Powered by Techcity

Hưởng ứng ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ 14 (3-9-2010 – 3-9-2023): Âm nhạc đồng hành đất nước

Khởi từ các làn điệu dân ca, dân nhạc dân gian gắn liền với các nghi thức tín ngưỡng, lễ hội mùa màng và công việc lao động hằng ngày của những người nguyên thủy, âm nhạc được xem là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người.





Các nhạc công Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn tiết mục hòa tấu đàn đá “Cội nguồn” tại chương trình nghệ thuật “Hồn Việt”. Ảnh: XUÂN DŨNG
Các nhạc công Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn tiết mục hòa tấu đàn đá “Cội nguồn” tại chương trình nghệ thuật “Hồn Việt”. Ảnh: XUÂN DŨNG

Là đất nước có đến 54 dân tộc anh em, sống trải dài từ Bắc vào Nam, từ núi rừng đến đồng bằng, biển khơi và hải đảo với thiết chế khá chặt chẽ của đời sống văn hóa làng xã; nền dân ca, dân nhạc Việt Nam được xem là một trong những nền âm nhạc có nhiều làn điệu nhất, loại hình phong phú và đa dạng của nhân loại.

Chỉ tính riêng về các thể điệu hò, lý, hát ru, hát ví, hát dặm, hát xoan, hát then… ta đã có đến hàng trăm thể điệu khác nhau, phong phú hơn tổng các thể điệu của nền tân nhạc hiện đại thế giới. Ta có hàng chục điệu hò tát nước khác nhau, tùy theo nhịp điệu tát gàu giai hay tát gàu sòng. Độ dài ngắn của từng câu hò tát nước còn tùy thuộc vào độ cao của từng đợt tát, cách hát còn tùy thuộc vào tát gàu đơn hay tát gàu đôi, gàu ba…

Hát ru con cũng có hàng trăm cách hát khác nhau tùy theo âm giọng của từng địa phương. Dường như cũng câu hát đó, nhưng mỗi làng, thậm chí là mỗi xóm lại có một cách hát riêng biệt theo âm giọng của xóm làng mình. Tương tự như vậy, chỉ riêng điệu lý con sáo, chúng ta đã có đến gần 20 lý con sáo khác nhau…

Âm nhạc thuộc loại hình văn hóa của nghệ thuật thanh sắc, nhưng ở Việt Nam, loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền lại cũng là nghệ thuật thanh sắc chứ không đơn thuần là nghệ thuật ngôn ngữ và hành động như sân khấu kịch của các dân tộc khác. Vì sao vậy? Vì âm nhạc Việt Nam phong phú và đa dạng. Đến mức, âm nhạc có đủ khả năng thay thế ngôn ngữ giao tiếp thông thường để trình bày cả một câu chuyện dài với nhiều xung đột và mâu thuẫn từ mở đầu cho đến kết thúc một vở kịch.

Cho nên, người Việt ta thường nói: đi coi kịch, nhưng lại đi nghe hát chèo, nghe hát bội và nghe hát cải lương… chứ hoàn toàn không phải đi xem. Nghĩa là, nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam lại thuộc loại hình nghệ thuật thanh sắc lấy âm nhạc làm lời thoại kết hợp nghệ thuật múa và hành động, chứ hoàn toàn không phải loại hình nghệ thuật sân khấu chỉ dùng ngôn ngữ đối thoại thông thường và hành động làm công cụ biểu đạt như kịch nói. Ta gọi, sân khấu cổ truyền của Việt Nam là sân khấu kịch hát là vì thế. Kịch hát của Việt Nam đã ra đời rất sớm so với loại hình nhạc kịch hiện đại nói chung.

Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, dân ca kịch, cải lương trải dài khắp Bắc – Trung – Nam, kể cả nghệ thuật sân khấu dân tộc Chăm và sân khấu Dù-kê của người Khơ-me Nam bộ đều là sự tổng hợp các làn điệu dân ca và vũ đạo dân gian từng vùng miền, từng dân tộc rồi đưa lên sân khấu diễn lại thành tuồng tích với sự trợ lực của âm thanh, ánh sáng mà nên. Cũng hiếm có dân tộc nào mà âm nhạc có thể đủ sức diễn thành kịch hát như ở Việt Nam. Nếu có thì cũng chỉ thưa thớt vài loại hình mà dường như hiện nay đã lùi vào quá khứ. Riêng nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam cho đến nay vẫn tiếp tục tồn tại, gìn giữ và không ngừng phát huy.

Nói lên điều đó để thấy rằng, dân tộc ta tự hào vì có một nền âm nhạc đồ sộ và phong phú trước khi có tân nhạc hiện đại và kịch nói của phương Tây nhập vào. Và tự hào hơn, hầu hết “Những bài ca đi cùng năm tháng” của nền tân nhạc Việt Nam, xưa nay, hầu hết vẫn là những tác phẩm mang âm hưởng các làn điệu dân ca, dân nhạc cổ truyền của dân tộc.

Với tất cả những nguyên nhân, ý nghĩa thiêng liêng và sâu xa trên, khi Đảng và Nhà nước chủ trương “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”, ngày Âm nhạc Việt Nam đầu tiên được tổ chức vào năm 2010. Sau 5 năm tổ chức thành công và được công chúng ủng hộ, ngày 26-9-2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg lấy ngày 3-9 hằng năm là ngày Âm nhạc Việt Nam, với mục đích động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc phát huy các giá trị truyền thống và cách mạng của nền âm nhạc Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm âm nhạc hay, nhiều hoạt động âm nhạc phong phú.




Sau thời gian ảnh hưởng Covid-19, năm 2020, ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ 11 được tổ chức trở lại trên cả nước với chủ đề “Sống và hy vọng”, lần thứ 12 (năm 2021) chủ đề “Nhịp điệu mới” và lần thứ 13 (năm 2022) chủ đề “Hát lên Việt Nam!”. Năm nay (2023), ngày Âm nhạc Việt Nam (3-9) lần thứ 14, Hội Nhạc sĩ Việt Nam không nêu lên chủ đề cụ thể, các địa phương tự chọn chủ đề trên tinh thần “Âm nhạc hội tụ và lan tỏa”, “Âm nhạc đồng hành cùng dân tộc”.

ẨN LAN  

Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng hoàn thành xử lý triệt để tàu cá “3 không”

Trước yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu, các đơn vị, địa phương của thành phố tập trung tối đa nguồn lực với những giải pháp được triển khai quyết liệt, kịp thời. Với nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt, các...

Thị trường Tết: Sức mua tăng, giá hàng hóa biến động

Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại nhiều chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố, sức mua của người dân tăng lên từng ngày kéo theo giá một số mặt hàng biến động. Người dân đến siêu thị Go! Đà Nẵng mua sắm thực phẩm Tết. Ảnh: MAI LY Sức mua tại các chợ, siêu thị tăng Ghi nhận cho thấy các loại bánh kẹo, đồ khô, thực phẩm tươi sống, giỏ quà phục...

Tập trung 5 nhiệm vụ, giải pháp để tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2025

ĐNO - Đây là yêu cầu của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng tại hội nghị “Đánh giá công tác thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2024 và triển khai công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2025” do UBND thành phố tổ chức vào sáng 10-1. Cùng chủ trì hội nghị có Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung...

Sẵn sàng đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

HĐND thành phố vừa ban hành Nghị quyết số 57/2024/NQ-HĐND quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Sinh viên ngành thiết kế vi mạch trong giờ học tại...

Tiếp tục khai thác quỹ đất, thúc đẩy thị trường bất động sản

Việc đấu giá thành công nhiều lô đất ở và sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản trong quý 4-2024 mang đến những tín hiệu khả quan về khai thác quỹ đất và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2025. Căn hộ du lịch và chung cư đang trở thành những phân khúc nổi bật và dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng với nguồn...

Cùng tác giả

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ các đối tác chiến lược tại Hoa Kỳ

Từ ngày 9/1 đến 11/1, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Hoa Kỳ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới, tại dinh thự Mar-a-Lago trong sự kiện “Friends of Vietnam Summit” dành cho Vietjet và các đơn vị trong đoàn công tác đến từ Việt Nam, nhằm nâng cao quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến...

98 vận động viên tham gia Giải Pickleball Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng mở rộng năm 2025

Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong phát biểu khai mạc Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Xây dựng Phùng Phú Phong cho biết, Giải Pickleball lần này quy tụ 98 vận động viên nam nữ đến từ nhiều đơn vị với 3 nội dung thi đấu: 18 đôi nam nữ, 16 đôi nam, 15 đôi Lãnh đạo. “Thông qua giải đấu lần này, chúng tôi hy vọng sẽ lan tỏa tinh thần thể thao tích cực, gắn kết...

Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Chiều nay (12/1), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo, nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới. Phiên họp được tổ chức...

Thăm, tri ân các nhân chứng Hoàng Sa

Mong ước trở lại Hoàng Sa Một sáng đầu năm se lạnh. Bên những kỷ vật nhuốm màu thời gian, trong căn nhà nhỏ của mình, ông Huỳnh Văn Thính (quận Cẩm Lệ) - nhân chứng từng công tác tại huyện đảo Hoàng Sa đưa chúng tôi quay về với những ký ức của gần chục năm về trước, khi ông sinh sống, làm việc trên đảo Hoàng Sa - nơi luôn là một phần máu thịt thiêng liêng của...

Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hội nghị được tổ chức trực tuyến 4 cấp, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ trực tuyến tới hơn 8.600 điểm cầu tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các quận, huyện, thị xã, TP và các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan...

Cùng chuyên mục

Không gian trưng bày hiện đại của Bảo tàng Đà Nẵng

Đến thời điểm này, hầu hết hiện vật của Bảo tàng Đà Nẵng (nằm trong vùng lõi di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải) đã được vận chuyển, di dời về Bảo tàng Đà Nẵng và sắp xếp vào các không gian. Toàn bộ hiện vật, hình ảnh đều được số hóa hiện đại, nhiều hiện vật gốc lần đầu tiên được đưa vào trưng bày, giới thiệu với người dân, du khách. Một góc Bảo tàng Đà Nẵng hiện...

Điều ít biết về 3 cổ vật tại Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số những bảo vật quốc gia vừa được công nhận, Đà Nẵng có 3 hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Đặc biệt, lần đầu có một tác phẩm xuất xứ tại di tích Chăm ở Đà Nẵng được công nhận bảo vật quốc gia. Chia sẻ với Tiền Phong ngày 4/1, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay 3 hiện vật của bảo tàng được công nhận Bảo vật quốc gia gồm phù điêu Shiva múa...

Nhiều hoạt động phục vụ người dân, du khách dịp Tết Nguyên Đán 2025

Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Đà Nẵng sẽ trở thành tâm điểm của không khí lễ hội với hàng loạt sự kiện đặc sắc. Từ những chương trình nghệ thuật, triển lãm, cho đến các hoạt động truyền thống và hiện đại, người dân và du khách sẽ được hòa mình vào một mùa...

Đà Nẵng: Ngàn người tham gia đếm ngược chào năm mới 2025

Tối qua (31/12), với thời tiết tạnh ráo, nhiều người dân và du khách đã đổ về các tuyến phố, để tham gia các hoạt động chào đón năm mới. Trong đó, Chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2025 với chủ đề Đại nhạc hội Ánh sáng- Larue Lumifest do Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken tổ chức tại Công viên Biển Đông (đường...

Đà Nẵng tưng bừng Lễ hội Tết Việt với đa dạng các hoạt động

Đà Nẵng tổ chức đa dạng các hoạt động với Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang. Sự kiện nằm trong nỗ lực thu hút 11,9 triệu lượt khách du lịch năm 2025. Đa dạng các hoạt động tại Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Ảnh: Nguyễn Linh Từ ngày 17.1 đến ngày 21.1.2025 (nhằm ngày 18 đến ngày 22.12.2024 âm lịch), UBND huyện Hòa Vang sẽ tổ chức Lễ hội Tết Việt Ất...

Làng nghề bánh tráng Túy Loan đỏ lửa ngày đêm vào vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống, tìm kiếm hướng đi mới để phát triển bền vững. Bà Trần Thị Luyện (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm bánh vào dịp cuối năm. Ảnh: Nguyễn Linh Nỗ lực giữ lửa nghề truyền thống Dịp Tết đến, không khí tại Túy Loan vẫn nhộn nhịp. Các lò bánh tráng đỏ lửa xuyên ngày đêm để kịp phục vụ thị trường,...

DIFF 2025 mang thông điệp: Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới

Sau 12 kỳ tổ chức thành công, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF đã trở thành sự kiện văn hóa du lịch mang thương hiệu của thành phố bên sông Hàn, là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy du lịch Đà Nẵng tăng trưởng. Năm 2025, Lễ hội sẽ được đầu tư, nâng tầm hơn nữa, nhằm đánh dấu chặng...

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 đánh dấu kỷ nguyên mới

Ngày 27.12, một số thông tin về Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đã được công bố. Công bố chủ đề của Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025. Ảnh: TT DIFF luôn là tâm điểm mỗi mùa hè của Đà Nẵng, giúp thu hút du khách, tăng nguồn thu từ du lịch cho thành phố. Năm 2025, thông điệp dự kiến của DIFF 2025 là Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới, nhằm đánh dấu hành trình...

Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan

Sáng nay 2112, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao TP Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; Thành ủy viên, Phó...

Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel

Tối 20/12, đường phố Đà Nẵng lại tiếp tục tưng bừng, náo nhiệt với hoạt động Diễu hành Vui cùng ông già Noel.  Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel Xuất hiện trong cuộc diễu hành là ông già Noel, bà chúa tuyết cùng mô hình tuần lộc kéo xe được trang trí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất