Powered by Techcity

Nghề làm bánh khô mè

Nghề bánh khô mè Cẩm Bắc – Hòa Thọ và nghề làm bánh khô mè tại thôn Quang Châu – Hòa Châu có từ những năm 50 của thế kỷ XX.

Bánh khô mè được làm từ gạo, nếp, mè và đường vào dịp Lễ hội, Tết Nguyên Đán, là sản phẩm dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên… Có hai loại bánh: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền giống nhau: bột gạo nếp, chỉ khác chiếc áo bên ngoài, khô nổ được áo với bột nếp, khô mè phủ quanh là mè, gần giống mè xững Huế. Thực ra khô mè chỉ là bước cải tiến của khô nổ, nhờ thế mới có thể vượt đèo Hải Vân để ra Bắc, rời dốc Sỏi để vào Nam.

Theo những lão nông đất Quảng, hình thức đầu tiên của loại bánh khô là những hạt lúa, nếp rang, được giã lớn, trộn với đường, xúc ăn bằng lá mít. Ăn như vậy mà ăn vội ăn vàng, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, thường dễ bị sặc…, nên người ta bèn cải tiến bằng cách rây bột vào khuôn với những ô vuông, tương tự bánh in, bên dưới khuôn lót lớp vải thô. Chưng cách thủy khuôn trên lò đã đun sôi khoảng năm phút. Từ nấu chuyển sang nướng, bằng cách tận dụng than của lò nấu, từ nướng lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ cho bánh giòn và xốp. Từ các công đoạn nấu – nướng này mà bánh khô được gọi là “bánh bảy lửa”.

Giai đoạn hai của quy trình sẽ là rang mè, thắng nước đường trên lò than nóng, áo nước đường cho bánh, tẩm mè chung quanh để lát bánh có độ dảo và vị bùi.

Nghề làm bánh khô mè có xuất xứ từ lâu đời, là sản phẩm đặc trưng của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, được làm từ gạo, nếp, mè và đường vào dịp Lễ hội, Tết Nguyên Đán, là sản phẩm dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Trong thời kỳ nhà Nguyễn, ở Hoà Vang, bánh Khô mè nổi tiếng ở vùng đất Quang Châu, thuộc xã Hoà Châu, huyện Hoà Vang phát triển thành làng nghề và hằng năm được các quan lại địa phương dùng làm phẩm vật dâng lên triều đình. Nghề bánh khô mè Cẩm Bắc – Hòa Thọ và nghề làm bánh khô mè tại thôn Quang Châu – Hòa Châu có từ những năm 50 của thế kỷ XX. Từ khi nghề phát triển đã có tổng số 150 hộ sản xuất. Đến nay số lượng các cơ sở sản xuất đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 20 hộ, trong đó có 10 hộ là có sản xuất thường xuyên. Hiện nay một số hộ đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Thương hiệu có uy tín nhất trên thị trường hiện nay là Bánh khô mè Bà Liễu. Hộ này đã xây dựng được 03 cơ sở sản xuất thường xuyên và hơn 20 đại lý tập trung ở huyện Hoà Vang và quận Hải Châu. Nguyên liệu sử dụng làm bánh khô mè bao gồm: gạo, nếp, mè, đường kính, nguyên liệu này thường có giá khá ổn định, nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu ở thành phố, nên tương đối ổn định. Sản phẩm bánh khô mè được các khách hàng ở thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên rất ưa chuộng. Sản phẩm được đóng gói rất cẩn thận và có giá thành tuỳ theo kích cỡ khác nhau. Sản phẩm Bánh khô mè của Cẩm Bắc – Hòa Thọ và Quang Châu – Hòa Châu được thị trường tiêu thụ chủ yếu ở thành phố và các tỉnh lân cận như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Nguyên và một số thành phố lớn. Làng nghề truyền thống bánh khô mè nằm gần chợ Cẩm Lệ, nay thuộc khu vực Cẩm Bắc, phường Hòa Thọ Đông. Qua bao thay đổi của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường, bánh khô mè vẫn giòn ngọt thơm hương vị như thuở ban đầu.

Từ năm 1998 đến nay, nghề làm bánh khô mè ở Cẩm Lệ đã được chính quyền địa phương và các ngành quan tâm, hỗ trợ xây dựng để phát triển làng nghề truyền thống. Từ một sản phẩm làng quê, bánh khô mè đã có tên tuổi trên thị trường, được đăng ký quyền sở hữu. Xưa, bánh chỉ được làm vào mỗi dịp Tết. Nay, những bếp than rực hồng quanh năm. Ngày thường, nhà làm bánh nổi lửa cách nhật hoặc một tuần làm hai ngày, nhưng đó vẫn là nghề đủ sống, tạo được việc làm cho một số người. Đến mỗi dịp Tết, làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ nổi lửa suốt ngày, đủ cho 100 nhân công lao động có kế sinh nhai. Bánh khô mè Cẩm Lệ ngày nay đã có mặt ở nhiều vùng trên cả nước và theo tay Việt kiều làm món quà quê sang xứ người. Một đặc điểm khá đặc biệt nữa của bánh khô mè Cẩm Lệ là bánh chỉ giữ được hương vị nguyên sơ khi làm bằng thủ công. Ngày nay, một vài công đoạn như giã gạo thay bằng xay, hấp bột bằng củi thay bằng gas nhưng các công đoạn nướng bánh phải hoàn toàn dùng bằng than hoa nếu thay bằng sấy điện, sấy than đá hoặc các loại chất đốt khác bánh đều không đạt yêu cầu. Mè làm bánh phải là loại bóc vỏ bằng cách đạp chân. Loại mè bóc vỏ bằng máy nhìn trắng đều nhưng bị chảy dầu, khi để lâu bánh sẽ hôi nỉ. Những người làm bánh đã cố gắng “công nghệ hóa” cách làm, thậm chí, trước đây chính quyền địa phương hỗ trợ hẳn một dự án ứng dụng công nghệ, sản xuất bánh bằng dây chuyền máy móc cho thương hiệu bánh khô mè Bà Liễu nhưng đều bị thất bại. Chiếc bánh có hình vuông hay chữ nhật, được bao phủ bởi lớp mè thơm phức, qua 7 lần nướng mới tạo nên vị thanh bùi và ngon ngọt… Vì thế, món bánh khô mè ấy còn được gọi bằng cái tên dân dã – bánh 7 lửa. Có thể nói, sự góp mặt của bánh khô mè đã trở thành một thương hiệu cho văn hóa ẩm thực của người dân đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Nét độc đáo của món bánh này là ở chỗ nó có thể làm từ rất nhiều loại bột trong ngũ cốc mà không chịu sự bó buộc khắt khe. Vì thế mà khi món bánh mới ra đời, từ người nghèo đến khá giả đều có thể chế biến theo nguyên liệu của riêng mình.

Ngày xưa, khách thưởng thức bánh khô mè có thể đoán được gia cảnh của chủ nhân. Những gia đình khó khăn sẽ dùng bột sắn, nhà nào khá hơn thì dùng nếp hương. Chiếc bánh được “bảo bọc” bởi lớp mè thơm nhờ sự kết dính với đường non tinh chất, dẻo tựa mạch nha. Các cụ già vẫn bảo bánh khô mè xếp theo hình bát giác, ngũ giác hay tứ giác thì sẽ cầu xin được sự giao hòa của trời đất. Vì ý nghĩa tượng trưng cho bát quái, ngũ hành, tự tượng mà bánh 7 lửa trở thành vật không thể thiếu cho những ngày giỗ kỵ hay lễ Tết của người dân xứ sở. Cái tên bánh 7 lửa được hình thành nhờ cách thức tạo ra nó, nhưng điều làm cho chiếc bánh trở nên nổi tiếng không chỉ vì cái tên lạ. Điều quan trọng chính là hương vị của nó còn đọng lại nơi vị giác của du khách sau khi thưởng thức. Từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc như bột gạo, đường kính, gừng, mè… qua bàn tay của con người lại trở thành tuyệt hảo. Gạo vo sạch trắng như bông bưởi, để thật ráo rồi cho vào cối giã thành bột mịn. Đem tẩm nước cho vừa ướt thì cho vào nồi hấp chín. Trong khi chờ nồi bột chín, người ta chẻ tre đan vỉ lót, đan khung đúc bánh với những ô vuông vức. Bột vừa chín thì đổ vào khung rồi gạt bằng.Tháo khung, những miếng bột vuông nhỏ được đặt trên bếp than hoa lần thứ nhất. Hơi lửa than hoa chỉ vừa nóng để nướng chầm chậm cho lát bánh khô hai mặt. Chiếc bánh trần đã ráo lại được đặt lên bếp than hoa lần thứ hai nướng giòn. Đến đây xem như xong công đoạn thứ nhất. Việc tiếp theo là nấu đường cho đến khi dùng đũa kéo thành sợi tơ không dứt. Mè dùng chân đạp tróc vỏ, rang giòn, vàng, thơm thật thơm.Lúc này, người ta bưng nồi đường đặt trên bếp than ấm, lấy từng lát bánh trần trắng ngần nhúng vào đường rồi nhanh tay lăn qua mâm mè để ngay bên cạnh (người dân hay nói đùa rằng đó là công đoạn cho bánh “tắm” với mè). Chiếc bánh khô mè 7 lửa mang trong mình “tấm ruột” xốp và giòn, có vị ngọt của đường, vị bùi của mè và chút thanh của vị gừng. Khi bẻ đôi chiếc bánh, bạn sẽ nhìn thấy đường tơ vàng óng ánh do đường kéo ra mà thành. Và chỉ có những bàn tay khéo léo mới tạo ra được kết quả như thế. Để có thể thưởng thức món bánh khô mè đúng “chuẩn” thì du khách không thể bỏ qua những ngụm trà nóng thơm ngon. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận được độ giòn tan thấm dần nơi đầu lưỡi, chất ngon ngọt và thơm bùi hòa cùng hương trà sẽ lưu lại mãi không quên…

Cổng TTĐT thành phố

Cùng chủ đề

VIB ra mắt tính năng cá nhân hóa thiết kế thẻ

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố ra mắt tính năng cá nhân hóa thiết kế thẻ theo nhu cầu với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) từ Fiza x Zalo AI. Đây là bước đột phá tiếp theo của ngân hàng trên hành trình thực hiện mục tiêu dẫn đầu cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, mang đến cho khách hàng cơ hội thể hiện phong cách và dấu ấn...

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tăng trưởng chất lượng cao

Nhật Bản cam kết nỗ lực triển khai các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm nay, JICA đã ký kết các khoản vốn vay tổng giá trị 102,2 tỷ Yên, là mức cao nhất trong 6 năm (kể từ năm 2017). Ngày 17-10, ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã chia sẻ với báo chí những thành tựu, thách thức và định...

Đà Nẵng và Đồng Nai trao đổi kinh nghiệm trong quản lý đô thị, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cùng đại diện các sở ban ngành. Quang cảnh buổi làm việc Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng thông tin đến Đoàn công tác Tỉnh ủy Đồng Nai về những kết quả nổi bật trong công tác đô thị, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn thành phố thời gian...

“Tôi tự tin rằng Vietravel sẽ có tên trân trọng trong lịch sử các hãng lữ hành của Việt Nam”

Hoạt động trong 2 lĩnh vực khó khăn nhất là du lịch và hàng không nhưng có cảm giác năng lượng của người đứng đầu Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ luôn tỷ lệ nghịch với những gì Ông đang đối mặt. Bởi với doanh nhân này, muốn phát triển kịp với thời đại, đòi hỏi phải bước ra khỏi vùng an toàn. Bước ra để nhìn lại, đánh giá, tạo ra đường đi rõ hơn, xây dựng hướng đúng...

Làm mới sản phẩm du lịch chất lượng cao

Năm 2024, ngành du lịch thành phố phấn đấu đạt 10,3 triệu lượt khách lưu trú, tăng 39% so với năm 2023, trong đó khách quốc tế ước đạt 4,2 triệu lượt, tăng 2,1 lần; khách nội địa ước đạt 6,1 triệu lượt, tăng 13%. Để đạt được con số này, ngành du lịch thành phố, các doanh nghiệp cần chủ động làm mới các sản phẩm du lịch chất lượng cao, tạo được sức hút với đa dạng...

Cùng tác giả

Khai thác đường bay thẳng Kuala Lumpur-Đà Nẵng

Trưa nay (24/9), chuyến bay từ Kuala Lumpur mang số hiệu MH748 của Hãng hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, mang theo gần 160 hành khách đến tham quan, trải nghiệm dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Những hành khách đầu tiên từ Kuala Lumpur (Malaysia) đến Đà Nẵng trưa 24/9. (Ảnh: ANH ĐÀO) Chương trình chào đón chuyến bay đầu tiên của Malaysia Airlines đến thành phố...

Dàn robot du lịch Đà Nẵng hoạt náo tại Diễn đàn công nghệ ngành khách sạn

Tại phiên khai mạc Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo lĩnh vực khách sạn tổ chức ở Đà Nẵng sáng 23-9, các doanh nghiệp đã đưa nhiều robot phục vụ trình diễn. Màn ra mắt này gây ấn tượng đặc biệt cho quan khách. Robot phục vụ ra mắt quan khách sáng 23-9 - Ảnh: B.D. Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo lĩnh vực khách sạn (Horecfex) Việt Nam 2024 được...

Nhiều hoạt động phong phú tại lễ hội bia Đức năm 2024

Lễ hội bia Đức và giao lưu văn hóa, ẩm thực sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 28.9.2024, từ 18h đến 23h, tại 83-85-87 Trần Phú (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Lễ hội bia Đức và giao lưu văn hóa, ẩm thực là chương trình nằm trong khuôn khổ Kế hoạch thực hiện công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn TP Đà Nẵng năm 2024 đã được UBND thành phố phê duyệt với mục đích chào mừng kỷ...

Đà Nẵng nghiên cứu hình thành chợ phục vụ du lịch

UBND TP Đà Nẵng vừa yêu cầu tăng cường triển khai Đề án Nghiên cứu đề xuất hình thành một số chợ điểm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố. UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng đẩy mạnh việc hình thành chợ điểm phục vụ du lịch; triển khai các giải pháp sắp xếp, tổ chức lại hoạt động kinh doanh theo hướng văn minh; chỉnh...

Một khu du lịch Đà Nẵng sắm robot 15.000 USD phục vụ khách

Tại buổi công bố thông tin chương trình Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn chiều 17-9, đại diện quần thể du lịch khách sạn Furama - Ariyana Đà Nẵng cho biết đã sắm một robot phục vụ khách. Robot phục vụ trong ngành du lịch của Hyundai - Ảnh minh họa từ Hyundai. "Cô" robot này được chúng tôi mua với số tiền 15.000 USD từ nước ngoài, đang trên đường vận chuyển...

Cùng chuyên mục

Khai thác đường bay thẳng Kuala Lumpur-Đà Nẵng

Trưa nay (24/9), chuyến bay từ Kuala Lumpur mang số hiệu MH748 của Hãng hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, mang theo gần 160 hành khách đến tham quan, trải nghiệm dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Những hành khách đầu tiên từ Kuala Lumpur (Malaysia) đến Đà Nẵng trưa 24/9. (Ảnh: ANH ĐÀO) Chương trình chào đón chuyến bay đầu tiên của Malaysia Airlines đến thành phố...

Dàn robot du lịch Đà Nẵng hoạt náo tại Diễn đàn công nghệ ngành khách sạn

Tại phiên khai mạc Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo lĩnh vực khách sạn tổ chức ở Đà Nẵng sáng 23-9, các doanh nghiệp đã đưa nhiều robot phục vụ trình diễn. Màn ra mắt này gây ấn tượng đặc biệt cho quan khách. Robot phục vụ ra mắt quan khách sáng 23-9 - Ảnh: B.D. Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo lĩnh vực khách sạn (Horecfex) Việt Nam 2024 được...

Nhiều hoạt động phong phú tại lễ hội bia Đức năm 2024

Lễ hội bia Đức và giao lưu văn hóa, ẩm thực sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 28.9.2024, từ 18h đến 23h, tại 83-85-87 Trần Phú (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Lễ hội bia Đức và giao lưu văn hóa, ẩm thực là chương trình nằm trong khuôn khổ Kế hoạch thực hiện công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn TP Đà Nẵng năm 2024 đã được UBND thành phố phê duyệt với mục đích chào mừng kỷ...

Đà Nẵng nghiên cứu hình thành chợ phục vụ du lịch

UBND TP Đà Nẵng vừa yêu cầu tăng cường triển khai Đề án Nghiên cứu đề xuất hình thành một số chợ điểm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố. UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng đẩy mạnh việc hình thành chợ điểm phục vụ du lịch; triển khai các giải pháp sắp xếp, tổ chức lại hoạt động kinh doanh theo hướng văn minh; chỉnh...

Một khu du lịch Đà Nẵng sắm robot 15.000 USD phục vụ khách

Tại buổi công bố thông tin chương trình Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn chiều 17-9, đại diện quần thể du lịch khách sạn Furama - Ariyana Đà Nẵng cho biết đã sắm một robot phục vụ khách. Robot phục vụ trong ngành du lịch của Hyundai - Ảnh minh họa từ Hyundai. "Cô" robot này được chúng tôi mua với số tiền 15.000 USD từ nước ngoài, đang trên đường vận chuyển...

Độc đáo triển lãm nghệ thuật ‘Rong – Rao’ tại Đà Nẵng

Triển lãm nghệ thuật "Rong - Rao" tại Đà Nẵng đã mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị về ẩm thực đường phố, tiếng rao của những gánh hàng rong thân thuộc. Một góc trưng bày tái hiện hình ảnh tiệm tạp hóa thời xưa - Ảnh: NGUYỄN THƯ Triển lãm nghệ thuật "Rong - Rao" diễn ra từ ngày 17-8 đến 8-9 tại The Local Beans (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Triển lãm với sự...

‘Thiên đường’ giải trí đẳng cấp thế giới sẽ là đầu kéo cho du lịch Đà Nẵng

Đó là nhận định của ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng khi nói về câu chuyện phát triển bền vững cho ngành du lịch nói riêng cũng như kinh tế Đà Nẵng nói chung. Theo ông Cao Trí Dũng, Đà Nẵng được quy hoạch để có những khu du lịch đẳng cấp thế giới. Trên cơ sở tài nguyên, cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ đang có, quy hoạch đã được Chính...

Hai bãi biển Việt Nam vào top 50 bãi biển tuyệt nhất hành tinh

Tờ Telegraph của Anh vừa vinh danh hai bãi biển của Việt Nam trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất hành tinh. Từ những vùng đất cát trắng bình yên đến những vịnh nhỏ xa xôi, các chuyên gia du lịch của Telegraph đã bình chọn những bãi biển tuyệt nhất. Có những bãi biển dành cho sự "lười biếng" thuần túy, nơi bạn không muốn gì hơn ngoài việc ngủ dưới bầu trời xanh. Có những bãi biển để vui chơi,...

Hỗ trợ kết nối Đà Nẵng với nguồn lực quốc tế

Ngày 12/8¸ Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu AVSE GLOBAL do ông Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch AVSE Global, Giám đốc điều hành EMLV Business School và Giám đốc Phát triển quốc tế, De Vinci Higher Education, Cộng hòa Pháp làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. AVSE Global sẽ kết nối, hỗ trợ , kết nối nguồn lực quốc tế cho Đà Nẵng. Đồng chí Nguyễn Văn...

Tượng Phật khổng lồ dần hoàn thiện giữa mỏ đá ở Đà Nẵng

Dự án Khu Văn hóa Tâm linh Đà Sơn đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết 1/500, trong đó có hạng mục tượng Phật Bổn Sư. Công trình tượng Phật khổng lồ đang được thi công nằm ven đường Hoàng Văn Thái (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Ảnh: Mai Hương Công trình tượng Phật bán thân khổng lồ này có tên đầy đủ là “Tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Bức tượng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất