Powered by Techcity

Kết luận tại Phiên họp lần thứ nhất xây dựng đề án tổng kết thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế” (Nghị quyết 22) đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo, ngày 2-8-2023, tại Trụ sở Chính phủ.





Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Xây dựng đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Xây dựng đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Ảnh: TTXVN

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Ngoại giao, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo và các tham luận, ý kiến của đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Nghị quyết 22 là một định hướng chiến lược đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Việc triển khai Nghị quyết đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là 3 chuyển biến lớn.

Về nhận thức, hội nhập quốc tế đã trở thành sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trở thành định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về hành động, Nghị quyết 22 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Các bước chuyển về tư duy và hành động đã góp phần dẫn đến bước chuyển mới cả về chất và lượng, nâng cao vị thế, uy tín và tiềm lực của đất nước, đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như nhận định của Đại hội Đảng lần thứ XIII “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, còn nhiều tồn tại, hạn chế như: tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập còn chưa cao; mức độ vươn ra thế giới, tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn; chất lượng nguồn nhân lực, mức độ kết nối giữa các khu vực kinh tế FDI và trong nước, liên kết giữa các vùng, miền trong nước chưa đạt như kỳ vọng…

Qua những thành tựu và hạn chế, có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới. Cụ thể:

Hội nhập quốc tế phải là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị; phải nỗ lực tạo các điều kiện thuận lợi hơn về cả cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và hiệu quả; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nội lực là chiến lược, cơ bản, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Hội nhập quốc tế phải là động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của đất nước ta.

Phải nắm chắc tình hình, bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển trong nước, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Trong triển khai hội nhập quốc tế phải nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tinh thần dám nghĩ dám làm, quyết liệt hành động vì lợi ích quốc gia – dân tộc; “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; tập trung nguồn lực, có trọng tâm trọng điểm, xác định rõ nhiệm vụ ưu tiên và lộ trình triển khai để đạt các kết quả thực chất, cụ thể.

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Để tạo sự chuyển đổi về “chất” cho hội nhập quốc tế, yếu tố nền tảng là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, bản lĩnh trong xử lý, ứng phó với các tranh chấp trong thương mại quốc tế. Đồng thời, cần chủ động nâng cao năng lực thể chế, xây dựng chính sách trong nước theo kịp các cam kết của hội nhập và sự thay đổi của môi trường quốc tế; nâng cao năng lực thực thi trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thủ tướng nhấn mạnh, nguyên tắc và phương châm chỉ đạo của Nghị quyết 22 vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên thực tiễn mới đặt ra một số yêu cầu, nhiệm vụ mới trong triển khai hội nhập quốc tế thời gian tới. Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án theo một số định hướng lớn sau:

Hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới phải bám sát và phục vụ hiệu quả cho chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục thực hiện xóa quan liêu, bao cấp, thực hiện đa thành phần, đa sở hữu. Cùng với đó thực hiện đường lối độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Sau 10 năm hội nhập quốc tế, nước ta đã mở rộng về lượng, tham gia vào nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương. Đây là thời điểm phải tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới Khu vực thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.  

Cần phải có lộ trình, kế hoạch để triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế. Phải xây dựng và phát huy được cơ chế để theo dõi, đôn đốc, rà soát thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác mà ta đã ký kết với các nước, cả song phương và đa phương trên tinh thần đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả.

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai công tác tổng kết, Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

Trên cơ sở tình hình trong nước và thế giới, khu vực, kết quả 10 năm triển khai Nghị quyết 22, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo với hình thức phù hợp về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Bộ Ngoại giao, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, khẩn trương xây dựng lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể, khả thi, hiệu quả cho các cơ quan thành viên, có tham khảo ý kiến các chuyên gia, đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng Đề án; sớm hoàn thành hồ sơ Đề án bảo đảm chất lượng, bài bản, khoa học, báo cáo Ban Chỉ đạo để trình Bộ Chính trị trong tháng 11 năm 2023.

Các ban, bộ, ngành, địa phương, hiệp hội căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đóng góp chất lượng, thực chất và kịp thời vào việc xây dựng Đề án.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan và địa phương biết, thực hiện.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ giá rất cao, một số chặng đã kín chỗ

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa để kịp thời bổ sung tải cung ứng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nhiều chuyến bay dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ đến thời điểm này có tỷ lệ lấp đầy chỗ lên đến 70-80%. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+) Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dù...

Tri ân khách hàng sử dụng điện – ‘điểm nhấn’ trong hoạt động kinh doanh – dịch vụ

Năm 2024, chương trình Tháng tri ân khách hàng với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực của Công ty Điện lực Đà Nẵng đã nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận từ phía khách hàng sử dụng điện. Các hoạt động Tháng tri ân khách hàng được PC Đà Nẵng triển khai trong suốt một năm vừa là “điểm nhấn” trong hoạt động kinh doanh - dịch vụ, cũng đồng thời là lời cảm ơn sâu sắc đến...

Triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2023

Ngày 25-11, tại Đà Nẵng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai Luật Hợp tác xã năm 2023 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành luật và nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã với sự tham gia của hơn 80 đại biểu đến từ Liên minh Hợp tác xã của 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tại hội...

Thị trường bất động sản bắt đà tăng trưởng theo chu kỳ mới

Thị trường bất động sản đang trải qua một giai đoạn chuyển mình rõ rệt. Đà Nẵng là điểm sáng khi thị trường khởi sắc trong nhiều phân khúc. Thị trường bất động sản Đà Nẵng có nhiều khởi sắc. TRONG ẢNH: Khu đô thị mới Hòa Quý. Ảnh: GIA PHÚC Điểm sáng trong chu kỳ tăng trưởng mới Theo ông Hà Nghiệm, Giám đốc chi nhánh Đà Nẵng của Batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản tại hầu hết các tỉnh miền...

Chợ, siêu thị đẩy mạnh giảm thiểu rác thải nhựa

Dự kiến từ năm 2025, Đà Nẵng sẽ thực hiện tính phí túi ni-lông tại các siêu thị, trung tâm thương mại nhằm thay đổi hành vi người tiêu dùng. Trong khi đó, để hạn chế lượng rác thải nhựa lớn từ các chợ, đơn vị, tổ chức liên quan cũng đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường. Hiện nay, tại bất cứ khu vực buôn bán nào cũng sử dụng túi ni-lông và ly, cốc nhựa dùng một...

Cùng tác giả

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại ông lớn đường cao tốc Việt Nam

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ được giữ nguyên mô hình tổ chức là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo mô hình nhóm Công ty mẹ – Công ty con. Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do VEC đầu tư, khai thác. Chủ tịch Ủy ban quản...

Quảng Nam đồng thuận với đề xuất để Đà Nẵng quản lý cầu Quảng Đà

ĐNO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án bàn giao quản lý, vận hành và khai thác các hạng mục thuộc Dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu, với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng. Thi công cầu Quảng Đà. Ảnh: THÀNH LÂN Ngày 26-11, UBND tỉnh Quảng Nam đã thông qua phương án bàn giao các hạng mục của dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu để...

Hơn 12,5 tỷ đồng phục vụ công tác điều dưỡng người có công với cách mạng

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố cho biết, năm 2024, TP Đà Nẵng dành kinh phí hơn 12,5 tỷ đồng phục vụ công tác điều dưỡng người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ của 7 quận, huyện, với hơn 5.700 người… Thành phố Đà Nẵng tăng cường chăm lo đời sống...

Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng

Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng Dự án xây dựng Hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng có vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Ngày 25/11, Đại học Đà Nẵng đã khởi công xây dựng Công trình hạ tầng kỹ thuật, Tiểu Dự án 1 “Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật và các công...

Chủ tịch HĐND thành phố tiếp xúc cử tri xã Hòa Phong

Sáng 26/11, Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng và các đại biểu Huỳnh Huy Hòa, Lê Hồng Cương, tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị huyện Hòa Vang, cùng các đại biểu HĐND huyện Hòa Vang đã tiếp xúc cử tri xã Hòa Phong chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm 2024. Chủ tịch HĐND thành phố...

Cùng chuyên mục

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại ông lớn đường cao tốc Việt Nam

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ được giữ nguyên mô hình tổ chức là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo mô hình nhóm Công ty mẹ – Công ty con. Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do VEC đầu tư, khai thác. Chủ tịch Ủy ban quản...

Hơn 12,5 tỷ đồng phục vụ công tác điều dưỡng người có công với cách mạng

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố cho biết, năm 2024, TP Đà Nẵng dành kinh phí hơn 12,5 tỷ đồng phục vụ công tác điều dưỡng người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ của 7 quận, huyện, với hơn 5.700 người… Thành phố Đà Nẵng tăng cường chăm lo đời sống...

Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng

Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng Dự án xây dựng Hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng có vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Ngày 25/11, Đại học Đà Nẵng đã khởi công xây dựng Công trình hạ tầng kỹ thuật, Tiểu Dự án 1 “Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật và các công...

Chủ tịch HĐND thành phố tiếp xúc cử tri xã Hòa Phong

Sáng 26/11, Chủ tịch HĐND thành phố Ngô Xuân Thắng và các đại biểu Huỳnh Huy Hòa, Lê Hồng Cương, tổ đại biểu HĐND thành phố đơn vị huyện Hòa Vang, cùng các đại biểu HĐND huyện Hòa Vang đã tiếp xúc cử tri xã Hòa Phong chuẩn bị cho kỳ họp cuối năm 2024. Chủ tịch HĐND thành phố...

Không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa, miền Bắc giảm nhiệt sâu đến dưới 10 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (26/11), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ. Ở khu vực vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Dự báo trong hôm nay, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ sau đó đến Trung Trung Bộ. Gió Đông...

Giới trẻ Đà Nẵng nô nức đón không khí Giáng sinh sớm

TPO – Không khí Giáng sinh đang đến gần, tại các quán cà phê và nhiều địa điểm ở Đà Nẵng đã trang trí lung linh sắc màu thu hút đông đảo các bạn trẻ đến chụp hình. 26/11/2024 | 11:36 TPO – Không khí Giáng sinh đang đến gần, tại các quán...

Xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quy mô khu vực – Bài 2: Cung cấp các dịch vụ tài chính...

Chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch khá lớn Để đưa Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quy mô khu vực, Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch khá lớn phục vụ cho việc thiết lập khu phức hợp trung tâm tài chính và công nghệ với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng thuộc loại tốt nhất của quốc gia. Trong đó, Đà Nẵng sẽ bố trí quỹ đất để hình thành một số khu vực...

Đột phá phát triển hạ tầng chiến lược

Bài 1: Tạo nền móng cho chuyển đổi số Theo Khung phát triển hạ tầng số được ban hành, hạ tầng số Việt Nam có 4 lớp, gồm: Hạ tầng viễn thông và internet; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng vật lý số; hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Khung phát triển này là bước đi quan trọng, phân định rõ thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số, phản ánh sự tiến hóa, mở rộng...

Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá...

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) – nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”. (Ảnh: Linh An) Nhu cầu nhà ở vừa túi tiền bị “bỏ rơi” Thị trường BĐS Việt Nam đã dần “tăng nhiệt” nhờ động lực dẫn dắt từ nguồn cung mới và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, sự gia tăng...

Chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính. Công điện nêu: Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất