “khủng” quan tâm tới Dự án cảng Liên Chiểu, Đà NẵngLiên danh APM Terminal – Hateco là những nhà đầu tư mới nhất nộp hồ sơ quan tâm tới Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng (phần kêu gọi đầu tư) có tổng mức đầu tư lên tới 48.304 tỷ đồng. Phối cảng cảng Liên Chiểu – Đà Nẵng. Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn,...

Chủ tịch HĐQT THACO hé lộ những kế hoạch đầu tư lớn

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp các doanh nghiệp tư nhân lớn ngày 21/9, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT THACO Group đã chia sẻ nhiều kế hoạch đầu tư để có những thành quả mới. Chiến lược mới của ngành ô tô phải xanh hơn Chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Bá Dương cho hay, ngành ô tô hiện đang ở giai đoạn có rất nhiều sự thay đổi về công nghệ, đặc biệt là...

Cùng tác giả

UAE hỗ trợ Đà Nẵng xây dựng Trung tâm Tài chính

Sáng 16/01, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh tiếp Phó Đại sứ UAE tại Việt Nam Eisa Alhammadi, nhân dịp ngài Phó Đại sứ đến tham dự Hội thảo Phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam, diễn ra tại thành phố Đà Nẵng. Phó Chủ tịch Thường trực...

Blockchain Việt Nam khuyến nghị ba điều để Đà Nẵng phát triển Trung tâm tài chính quốc tế

Tổ hợp phần mềm số 2 ở Đà Nẵng sẽ kết nối với Trung tâm tài chính quốc tế trong tương lai – Ảnh: B.D. Theo đó, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (công nghệ chuỗi khối) sẽ hỗ trợ TP Đà Nẵng nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để thúc đẩy phát triển fintech (công nghệ tài chính), blockchain tại Trung tâm tài chính quốc tế. Blockchain Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ đào tạo,...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng

Quang cảnh buổi làm việc Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh báo cáo tình hình, những kết quả thành phố đạt được trong phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Đồng thời cho biết, trong năm qua, Đà Nẵng nhận được nhiều sự hỗ trợ, quan tâm của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương trong việc xây dựng và ban hành các chủ trương, cơ chế,...

Hội người cao tuổi TP Đà Nẵng tổng kết năm 2024

Sáng 16/01, Hội Người cao tuổi thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác người cao tuổi và hoạt động Hội năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Hội người cao tuổi TP Đà Nẵng tổng kết năm 2024   Nổi bật năm qua, các cấp Hội Người cao tuổi trên địa bàn thành...

Nhận quà Tết sớm, bệnh nhi ung thư vui lắm

Ca sĩ, diễn viên Minh Hằng cùng bé Ngô Gia Phúc (5 tuổi) cười vui chụp hình lưu niệm – Ảnh: THANH HIỆP Cùng với buổi trao quà hôm nay, 480 phần quà Tết đã đến tay bệnh nhi ung thư tại 4 bệnh viện ở TP.HCM trong số 1.000 phần quà của “Tết sẻ chia” năm nay. Bệnh nhi ung thư chờ Tuổi Trẻ mang xuân về 124 phần quà đã đến với các bạn nhỏ Bệnh viện Nhi đồng 2....

Cùng chuyên mục

UAE hỗ trợ Đà Nẵng xây dựng Trung tâm Tài chính

Sáng 16/01, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh tiếp Phó Đại sứ UAE tại Việt Nam Eisa Alhammadi, nhân dịp ngài Phó Đại sứ đến tham dự Hội thảo Phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam, diễn ra tại thành phố Đà Nẵng. Phó Chủ tịch Thường trực...

Blockchain Việt Nam khuyến nghị ba điều để Đà Nẵng phát triển Trung tâm tài chính quốc tế

Tổ hợp phần mềm số 2 ở Đà Nẵng sẽ kết nối với Trung tâm tài chính quốc tế trong tương lai – Ảnh: B.D. Theo đó, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (công nghệ chuỗi khối) sẽ hỗ trợ TP Đà Nẵng nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để thúc đẩy phát triển fintech (công nghệ tài chính), blockchain tại Trung tâm tài chính quốc tế. Blockchain Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ đào tạo,...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng

Quang cảnh buổi làm việc Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh báo cáo tình hình, những kết quả thành phố đạt được trong phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Đồng thời cho biết, trong năm qua, Đà Nẵng nhận được nhiều sự hỗ trợ, quan tâm của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương trong việc xây dựng và ban hành các chủ trương, cơ chế,...

Hội người cao tuổi TP Đà Nẵng tổng kết năm 2024

Sáng 16/01, Hội Người cao tuổi thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác người cao tuổi và hoạt động Hội năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Hội người cao tuổi TP Đà Nẵng tổng kết năm 2024   Nổi bật năm qua, các cấp Hội Người cao tuổi trên địa bàn thành...

Nhận quà Tết sớm, bệnh nhi ung thư vui lắm

Ca sĩ, diễn viên Minh Hằng cùng bé Ngô Gia Phúc (5 tuổi) cười vui chụp hình lưu niệm – Ảnh: THANH HIỆP Cùng với buổi trao quà hôm nay, 480 phần quà Tết đã đến tay bệnh nhi ung thư tại 4 bệnh viện ở TP.HCM trong số 1.000 phần quà của “Tết sẻ chia” năm nay. Bệnh nhi ung thư chờ Tuổi Trẻ mang xuân về 124 phần quà đã đến với các bạn nhỏ Bệnh viện Nhi đồng 2....

Ủng hộ thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố năm 2025

Cụ thể, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trên địa bàn thành phố ủng hộ 01 ngày lương. Các tầng lớp Nhân dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố, người Việt Nam ở nước ngoài ủng hộ theo tỉnh thần tự nguyện và lòng hảo tâm. Thời gian tiếp nhận từ ngày 01/02/2025 đến ngày 31/7/2025. Hình thức tiếp nhận bằng tiền mặt tại Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ...

Khởi công Tòa nhà FPT Polytechnic Đà Nẵng

Lãnh đạo Công ty CP FPT thực hiện nghi thức khởi công Tòa nhà FPT Polytechnic Đà Nẵng Nhờ sự hỗ trợ đẩy nhanh các thủ tục hồ sơ từ chính quyền địa phương theo Chủ đề năm 2025 “Năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy gắn với cắt giảm thủ tục hành chính, triển khai hiệu quả tổ chức chính quyền đô thị và các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tăng...

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với TP Đà Nẵng

Sáng 16/01, đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với thành phố Đà Nẵng về tình hình triển khai thực hiện Kết luận 77 của Bộ Chính trị và một số nội dung liên quan. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành...

Khai mạc Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam”

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 400 đại biểu là lãnh đạo các Ban, Bộ ngành Trung ương, các địa phương bạn, các cơ quan đại diện ngoại giao, các vị lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cho biết, Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” nhằm giới thiệu chủ...

Công bố quyết định sắp xếp, thành lập 3 ban quản lý dự án thuộc UBND TP Đà Nẵng

Sáng 16/01, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức công bố quyết định thành lập tổ chức bộ máy và cán bộ lãnh đạo, quản lý các ban quản lý dự án trực thuộc UBND thành phố. Dự hội nghị có Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh và các Phó Chủ tịch UBND thành phố: Trần Chí Cường, Nguyễn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất