Powered by Techcity

Di sản văn hóa phi vật thể: Ghi danh xong, cần ứng xử cho phù hợp

Việc gia tăng số lượng di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể đang đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý.





Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Thủ nhang Đền Nguyên Khiết Linh Từ thực hành nghi lễ. (Ảnh: Vietnam+)
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Thủ nhang Đền Nguyên Khiết Linh Từ thực hành nghi lễ. (Ảnh: Vietnam+)

Mới đây, việc tái hiện nghi lễ hầu đồng tại không gian của một trường đại học ở tỉnh Thừa Thiên-Huế đã gây tranh cãi trong dư luận rằng liệu đây có phải là một nỗ lực “diễn giải di sản” hay đang vi phạm nguyên tắc về sự tôn trọng, bảo vệ “tính thiêng”, “tập tục”, “kiêng kỵ” của di sản?

Làm thế nào để bảo tồn và phát huy di sản trong đời sống đương đại là vấn đề khiến các nhà quản lý văn hóa, chuyên gia và những người thực hành di sản trăn trở trong nhiều năm.

Ngày 26/8, tại Hà Nội, Hội thảo-Hội nghị-Tập huấn “Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh” diễn ra nhằm phần nào tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó.

Di sản liệu có mất ‘thiêng’?

Tại sự kiện, nhiều vấn đề nóng liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị của di sản phi vật thể đã được các nhà khoa học lẫn các nghệ nhân thực hành di sản nêu ra một cách thẳng thắn, trực diện. “Nóng” nhất là chuyện có nên đưa di sản ra khỏi không gian thiêng – không gian thực hành của di sản để biểu diễn.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Thủ nhang Đền Nguyên Khiết Linh Từ (102 Hàng Bạc, Hà Nội) cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là di sản tâm linh chứ không phải di sản nghệ thuật nên phải thực hiện trong không gian đền đài, điện, phủ. Những đồ dùng, pháp khí như khăn áo, đao kiếm, cờ, ấm chén, hương hoa, lễ vật, lời ca tiếng hát… đều mang tính thiêng, vì vậy, các đồ vật đó trước khi sử dụng trong thực hành nghi lễ đều phải có hình thức “thư hương” để tạo sự linh thiêng chứ không thể đem ra các không gian ngoài đền đài điện phủ.





Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Vietnam+)
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Vietnam+)

“Đưa hầu đồng ra khỏi không gian thiêng để biểu diễn là không đúng với khái niệm thực hành di sản. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nghi lễ phải thực hành trên sập hầu, phải trong không gian điện phủ, có ban thờ Thánh Mẫu, chỉ được phép quay lên vái Thánh Thần chứ không được quay xuống mà vái các vị khán giả ngồi ở dưới,” ông Hùng thẳng thắn bày tỏ.

Đồng quan điểm, Tiến sỹ Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng di sản có cấu trúc đặc biệt gồm có hạt nhân là giá trị, có các thành tố thiêng chi phối, có các thành tố văn hoá nghệ thuật…

Tất cả các yếu tố này quan hệ với không gian và thời gian (trong đó có nhiều yếu tố thiêng, đặc thù). Quan hệ này là quan hệ hữu cơ chặt chẽ, vì vậy, di sản không tách khỏi môi trường, không thể đem di sản “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ” ra khỏi đền phủ để biểu diễn.

Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn hát Then, đàn tính, ba giá đồng… trên sân khấu thì sao? Tiến sỹ Trần Hữu Sơn cho rằng các tiết mục biểu diễn chỉ là “mảnh vỡ” của di sản, là một bộ phận cấu thành chứ không phải di sản. Do đó không được gọi là trình diễn di sản mà chỉ là biểu diễn một thành tố nghệ thuật như thi hát Then, đàn tính chứ không phải thực hành di sản tín ngưỡng Then.

“Thiết nghĩ các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng nên phân biệt các yếu tố di sản và mảnh vỡ của di sản. Không nên nói ‘liên hoan trình diễn di sản’ nhưng cũng không ngăn cấm việc sử dụng các ‘mảnh vỡ’ để dàn dựng tiết mục nghệ thuật, miễn là không gọi đó là di sản,” Tiến sỹ Trần Hữu Sơn nêu quan điểm.

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau trong bảo tồn di sản, dẫn đến nhiều tranh cãi. Có người cho rằng phải bảo tồn nguyên vẹn di sản trong bối cảnh không gian và tính lịch sử của nó, song cũng có quan điểm cho rằng di sản phải được bảo vệ bằng cách kế thừa, tức là di sản phải đóng vai trò của mình trong bối cảnh xã hội cụ thể để từ đó phục vụ tốt hơn sự phát triển của kinh tế, xã hội.

“Phải trong những trường hợp cụ thể, chúng ta mới có những đánh giá chính xác. Ví dụ, trong một hội thảo thì có thể việc trình diễn di sản sẽ gây hiểu lầm về không gian thực hành tín ngưỡng nhưng nhờ đó, mọi người lại hiểu rõ hơn giá trị của di sản, từ đó, tìm hiểu cặn kẽ, thêm yêu các giá trị của di sản và tiếp tục vinh danh những giá trị của di sản đó,” ông Sơn nói.

Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, điều này đã được UNESCO khuyến cáo trong nguyên tắc đạo đức của bảo vệ di sản văn hóa gồm 12 điều, trong đó đều thể hiện cả hai quan điểm này. Tức là các cộng đồng, cá nhân cần phải được bảo vệ di sản của mình theo cách phù hợp nhất trên cơ sở nhận định rõ ràng nhất về giá trị của di sản đó. Và các cộng đồng khác, các nhà khoa học hay cơ quan quản lý nhà nước cần phải chung tay với các cộng đồng cần phải chung tay để tôn vinh di sản đó.

Tôn trọng chủ thể của di sản

Nói về các ứng xử với văn hóa di sản văn hóa phi vật thể của người Việt được UNESCO ghi danh, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng cần có những cách thức quảng bá văn hóa phi vật thể khác nhau và phù hợp để cộng đồng hiểu rõ, hiểu đúng về văn hóa dựa trên việc nghiên cứu kỹ về mỗi văn hóa phi vật thể đồng thời đề cao các nguyên tắc đạo đức bảo vệ văn hóa phi vật thể, phù hợp để cộng đồng trong nước và nước ngoài hiểu rõ về di sản Việt Nam.

Tham dự hội thảo, Giáo sư-Tiến sỹ Peter Bille Larsen, hiện đang giảng dạy tại Thụy Sỹ bày tỏ sự vui mừng khi chương trình không chỉ có sự tham dự của đại diện sở văn hóa các tỉnh mà còn có các nghệ nhân nêu ý kiến rất rõ ràng những điều được và không được làm trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh tại Việt Nam.

“Về vấn đề này, UNESCO cũng có một số nguyên tắc đạo đức với nội dung tôn trọng những giá trị phong tục tập quán của từng địa phương. Với những giá trị văn hóa, tín ngưỡng linh thiêng không được đưa lên sân khấu, đưa ra trình diễn thì UNESCO hoàn toàn tôn trọng. Hiện nay, tuy có nhiều phong tục tập quán được người dân quảng bá nhưng theo tôi tiếng nói của các cộng đồng đôi khi còn yếu và cần sự bảo đảm của các nhà quản lý,” ông Peter Bille Larsen nói.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho hay bộ đã nắm được những tranh cãi xảy ra quanh vụ việc “diễn giải di sản” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.





Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Vietnam+)
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Vietnam+)

“Bộ đã lắng nghe các ý kiến trái chiều. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi xem xét kỹ lưỡng hơn, từ đó bổ sung chi tiết, cụ thể hơn trong dự thảo Luật Di sản sửa đổi và bổ sung hiện đang trong quá trình hoàn thiện. Bộ đón nhận các ý kiến của các nhà khoa học theo hướng tích cực,” Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nói.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định quản lý di sản phi vật thể là vấn đề không đơn giản, nhất là giữa những biến động của thời cuộc. Việc hoàn thiện luật bổ sung, sửa đổi sẽ phải có sự thống nhất giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng nhân dân, cộng đồng chủ thể thực hành di sản.

“Sự thống nhất trong nhận thức sẽ góp phần xây dựng luật bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng. Phải có sự đoàn kết chung tay trong cộng đồng, các nhà khoa học mới có thể bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản,” Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nói.




Tính đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam; có 1.881 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân,” “Nghệ nhân Ưu tú.”

Khoảng 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 497 di sản được đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phân bố rộng khắp trên cả nước.

Theo Vietnam+

Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng hoàn thành xử lý triệt để tàu cá “3 không”

Trước yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu, các đơn vị, địa phương của thành phố tập trung tối đa nguồn lực với những giải pháp được triển khai quyết liệt, kịp thời. Với nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt, các...

Thị trường Tết: Sức mua tăng, giá hàng hóa biến động

Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại nhiều chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố, sức mua của người dân tăng lên từng ngày kéo theo giá một số mặt hàng biến động. Người dân đến siêu thị Go! Đà Nẵng mua sắm thực phẩm Tết. Ảnh: MAI LY Sức mua tại các chợ, siêu thị tăng Ghi nhận cho thấy các loại bánh kẹo, đồ khô, thực phẩm tươi sống, giỏ quà phục...

Tập trung 5 nhiệm vụ, giải pháp để tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2025

ĐNO - Đây là yêu cầu của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng tại hội nghị “Đánh giá công tác thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2024 và triển khai công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2025” do UBND thành phố tổ chức vào sáng 10-1. Cùng chủ trì hội nghị có Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung...

Sẵn sàng đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

HĐND thành phố vừa ban hành Nghị quyết số 57/2024/NQ-HĐND quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Sinh viên ngành thiết kế vi mạch trong giờ học tại...

Tiếp tục khai thác quỹ đất, thúc đẩy thị trường bất động sản

Việc đấu giá thành công nhiều lô đất ở và sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản trong quý 4-2024 mang đến những tín hiệu khả quan về khai thác quỹ đất và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2025. Căn hộ du lịch và chung cư đang trở thành những phân khúc nổi bật và dẫn dắt thị trường bất động sản Đà Nẵng với nguồn...

Cùng tác giả

Hòa Vang: Đẩy mạnh phát triển KT-XH theo tinh thần Nghị quyết 07

Chiều 10/01, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng có buổi làm việc với Huyện ủy Hòa Vang về thực hiện Nghị quyết 07 ngày 7/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về xây dựng phát triển huyện Hòa Vang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xây dựng huyện Hòa Vang đạt chuẩn đô thị loại IV. Theo đó, Chủ tịch HĐND...

Chúc Tết sớm quân và dân đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn

Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã đến thăm và chúc Tết chính quyền, nhân dân và cán bộ, chiến sĩ tại huyện đảo Lý Sơn sáng 11-1 – Ảnh: THANH NGUYÊN Mang xuân đến đảo Lý Sơn Sáng 11-1, tại huyện đảo Lý Sơn, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân do đại tá Phạm Đình Thành – ủy viên Thường vụ Đảng ủy, phó chính ủy Vùng 3 Hải quân làm trưởng...

Đà Nẵng đặt hàng linh vật rắn của nghệ nhân Đinh Văn Tâm

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 Đà Nẵng sẽ thi công 2 linh vật rắn. Trong đó, một linh vật đặt tại cầu chữ T (trước Bảo tàng Đà Nẵng) và một linh vật đặt ở công viên đuôi cầu Rồng. Các linh vật rắn và hạng mục trang trí hoa, điện chiếu sáng tại công viên đuôi cầu Rồng sẽ được hoàn thành vào ngày 25.1. Tuy nhiên, “hình hài”, kiến trúc, kích thước, màu sắc… của 2...

Giá vàng chiều nay 11/01/2025: Tăng không ngừng

Giá vàng trong nước chiều nay 11/1 Tại thời điểm khảo sát lúc 13h ngày 11/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 84,8 – 86,8 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 100.000 đồng giá mua và tăng mạnh 600.000 đồng giá bán. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 2,0 triệu đồng. Cũng trong...

Đà Nẵng hoàn thành xử lý triệt để tàu cá “3 không”

Trước yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu, các đơn vị, địa phương của thành phố tập trung tối đa nguồn lực với những giải pháp được triển khai quyết liệt, kịp thời. Với nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt, các...

Cùng chuyên mục

Không gian trưng bày hiện đại của Bảo tàng Đà Nẵng

Đến thời điểm này, hầu hết hiện vật của Bảo tàng Đà Nẵng (nằm trong vùng lõi di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải) đã được vận chuyển, di dời về Bảo tàng Đà Nẵng và sắp xếp vào các không gian. Toàn bộ hiện vật, hình ảnh đều được số hóa hiện đại, nhiều hiện vật gốc lần đầu tiên được đưa vào trưng bày, giới thiệu với người dân, du khách. Một góc Bảo tàng Đà Nẵng hiện...

Điều ít biết về 3 cổ vật tại Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số những bảo vật quốc gia vừa được công nhận, Đà Nẵng có 3 hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Đặc biệt, lần đầu có một tác phẩm xuất xứ tại di tích Chăm ở Đà Nẵng được công nhận bảo vật quốc gia. Chia sẻ với Tiền Phong ngày 4/1, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay 3 hiện vật của bảo tàng được công nhận Bảo vật quốc gia gồm phù điêu Shiva múa...

Nhiều hoạt động phục vụ người dân, du khách dịp Tết Nguyên Đán 2025

Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Đà Nẵng sẽ trở thành tâm điểm của không khí lễ hội với hàng loạt sự kiện đặc sắc. Từ những chương trình nghệ thuật, triển lãm, cho đến các hoạt động truyền thống và hiện đại, người dân và du khách sẽ được hòa mình vào một mùa...

Đà Nẵng: Ngàn người tham gia đếm ngược chào năm mới 2025

Tối qua (31/12), với thời tiết tạnh ráo, nhiều người dân và du khách đã đổ về các tuyến phố, để tham gia các hoạt động chào đón năm mới. Trong đó, Chương trình đếm ngược chào đón năm mới 2025 với chủ đề Đại nhạc hội Ánh sáng- Larue Lumifest do Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken tổ chức tại Công viên Biển Đông (đường...

Đà Nẵng tưng bừng Lễ hội Tết Việt với đa dạng các hoạt động

Đà Nẵng tổ chức đa dạng các hoạt động với Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang. Sự kiện nằm trong nỗ lực thu hút 11,9 triệu lượt khách du lịch năm 2025. Đa dạng các hoạt động tại Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng). Ảnh: Nguyễn Linh Từ ngày 17.1 đến ngày 21.1.2025 (nhằm ngày 18 đến ngày 22.12.2024 âm lịch), UBND huyện Hòa Vang sẽ tổ chức Lễ hội Tết Việt Ất...

Làng nghề bánh tráng Túy Loan đỏ lửa ngày đêm vào vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống, tìm kiếm hướng đi mới để phát triển bền vững. Bà Trần Thị Luyện (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm bánh vào dịp cuối năm. Ảnh: Nguyễn Linh Nỗ lực giữ lửa nghề truyền thống Dịp Tết đến, không khí tại Túy Loan vẫn nhộn nhịp. Các lò bánh tráng đỏ lửa xuyên ngày đêm để kịp phục vụ thị trường,...

DIFF 2025 mang thông điệp: Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới

Sau 12 kỳ tổ chức thành công, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF đã trở thành sự kiện văn hóa du lịch mang thương hiệu của thành phố bên sông Hàn, là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy du lịch Đà Nẵng tăng trưởng. Năm 2025, Lễ hội sẽ được đầu tư, nâng tầm hơn nữa, nhằm đánh dấu chặng...

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 đánh dấu kỷ nguyên mới

Ngày 27.12, một số thông tin về Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đã được công bố. Công bố chủ đề của Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025. Ảnh: TT DIFF luôn là tâm điểm mỗi mùa hè của Đà Nẵng, giúp thu hút du khách, tăng nguồn thu từ du lịch cho thành phố. Năm 2025, thông điệp dự kiến của DIFF 2025 là Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới, nhằm đánh dấu hành trình...

Lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan

Sáng nay 2112, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao TP Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; Thành ủy viên, Phó...

Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel

Tối 20/12, đường phố Đà Nẵng lại tiếp tục tưng bừng, náo nhiệt với hoạt động Diễu hành Vui cùng ông già Noel.  Đông đảo người dân, du khách diễu hành vui cùng ông già Noel Xuất hiện trong cuộc diễu hành là ông già Noel, bà chúa tuyết cùng mô hình tuần lộc kéo xe được trang trí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất