Powered by Techcity

Điều ít biết về 3 cổ vật tại Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số những bảo vật quốc gia vừa được công nhận, Đà Nẵng có 3 hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Đặc biệt, lần đầu có một tác phẩm xuất xứ tại di tích Chăm ở Đà Nẵng được công nhận bảo vật quốc gia.

Chia sẻ với Tiền Phong ngày 4/1, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay 3 hiện vật của bảo tàng được công nhận Bảo vật quốc gia gồm phù điêu Shiva múa Phong Lệ, phù điêu Uma Chánh Lộ và tượng Rồng Tháp Mẫm.

Đây đều là các tác phẩm độc bản, có tính tiêu biểu về chủ đề và phong cách nghệ thuật, phản ánh các giai đoạn phát triển của nền nghệ thuật tôn giáo Champa.

Điều ít biết về 3 cổ vật tại Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 1
Tượng Rồng Tháp Mẫm cao 158 cm, dài 158 cm, rộng 61 cm, chất liệu sa thạch. Ảnh: Thanh Hiền.

Phù điêu Shiva múa Phong Lệ do một công chức người Pháp Camille Paris phát hiện tại Phong Lệ khoảng năm 1890 cùng với một số hiện vật khác và đưa về công viên Tourane – hiện là nơi tọa lạc của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Tác phẩm thể hiện thần Shiva trong tư thế múa hay còn gọi là Nataraja (vua khiêu vũ). Đây là hình thức biểu trưng cho quyền năng tuyệt đối và là biểu hiện hoàn hảo nhất về thần Shiva.

Với giá trị văn hóa – nghệ thuật độc đáo, tác phẩm đã được giới thiệu tại nhiều cuộc trưng bày quốc tế như triển lãm tại Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật châu Á Guimet, (Paris, Pháp) năm 2005, tại Bảo tàng Mỹ thuật Houston (Texas, Mỹ) năm 2009.

“Khu di tích Chăm Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) là nơi phát lộ hiện vật này. Qua các các đợt khảo cổ từ 2011-2018 cho thấy đây là khu di tích Chăm có quy mô lớn, với nhiều chứng tích về sự quy tụ và phát triển của văn hóa Champa tại địa phương. Hiện di tích này đã được UBND TP Đà Nẵng xếp hạng di tích khảo cổ duy nhất đến nay trên địa bàn thành phố và có đề án bảo tồn, phát huy giá trị di tích”, đại diện bảo tàng thông tin.

Điều ít biết về 3 cổ vật tại Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 2
Phù điêu Shiva múa Phong Lệ.

Phù điêu Uma Chánh Lộ được tìm thấy ở di tích Chánh Lộ, Quảng Ngãi vào năm 1904 và sau đó được đưa về bảo tàng năm 1938. Phù điêu còn nguyên vẹn, thể hiện chủ đề nữ thần Uma trong tư thế múa và là hiện vật có kích thước lớn nhất đã được phát hiện tại Quảng Ngãi nói riêng và các di tích Champa nói chung đặc tả hình tượng nữ thần này.

Theo thần thoại Ấn Độ, nữ thần Uma là vợ của thần Shiva (Shiva, Brahma, Vishnu là ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo) được biết đến với quyền năng bảo vệ và loại trừ tất cả thế lực ma quỷ có nguy cơ đe dọa thế gian.

Nữ thần Uma có nhiều hóa thân, với các tên gọi khác nhau như Parvati, Devi, Sati, Kali, Durga… Tác phẩm cho thấy những nét đặc trưng tiêu biểu trong một phong cách nghệ thuật điêu khắc Champa – phong cách Chánh Lộ (khoảng thế kỷ XI-XII) với sự phá cách mạnh mẽ về khuôn khổ, đường nét, dáng điệu cùng các họa tiết hoa văn trên y phục, đồ trang sức, mũ đội giàu tính sáng tạo đã góp phần làm cho các tác phẩm trở nên sống động, có tính biểu cảm riêng biệt.

Trong khi đó, tượng rồng Tháp Mẫm được phát lộ tại di tích gò đồi Tháp Mẫm – Bình Định năm 1934 và đưa về Bảo tàng năm 1935.

Tác phẩm thể hiện nét đặc trưng của phong cách Tháp Mẫm ở những tượng tròn linh thú với kích thước lớn, được phóng đại, cách điệu hay kết hợp với các hình tượng linh vật khác, tạo ấn tượng thần thoại nhiều hơn là hiện thực.

Nghệ thuật điêu khắc giai đoạn này mang ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc đá Khmer – phong cách Bayon (Campuchia) hay nghệ thuật Đại Việt thời Lý. Tượng Rồng Tháp Mẫm hiện trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm là hiện vật có kích thước lớn nhất, chạm khắc cầu kỳ, chi tiết và còn nguyên vẹn nhất trong số tác phẩm chủ đề về rồng trong điêu khắc Champa.

Điều ít biết về 3 cổ vật tại Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia ảnh 3
Phù điêu Uma Chánh Lộ cao 165 cm, rộng 162 cm, dày 37 cm tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm.

Theo Bảo tàng Điêu khắc Chăm, với 3 bảo vật quốc gia vừa được công nhận này, hiện bảo tàng đã có 12 bảo vật quốc gia. Mỗi tháng bảo tàng đón hơn 10.000 lượt khách, chủ yếu là khách quốc tế.

Thanh Hiền

Nguồn:https://tienphong.vn/dieu-it-biet-ve-3-co-vat-tai-da-nang-vua-duoc-cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-post1706660.tpo

Cùng chủ đề

Cần cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

ĐNO - Chiều 13-2, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND thành phố tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo nghị định quy định một số nội dung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo. Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi cùng chủ trì hội thảo. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh phát biểu đề...

Đà Nẵng triển khai chương trình kích cầu du lịch: Hàng loạt chương trình hấp dẫn

Sở Du lịch vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng. Đây là động lực để ngành du lịch nỗ lực đạt hơn 11,9 triệu lượt khách theo kế hoạch đề ra trong năm 2025; đồng thời, góp phần thực hiện Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 12-6-2024 của UBND thành phố triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg của Chính phủ ngày 23-2-2024 về phát triển du...

Tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030, trong năm 2025, thành phố tập trung thực hiện hoàn thành các mục tiêu của 31 tiêu chí và các nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ từ năm 2021-2025 là ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm và kiểm soát tốt chất lượng môi trường. Việc đầu tư, đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước...

Đẩy mạnh thương mại điện tử tại chợ truyền thống

Sự phát triển của thương mại điện tử nên việc mua sắm qua mạng xã hội trở thành thói quen phổ biến của người tiêu dùng. Trước thay đổi đó, tiểu thương ở chợ truyền thống trên địa bàn thành phố buộc phải thích nghi với xu hướng chung. Một phiên livestream bán hàng được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Xuân 2025 thành phố Đà Nẵng. Ảnh: TRẦN TRÚC Với mong muốn sản phẩm tiếp cận nhiều khách hàng...

Đà Nẵng đấu giá nhiều lô đất ở ngay đầu năm

Thành phố sẽ tổ chức đấu giá 74 lô đất ở trên địa bàn các quận, huyện. Các sở, ngành, đơn vị cũng đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục và kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc để tổ chức đấu giá các khu đất lớn cũng như đấu giá thuê quỹ đất ngắn hạn (5 năm) nhằm hạn chế lãng phí tài sản công, tạo điều kiện để giải phóng nguồn lực đất đai, tăng nguồn...

Cùng tác giả

Người dân Đà Nẵng háo hức linh vật rắn sắp ‘trình làng’

Linh vật rắn năm 2025 của TP Đà Nẵng do nghệ nhân Đinh Văn Tâm ở Quảng Trị chế tác sắp "trình làng" thu hút sự chú ý của người dân và du khách bởi vẻ ngoài bắt mắt và hoành tráng. Linh vật rắn năm 2025 của TP Đà Nẵng do nghệ nhân Đinh Văn Tâm ở Quảng Trị chế tác - Ảnh: THANH NGUYÊN Ngày 14-1, hàng chục nhân công khẩn trương trang trí đường hoa Tết Ất Tỵ...

Thúc đẩy Gia Lai phát triển tương xứng tiềm năng, lợi thế, trở thành tỉnh khá của khu vực

Sáng 6/1, tại Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với các đồng chí cán bộ chủ chốt tỉnh Gia Lai. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu. (Ảnh: TTXVN) Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;...

Không gian trưng bày hiện đại của Bảo tàng Đà Nẵng

Đến thời điểm này, hầu hết hiện vật của Bảo tàng Đà Nẵng (nằm trong vùng lõi di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải) đã được vận chuyển, di dời về Bảo tàng Đà Nẵng và sắp xếp vào các không gian. Toàn bộ hiện vật, hình ảnh đều được số hóa hiện đại, nhiều hiện vật gốc lần đầu tiên được đưa vào trưng bày, giới thiệu với người dân, du khách. Một góc Bảo tàng Đà Nẵng hiện...

Đà Nẵng tưng bừng Lễ hội Tết Việt với đa dạng các hoạt động

Đà Nẵng tổ chức đa dạng các hoạt động với Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang. Sự kiện nằm trong nỗ lực thu hút 11,9 triệu lượt khách du lịch năm 2025. Đa dạng các hoạt động tại Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Ảnh: Nguyễn Linh Từ ngày 17.1 đến ngày 21.1.2025 (nhằm ngày 18 đến ngày 22.12.2024 âm lịch), UBND huyện Hòa Vang sẽ tổ chức Lễ hội Tết Việt Ất...

Làng nghề bánh tráng Túy Loan đỏ lửa ngày đêm vào vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống, tìm kiếm hướng đi mới để phát triển bền vững. Bà Trần Thị Luyện (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm bánh vào dịp cuối năm. Ảnh: Nguyễn Linh Nỗ lực giữ lửa nghề truyền thống Dịp Tết đến, không khí tại Túy Loan vẫn nhộn nhịp. Các lò bánh tráng đỏ lửa xuyên ngày đêm để kịp phục vụ thị trường,...

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng rộn ràng sắc xuân

Những ngày Tết Ất Tỵ 2025, Đà Nẵng thu hút người dân và du khách bởi những đường hoa, chợ hoa và các hoạt động triển lãm ngập tràn sắc Xuân. Mọi người dành thời gian thưởng ngoạn, chụp ảnh, tận hưởng không khí đoàn viên và chào đón một năm mới đầy hy vọng. Đà Nẵng rộn ràng sắc...

Du khách thích thú check-in đường hoa xuân Đà Nẵng 2025

Những ngày Tết, các tuyến đường ở trung tâm thành phố Đà Nẵng rực rỡ cờ hoa. Đặc biệt, đường hoa xuân có rất đông du khách đến tham quan, thưởng lãm, chụp ảnh. Du khách thích thú check-in đường hoa xuân Đà Nẵng 2025Từ buổi sáng, đường hoa Xuân Đà Nẵng tại đường Bạch Đằng (khu vực đối...

Cuộc vận động sáng tác ca khúc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 – 29/3/2025)

Thực hiện Kế hoạch số 141-KH/TU ngày 16/6/2023 về tổ chức các hoạt động tuyên truyền các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và của thành phố trong 3 năm 2023-2025; Kế...

Quận Hải Châu khánh thành các bia di tích lịch sử – văn hóa

Sáng 23/01, UBND quận Hải Châu tổ chức khánh thành công trình nâng cấp, cải tạo cảnh quan một số bia di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận năm 2025. Quận Hải Châu khánh thành bia tưởng niệm Đại đội biệt động Lê Độ Bia tưởng niệm Đại đội biệt động Lê Độ (hẻm Chuồng bò), nằm...

Người dân Đà Nẵng háo hức linh vật rắn sắp ‘trình làng’

Linh vật rắn năm 2025 của TP Đà Nẵng do nghệ nhân Đinh Văn Tâm ở Quảng Trị chế tác sắp "trình làng" thu hút sự chú ý của người dân và du khách bởi vẻ ngoài bắt mắt và hoành tráng. Linh vật rắn năm 2025 của TP Đà Nẵng do nghệ nhân Đinh Văn Tâm ở Quảng Trị chế tác - Ảnh: THANH NGUYÊN Ngày 14-1, hàng chục nhân công khẩn trương trang trí đường hoa Tết Ất Tỵ...

Thúc đẩy Gia Lai phát triển tương xứng tiềm năng, lợi thế, trở thành tỉnh khá của khu vực

Sáng 6/1, tại Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với các đồng chí cán bộ chủ chốt tỉnh Gia Lai. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu. (Ảnh: TTXVN) Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;...

Không gian trưng bày hiện đại của Bảo tàng Đà Nẵng

Đến thời điểm này, hầu hết hiện vật của Bảo tàng Đà Nẵng (nằm trong vùng lõi di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải) đã được vận chuyển, di dời về Bảo tàng Đà Nẵng và sắp xếp vào các không gian. Toàn bộ hiện vật, hình ảnh đều được số hóa hiện đại, nhiều hiện vật gốc lần đầu tiên được đưa vào trưng bày, giới thiệu với người dân, du khách. Một góc Bảo tàng Đà Nẵng hiện...

Nhiều hoạt động phục vụ người dân, du khách dịp Tết Nguyên Đán 2025

Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Đà Nẵng sẽ trở thành tâm điểm của không khí lễ hội với hàng loạt sự kiện đặc sắc. Từ những chương trình nghệ thuật, triển lãm, cho đến các hoạt động truyền thống và hiện đại, người dân và du khách sẽ được hòa mình vào một mùa...

Đà Nẵng: Ngàn người tham gia đếm ngược chào năm mới 2025

Tối qua (31/12), với thời tiết tạnh ráo, nhiều người dân và du khách đã đổ về các tuyến phố, để tham gia các hoạt động chào đón năm mới. Trong đó, Chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2025 với chủ đề Đại nhạc hội Ánh sáng- Larue Lumifest do Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken tổ chức tại Công viên Biển Đông (đường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất