Powered by Techcity

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ II): 20 năm “gieo hạt, nảy mầm”, mang một sứ mệnh riêng

BBNJ
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Đối thoại Biển lần thứ 13. Đối thoại tập trung thảo luận về vai trò của Hiệp định BBNJ. (Ảnh: Phạm Hằng)

Những điểm mới bắt kịp xu hướng

PGS. TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng, Viện Biển Đông (Học viện Ngoại giao) nhấn mạnh có 4 mảng BBNJ có thể hỗ trợ triển khai UNCLOS trong thời gian tới, bao gồm: BBNJ đưa ra các định nghĩa quan trọng; BBNJ quy định các trọng trách hợp tác về tài nguyên biển hay chuyển giao công nghệ; cơ chế clearinghouse – cung cấp, chia sẻ thông tin và tạo điều kiện cho hợp tác; cơ chế giám sát định kỳ cũng như nâng cao năng lực.

Cụ thể hơn, PGS.TS Modh Rusli, Đại học Sains Islam, Malasyia cho rằng BBNJ đã đưa ra những công cụ và nghiên cứu quan trọng với những nhiệm vụ cụ thể nhằm phòng ngừa các vấn đề liên quan đến suy thoái môi trường. Hiệp ước đảm bảo các nỗ lực này không được thực hiện một cách riêng rẽ, tách bạch mà thúc đẩy hợp tác.

TS. Trần Thị Ngọc Sương, Đại học Đà Nẵng cũng khẳng định ý nghĩa của việc BBNJ đã đặt ra luật lệ với tiến trình cụ thể, chi tiết để thực thi UNCLOS, qua đó đánh giá được tác động của môi trường biển.

Theo TS. Trần Thị Ngọc Sương điều quan trọng là các hoạt động của con người cần phải được đánh giá để giảm tác động xấu đến môi trường, đảm bảo tuân theo BBNJ. Trong BBNJ, các quốc gia có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường biển. Hoạt động nằm trong vùng tài phán quốc gia cũng có thể gây tác động môi trường tới ngoài vùng tài phán quốc gia.

“UNCLOS có những điều khoản nói về trách nhiệm các bên đối với môi trường nhưng BBNJ chi tiết hơn trong đánh giá ngưỡng tác động với môi trường, tiếp đó là quá trình tham vấn để đưa vào báo cáo, do đó, có thể giải quyết được những thách thức, đánh giá được tác động của những hoạt động ngoài vùng tài phán quốc gia”, TS. Trần Thị Ngọc Sương nhấn mạnh.

BBNJ
PGS. TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng, Viện Biển Đông chủ trì phiên thảo luận “Hiệp định BBNJ: Những nội dung chính và triển vọng). (Ảnh: Phạm Hằng)

Bổ sung thêm về những điểm mới của BBNJ, TS. Sarah Lothian, Đại học Wollongong, Australia cho rằng phần 14 của BBNJ đã đánh giá chuyển giao công nghệ biển là một thành tố quan trọng, không thể thiếu trong việc thực hiện các thành tố khác. Do đó, các quốc gia cần tham gia, đóng góp trách nhiệm thông qua chia sẻ nghiên cứu, hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ.

“Chìa khóa ở đây là một tầm nhìn dài hạn cũng như đối thoại dài hạn giữa các bên liên quan đến chuyển giao công nghệ, tạo thuận lợi, hứng khởi cho các nước phát triển chuyển giao công nghệ biển cho các nước đang phát triển”, TS. Sarah Lothian nhấn mạnh.

TS. Sarah Lothian cho rằng, có những điều khoản chỉ có trong BBNJ mà không có trong UNCLOS như báo cáo tiến độ triển khai để đảm bảo cơ chế minh bạch, do vậy, có thể thúc đẩy việc thực thi BBNJ giữa các quốc gia thành viên.

BBNJ
Các đại biểu thảo luận sôi nổi tại Đối thoại Biển lần thứ 13. (Ảnh: Phạm Hằng)

“Càng nhiều quốc gia tham gia BBNJ càng tốt”

Chia sẻ trực tuyến trong khuôn khổ Đối thoại, bà Rena Lee, Đại sứ Singapore về các vấn đề đại dương và Luật Biển, Chủ tịch điều hành Hội nghị liên chính phủ của Liên hợp quốc về Hiệp định BBNJ nhấn mạnh rằng BBNJ cần sự tham gia toàn diện và càng nhiều quốc gia phê chuẩn càng tốt. Mỗi quốc gia phải tự nỗ lực để đảm bảo quá trình phê chuẩn này song song với việc đánh giá như cơ hội cũng như thách thức mà BBNJ đặt ra.

Theo bà Rena Lee, Mỹ đã tham gia kể từ khi BBNJ mở cửa cho các nước ký. Nhà Trắng cũng đã có thông cáo báo chí cho biết Mỹ sẽ làm việc để phê chuẩn BBNJ. Tuy vậy, hệ thống pháp luật của Mỹ trên thực tế sẽ mất nhiều thời gian và thách thức thể phê chuẩn Hiệp định.

“Quá trình đạt được BBNJ phải mất 20 năm. Do vậy, càng cần phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của BBNJ. Phê chuẩn chỉ là một phần trong quá trình hậu thông qua, chúng ta còn phải chuẩn bị cho quá trình triển khai. Chúng ta cần phải bắt đầu sớm việc thảo luận về triển khai BBNJ, để ngay sau khi có hiệu lực, BBNJ được áp dụng ngay”, bà Rena Lee nhấn mạnh.

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang sứ mệnh đặc biệt vượt thời gian
Bà Rena Lee, Đại sứ Singapore về các vấn đề đại dương và Luật Biển, Chủ tịch điều hành Hội nghị liên chính phủ của Liên hợp quốc về Hiệp định BBNJ chia sẻ trực tuyến trong khuôn khổ Đối thoại. (Ảnh: Phạm Hằng)

Bà Rena Lee bày tỏ mong muốn chung BBNJ sẽ vẫn phù hợp trong tương lai, kể cả khi tình hình thay đổi. Theo bà, BBNJ cần có tính linh hoạt cần thiết, thích ứng được với sự thay đổi với thực tiễn. Rõ ràng, BBNJ có một số điều khoản nhấn mạnh và bổ sung cho các điều khoản trong UNCLOS, trong nhiều khía cạnh, BBNJ quy định chi hơn.

TS. Kristine Dalaker, Trung tâm Quốc gia về tài nguyên và an ninh biển, Australia đánh giá BBNJ vẫn có những khía cạnh chưa đề cập sâu như mạng lưới cáp ngầm trong bối cảnh mạng lưới này ngày càng đa dạng và tinh vi, trở thành một phần quan trọng trong các đối thoại về phát triển bền vững.

Do đó, khi BBNJ được triển khai, các hoạt động liên quan đến cáp ngầm cũng sẽ gặp phải không ít thách thức. Tuy nhiên “Hiệp định mới chỉ có một năm tuổi và cần nhiều thời gian để tìm hiểu về BBNJ và chúng tôi có sự lạc quan về sự ra đời của Hiệp định này”, TS. Kristine Dalaker chia sẻ.

Cũng có cùng thái độ lạc quan về BBNJ, TS. Mary Kristerie Baleva, Viện Stratbase ADRi Philippines cho rằng còn 6 năm nữa để các quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, vẫn còn nhiều việc cần phải làm phía trước và “thời gian không dừng lại đợi chờ ai”.

Theo TS. Mary Kristerie Baleva, các nước cần phải hợp tác để phê chuẩn và thực hiện BBNJ, tạo xung lực chung để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Bà Liz Karan, Giám đốc Chương trình Quản trị Biển, Quỹ Pew Charitable Trust (Mỹ): “BBNJ không đi ngược lại mà tôn trọng các thể chế quốc tế hiện có. Hiện nay đã có 105 nước ký BBNJ và chỉ có 14 nước đã phê chuẩn, do vậy cần thêm 60 bên ký kết phê chuẩn để BBNJ chính thức có hiệu lực. Hy vọng BBNJ sẽ có hiệu lực vào thời điểm diễn ra Hội nghị Đại dương Xanh của Liên hợp quốc vào năm 2025”.

BBNJ ra đời trong bối cảnh đã tồn tại các khuôn khổ pháp lý hiện hành và các quy tắc quản lý các hoạt động khai thác đáy biển sâu như các quy định do Cơ quan Quyền lực đáy đại dương (ISA) ban hành, Hiệp định 1994 liên quan đến việc thực thi phần XI của UNCLOS…

Tuy nhiên, TS. Digvijay Rewatkar, Nghiên cứu viên, Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore khẳng định BBNJ duy trì được sự cân bằng giữa nghĩa vụ và lợi ích của các quốc gia và không làm giảm giá trị của các thỏa thuận hay cơ chế quốc tế hiện có. “BBNJ có thể hỗ trợ thay vì làm lu mờ các công cụ hiện có, tạo điều kiện cho các cơ chế hiện có phát huy vai trò trong các lĩnh vực mà BBNJ đề cập”, TS. Digvijay Rewatkar nói.

Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 Hiệp định về Biển cả giúp củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982

Hiệp định về Biển cả tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản …

Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ)

Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) …

Dân binh biển, 'công cụ đắc lực' của Trung Quốc ở Biển Đông (phần II) Dân binh biển, ‘công cụ đắc lực’ của Trung Quốc ở Biển Đông (phần II)

Bất chấp sự phủ nhận của Bắc Kinh, có rất ít sự hoài nghi tại phương Tây về những gì mà Bộ Quốc phòng Mỹ …

Tự hào sứ mệnh Ngoại giao Việt Nam (Kỳ II): Chuyện xưa khó, nay có dễ? Tự hào sứ mệnh Ngoại giao Việt Nam (Kỳ II): Chuyện xưa khó, nay có dễ?

Với nhiều thập kỷ gắn bó với nghề Ngoại giao, trong thời kỳ đầu hội nhập của đất nước, hai nhà ngoại giao kỳ cựu, …

30 năm UNCLOS: ‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian 30 năm UNCLOS: ‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và …

Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS Hiệp định về biển cả – BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, ‘cánh tay nối dài’ của UNCLOS

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền …

Nguồn: https://baoquocte.vn/hiep-uoc-bien-ca-bbnj-ky-ii-20-nam-gieo-hat-nay-mam-mang-mot-su-menh-rieng-293703.html

Cùng chủ đề

Bão số 6 suy yếu gây mưa lớn và lũ lụt, bão Kong-rey đang mạnh lên

Chiều nay (27/10), sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, bão số 6 (bão Trà Mi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Di chuyển theo hướng Nam Tây Nam,...

Bão số 6 suy yếu gây mưa lớn và ngập lụt, bão Kong-rey đang mạnh lên

Chiều nay (27/10), sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, bão số 6 (bão Trà Mi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Di chuyển theo hướng Nam Tây Nam,...

Bão số 6 đi vào Quảng Trị – Quảng Nam ngày mai, mưa lớn gió giật cấp 11

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 19h tối nay (26/10), vị trí tâm bão số 6 (bão Trà Mi) ở trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 290km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h. Trong 24 giờ tới, bão đổi hướng, di chuyển theo...

Hành trình của muôn cảm xúc

Những ngày lênh đênh trên sóng, không điện thoại, không mạng xã hội, chỉ có nắng, gió, bình minh, hoàng hôn của biển đảo và những ngày rộn rã tiếng cười, giọng nói với các buổi sinh hoạt tập thể ý nghĩa, đều đặn những bữa cơm nồng ấm tình quân dân… Đại biểu chụp ảnh với các chiến sĩ trong chuyến thăm đảo. (Ảnh: Vũ An) Tôi may mắn nhận “tấm vé lên tàu” tham gia Đoàn công tác số...

Cùng tác giả

Đặc sắc Lễ hội Đón Giáng sinh – Chào Năm mới Đà Nẵng 2025

Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 góp phần làm phong phú đời sống văn hóa người dân, đồng thời trở thành một điểm hẹn hấp dẫn dành cho du khách Theo bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, lễ hội Giáng sinh - Chào Năm mới Đà Nẵng 2025 là một sự kiện đặc biệt, không chỉ đánh dấu bước chuyển mình sôi động của thành phố Đà...

Đà Nẵng sẽ vươn mình với Khu thương mại tự do

Cảng Liên Chiểu là yếu tố quyết định sự thành công của Khu thương mại tự do Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường cho biết, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các Bộ, ngành, Trung ương, các cấp ngành của thành...

Giải tỏa dự án trọng điểm: Cách làm từ Hòa Vang

Theo định hướng phát triển đô thị về phía Tây, những năm qua, Đà Nẵng đầu tư triển khai nhiều dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn Hòa Vang. Thực tế địa phương như một đại công trường, để các dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, Hòa Vang đã chú trọng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, với sự vào...

Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI

Thành phố Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới 60 dự án; đưa tổng số dự án FDI tại Thành phố lên 1.012 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 4,55 tỷ USD. Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết, tính đến cuối tháng 10/2024, Thành phố đã thu hút được 210,055 triệu USD vốn FDI. Trong đó, cấp mới 60 dự án với vốn đăng ký là 203,684...

Đà Nẵng: Đảm bảo an sinh xã hội những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm, bên cạnh tập trung hoàn thành các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, TP Đà Nẵng tiếp tục quan tâm đảm bảo, nâng cao đời sống người dân, an sinh xã hội. UBND TP chỉ đạo ngành y tế khắc phục dứt điểm tình trạng thiếu thuốc và các trang thiết bị y tếTheo...

Cùng chuyên mục

Đặc sắc Lễ hội Đón Giáng sinh – Chào Năm mới Đà Nẵng 2025

Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 góp phần làm phong phú đời sống văn hóa người dân, đồng thời trở thành một điểm hẹn hấp dẫn dành cho du khách Theo bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, lễ hội Giáng sinh - Chào Năm mới Đà Nẵng 2025 là một sự kiện đặc biệt, không chỉ đánh dấu bước chuyển mình sôi động của thành phố Đà...

Đà Nẵng sẽ vươn mình với Khu thương mại tự do

Cảng Liên Chiểu là yếu tố quyết định sự thành công của Khu thương mại tự do Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường cho biết, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các Bộ, ngành, Trung ương, các cấp ngành của thành...

Giải tỏa dự án trọng điểm: Cách làm từ Hòa Vang

Theo định hướng phát triển đô thị về phía Tây, những năm qua, Đà Nẵng đầu tư triển khai nhiều dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn Hòa Vang. Thực tế địa phương như một đại công trường, để các dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, Hòa Vang đã chú trọng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, với sự vào...

Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI

Thành phố Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới 60 dự án; đưa tổng số dự án FDI tại Thành phố lên 1.012 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 4,55 tỷ USD. Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết, tính đến cuối tháng 10/2024, Thành phố đã thu hút được 210,055 triệu USD vốn FDI. Trong đó, cấp mới 60 dự án với vốn đăng ký là 203,684...

Đà Nẵng: Đảm bảo an sinh xã hội những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm, bên cạnh tập trung hoàn thành các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, TP Đà Nẵng tiếp tục quan tâm đảm bảo, nâng cao đời sống người dân, an sinh xã hội. UBND TP chỉ đạo ngành y tế khắc phục dứt điểm tình trạng thiếu thuốc và các trang thiết bị y tếTheo...

Đại học Duy Tân lên tiếng vụ ‘học ngành bác sĩ răng – hàm – mặt nhưng nhận bằng bác sĩ nha khoa’

Sinh viên ngành bác sĩ răng – hàm – mặt, Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) học tiết thực hành – Ảnh: ĐOÀN NHẠN Trên mạng xã hội  vừa xuất hiện bài đăng về vấn đề này, gây xôn xao dư luận. Bệnh viện từ chối bằng bác sĩ nha khoa Một cựu sinh viên ngành bác sĩ răng – hàm – mặt, Trường Y Dược – Đại học Duy Tân, cho biết mình vừa tốt nghiệp khóa đầu tiên...

Ngưỡng tính thuế hộ kinh doanh: Hãy lắng nghe người trong cuộc

Phần lớn hộ kinh doanh nhỏ lấy công làm lời nên việc tính thuế chưa hợp lý sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Trong ảnh: tiệm tạp hóa ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) – Ảnh: TỰ TRUNG Ngưỡng doanh thu VAT hiện tại đang tạo áp lực lớn cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Trong bối cảnh giá cả không ngừng leo thang và chi phí sinh hoạt tăng cao, việc điều chỉnh ngưỡng doanh thu không...

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Hội thảo được tổ chức nhằm thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025). Hội thảo được chủ trì bởi ông Nguyễn Trùng...

Sắc đẹp và cánh cửa quảng bá văn hóa Việt Nam

Năm 2015, Thu Thủy chợt xuất hiện ở Báo Lao Động để trao số tiền 7 triệu đồng mà cô đã thắng trong cuộc “đấu giá” một cây bàng vuông do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng tổ chức để hỗ trợ một cháu bé là con gái người lính đảo Trường Sa có tiền phẫu thuật cấy ghép điện cực ốc tai. Không biết bây giờ cây bàng vuông ấy còn sống không, nhưng năm 2021, Thủy qua đời sau...

Giá vàng tăng vọt 6% trong một tuần

Giá vàng hôm nay 24/11/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 24/11/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 85,6 triệu đồng/lượng mua vào và 86,6 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng nhẫn 9999 tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với hôm qua. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất