Powered by Techcity

Chùa Cầu ở Hội An vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử sau khi tu bổ

Chùa Cầu trước thời điểm được tu bổ. 

 Chùa Cầu vào thời điểm vừa được tu bổ xong.

Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An, năm 2024 đánh dấu lần thứ 20 sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản. Trong sự kiện này, TP Hội An tổ chức Lễ khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu – Cầu Nhật Bản – Lai Viễn Kiều – một công trình có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và sự giao lưu quốc tế ở Đô thị thương cảng Hội An.

Cụ thể, lễ khánh thành sẽ diễn ra lúc 16h30 ngày 03/8/2024 tại di tích Chùa Cầu với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Ủy Ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Cục Di sản Văn hóa (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Tổng cục Văn hóa Nhật Bản, Đại sứ đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng, Văn phòng JICA Nhật Bản tại Hà Nội, Quỹ Sumitomo Nhật Bản, cùng đại diện các tổ chức, cá nhân Nhật Bản tham gia lễ hội giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 20, đại biểu tỉnh Quảng Nam, đại biểu thành phố Hội An.

Di tích Chùa Cầu đã trải qua 400 năm tồn tại, mặc dù được các thế hệ cư dân Hội An trân trọng, gìn giữ cẩn thận nhưng dưới tác động khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và thời gian, di tích vẫn không tránh khỏi những hư hại, xuống cấp.

Qua nhiều tư liệu cho biết, từ khi được xây dựng đến cuối thế kỷ 20, Chùa Cầu đã được tu bổ ít nhất 7 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1915, 1962, 1986, 1996. Dù vậy, do những hạn chế về điều kiện kỹ thuật và nhiều yếu tố khách quan khác nên những lần tu bổ gần đây vẫn chưa giải quyết căn cơ đối với những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp di tích. Vì vậy, vấn đề tu bổ Chùa Cầu tiếp tục được đặt ra và ngày càng cấp thiết.

Với quan điểm vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử sau khi tu bổ. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến đóng góp của xã hội, TP Hội An đến chiều 29/7 đã cho quét vôi lại Chùa Cầu nhiều lớp nhằm giảm độ sáng của hông Cầu.

Ngày 24/7/1999, Hội nghị tư vấn Trùng tu Chùa Cầu được tổ chức với sự quan tâm của nhiều chuyên gia nghiên cứu và bảo tồn di sản kiến trúc trong nước. Trong hơn một thập niên tiếp theo, những nội dung liên quan đến việc tu bổ cứu nguy Chùa Cầu liên tục được thảo luận, bàn bạc. Song, xuất phát từ quan ngại sẽ làm Chùa Cầu “mới đi và trẻ ra”; và cũng do chưa tìm được giải pháp phù hợp nhất cho việc tu bổ một công trình mang tính biểu tượng, có giá trị đặc sắc như Chùa Cầu… nên trong suốt thời gian dài, việc tu bổ chỉ dừng lại ở mức gia cố, chống đỡ để tránh nguy cơ sụp đổ di tích.

Tuy nhiên, trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Chùa Cầu, ngày 16/8/2016, Hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu được tổ chức quy mô với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về tu bổ di tích kiến trúc gỗ trong nước và Nhật Bản. Kết quả Hội thảo dù chưa đưa ra giải pháp cho từng vấn đề cụ thể nhưng đã đi đến thống nhất quan điểm chung là Chùa Cầu cần thiết và cấp thiết phải được xây dựng một dự án tu bổ tổng thể, căn cơ vì mục tiêu gìn giữ nguyên vẹn và lâu dài giá trị di tích. Từ đó, công tác chuẩn bị tu bổ Chùa Cầu được tập trung đẩy mạnh trên nhiều phương diện về nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật; khảo sát, khảo cổ đánh giá tình trạng kỹ thuật, dấu vết nguyên trạng; vẽ ghi, số hóa kiến trúc; xác định quan điểm, nguyên tắc, giải pháp tu bổ; tham vấn chuyên gia; tổ chức lập, thỏa thuận, thẩm duyệt hồ sơ;…

Với sự chuẩn bị dự án kỹ lưỡng và đầy trách nhiệm, ngày 28/12/2022, Chùa Cầu được khởi công tu bổ trong niềm tin và sự quyết tâm của đội ngũ những người tham gia thực hiện, trong sự bồi hồi và mong chờ của những người yêu mến Di sản văn hóa Hội An rằng Chùa Cầu sẽ được tu bổ một cách tốt nhất nhằm giữ gìn nguyên vẹn các giá trị của di tích. Ngay từ đầu dự án đã được xây dựng một bản kế hoạch tiến độ tổng thể hết sức chi tiết theo từng giai đoạn, thành lập các tổ dự án, Tổ Nghiên cứu và Truyền thông thực hiện thường xuyên nhiều công việc như: Khảo sát, sưu tầm, tổng hợp các tài liệu liên quan, lấy ý kiến từ cộng đồng dân cư; thực hiện các chuyên đề nghiên cứu về các nội dung liên quan đến lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… của di tích. Bên cạnh đó, hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng di tích bằng các hình thức: Quay phim, chụp ảnh, rập giấy dó (văn bia, liễn đối, đồ án trang trí kiến trúc), vẽ ghi (hiện trạng kiến trúc, kỹ thuật xây dựng…), số hóa di tích bằng công nghệ 3D,… được thực hiện kỹ càng tạo cơ sở dữ liệu khoa học để đưa ra các giải pháp, hình thức tu bổ phù hợp đảm bảo theo nguyên tắc tu bổ đối với từng hạng mục, kết cấu của công trình di tích Chùa Cầu. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền trên website Hoianheritage.net, chuyên mục phát thanh Bảo tồn Di sản, facebook Di sản Hội An cũng như kết nối với báo đài truyền thông để giới thiệu, thông tin về dự án; thực hiện biên soạn, xuất bản tập Thông tin nghiên cứu Bảo tồn Di sản chuyên đề di tích Chùa Cầu (song ngữ Việt – Anh), làm phim giới thiệu về giá trị di tích Chùa Cầu và định hướng dự án tu bổ… xin ý kiến và thông tin đến các cơ quan quản lý  chuyên môn về di sản văn hóa trong nước và các tổ chức Quốc tế.

 Mặt tiền phía đông trước tu bổ. 
Mặt tiền phía đông sau tu bổ.  

Việc tu bổ Chùa Cầu được thực hiện trên tinh thần như một cuộc “giải phẫu – chữa bệnh” nên mọi hoạt động đều cẩn trọng, tỉ mỉ, bài bản, khoa học từ khâu chuẩn bị dự án đến các giải pháp tổ chức và kỹ thuật thi công tu bổ di tích. Nhất là việc tiếp tục thu thập, nghiên cứu thông tin, tư liệu; thám sát địa tầng, phân tích dấu vết kiến trúc qua các thời kỳ; tham vấn chuyên gia, nhà nghiên cứu, nghệ nhân đối với những vấn đề phát hiện mới, vướng mắc nảy sinh;… luôn được chú trọng thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thi công tu bổ.

Với quan điểm và giải pháp tu bổ xuyên suốt dự án là giữ gìn sự nguyên vẹn của tổng thể hình thức kiến trúc và kết cấu, từng bộ phận, cấu kiện, hiện vật nguyên gốc, có giá trị lịch sử được trân quý gìn giữ ở mức tối đa có thể. Từ từng thanh đá, viên gạch, ngói đến khối xây; từ cấu kiện gỗ hệ sàn (đà, dầm, ván sàn), khung, rui mái đến từng chi tiết con ke, ván vách; từ con giống, đoạn bờ mái đến từng chi tiết hoa văn gốm, đĩa cổ;… đều được xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng, nghiên cứu bóc tách các thành phần hư hỏng, cố gắng giữ lại tối đa có thể những thành phần còn tốt, sử dụng kỹ thuật thi công truyền thống kết hợp các loại vật liệu, hóa chất hiện đại để gia cố, gia cường sự chắc chắn để tận dụng lắp dựng lại. Điều này được phản ánh một cách cụ thể, chân xác qua những số liệu thống kê sau: có đến gần 60% khối lượng gỗ, gần 30% số viên ngói, 80% số đĩa cổ, 20% cấu kiện đá nền, 35% số con giống trang trí bờ mái,… được gìn giữ, tái định vị tại di tích sau khi tu bổ.

Vị trí bia trước khi tu bổ. 
Vị trí bia sau khi tu bổ.  

Một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của những ai yêu mến di sản kiến trúc nói chung, di tích Chùa Cầu nói riêng; đồng thời cũng là nỗi đắn đo, trăn trở của những người trực tiếp thực hiện dự án, đó là làm thế nào, sau lần đại trùng tu này, Chùa Cầu vẫn giữ được nét cổ kính, vẻ đẹp nhuốm màu thời gian như chúng ta vẫn từng chiêm ngưỡng. Theo đó, màu sắc hoàn thiện sau tu bổ của Chùa Cầu được quyết định giữ nguyên màu hiện trạng của tất cả cấu kiện gỗ, bao gồm cả những chi tiết chạm khắc trang trí, hoành phi, liễn đối, không sơn vẽ gì thêm; cấu kiện hay mới hoặc thành phần gia cố chỉ quét phủ chất bảo quản không màu. Tương tự phần thân mố, trụ cầu cũng hoàn toàn giữ nguyên không can thiệp về màu sắc.

Riêng đối với phần tường và chi tiết trang trí trên mái cần phải được phục hồi, bởi hiện trạng gần như đã phai màu hoàn toàn, trong khi cấu trúc vật liệu của chúng đều được làm từ gạch ngói, vữa vôi phần lớn đã bị mục mủn, mất liên kết nên phải được thay thế hoặc gia cố chắp vá để tận dụng. Chính vì vậy, việc phục hồi màu sắc cho tường và trang trí mái là cần thiết, bởi nếu giữ nguyên sắc thái của thành phần được giữ lại trong khi đã phải được gia cố chắp vá loang lổ cùng với những thành phần buộc phải thay mới cũng sẽ không đảm bảo thẩm mỹ, đặc biệt làm thiếu sự tôn nghiêm đối với một công trình tín ngưỡng như Chùa Cầu – vốn là chức năng quan trọng đã tồn tại hàng trăm năm, từ trước khi nó được xếp hạng di tích. Cũng có ý kiến cho rằng, nên chọn tông màu, sắc thái sao cho gần nhất với hình ảnh trước khi tu bổ, hoặc làm cho Chùa Cầu bớt “mới” đi. Tuy nhiên, điều này lại không phù hợp với quan điểm, nguyên tắc “không làm giả” mà Dự án đã đề ra, đặc biệt dẫn đến lo ngại sẽ làm sai lệch yếu tố gốc, gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến kết quả của việc nghiên cứu về sau.

Cấu trúc không gian bên trên trước tu bổ. 

Cấu trúc không gian bên trên sau tu bổ. 

Thực tế màu sắc của hệ trang trí mái Chùa Cầu được tu bổ, phục hồi dựa theo một số rất vị trí hiện tồn màu sắc nguyên trạng, kết hợp với kết quả nghiên cứu, khảo sát các công trình tín ngưỡng truyền thống tương tự ở Hội An như đề xuất của các chuyên gia qua các lần tham vấn, tọa đàm. Việc phục hồi màu sắc, dù thế nào cũng không thể tránh làm cho di tích có phần “mới” ra, nhưng điều quan trọng hơn là đã giữ gìn được tính nguyên gốc, đảm bảo tính nguyên tắc trong tu bổ di tích phù hợp với bản chất vốn có của di tích. Để rồi theo thời gian, Chùa Cầu lại trở về với nét cổ kính, trầm mặc như đã từng trải qua trong lịch sử sau những lần trùng tu, hay trong mỗi dịp cúng tế, lễ hội, tết đến xuân về hằng năm.

Điều 9 Hiến chương Venice năm 1964 về Bảo tồn và Trùng tu di tích và di chỉ chỉ rõ: “Tiến trình trùng tu là một thao tác có tính chuyên môn cao. Mục đích của trùng tu là bảo tồn và làm lộ ra giá trị thẩm mỹ và lịch sử của di tích, và phải dựa trên cơ sở tôn trọng vật liệu gốc và các cứ liệu xác thực. Trùng tu phải ngừng lại ngay khi bắt đầu có sự phỏng đoán, hơn nữa trong trường hợp đó, nếu xét thấy nhất thiết phải làm thêm một cái gì đó vì lý do thẩm mỹ hoặc kỹ thuật thì bộ phận làm thêm đó phải phân biệt được với bố cục kiến trúc và phải ghi rõ dấu ấn niên đại lúc thực hiện. Bất kỳ trong trường hợp nào, trước và sau khi trùng tu phải có nghiên cứu di tích về mặt khảo cổ và lịch sử”.

Sau hơn 19 tháng triển khai thi công tu bổ, cuối tháng 7/2024, công tác tu bổ Chùa Cầu đã hoàn thành một cách bài bản, khoa học, vừa giữ gìn được yếu tố nguyên gốc, vừa đảm bảo ổn định được kết cấu lâu dài cho di tích, đáp ứng sự mong mỏi của Nhân dân và những người yêu mến và trân quý công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt này. 

Các kết cấu gỗ, vì, kèo được đánh dấu trước khi tu bổ. 
Các kết cấu gỗ, vì, kèo sau khi tu bổ 

Với quan điểm vừa thực hiện tu bổ di tích vừa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tham quan của nhân dân và du khách, trong suốt thời gian tu bổ đã có hàng ngàn lượt bà con nhân dân đến tìm hiểu công tác tu bổ và thực hành tín ngưỡng và có 978.199 lượt du khách đến tham quan.

Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An – đơn vị được giao chủ trì thực hiện dự án nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An; cơ quan chuyên môn các cấp; các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý trong và ngoài nước; các tổ chức hợp tác quốc tế đến từ Nhật Bản; các đơn vị thiết kế, giám sát, thi công; các cơ quan thông tấn, báo chí; đặc biệt là Nhân dân và du khách đã nhiệt thành ủng hộ, giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ những khó khăn trở ngại trong suốt quá trình triển khai Dự án. 

Hồ sơ về quá trình tu bổ di tích Chùa Cầu đã được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tập hợp, biên soạn và xuất bản với tên gọi “TU BỔ DI TÍCH CHÙA CẦU” và phát hành trong dịp khánh thành ngày 3/8/2024 với hy vọng sẽ đem đến cho các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, du khách gần xa, người dân Hội An có cái nhìn cặn kẽ, thấu đáo, hiểu rõ hơn quá trình tu bổ di tích Chùa Cầu. Đây cũng là cơ sở dữ liệu lưu trữ quan trọng cho thế hệ hôm nay và mai sau trong công tác quản lý bảo tồn, phát huy di tích Chùa Cầu./.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/chua-cau-o-hoi-an-van-giu-nguyen-gia-tri-lich-su-sau-khi-tu-bo-673739.html

Cùng chủ đề

Quyết tâm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW đi vào thực tiễn

“Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số” – Đây là phát biểu...

Đến 2030 dự kiến có 5 đại học quốc gia; Rà soát định hướng di dời cơ sở đại học ra khỏi nội đô

Sinh viên Trường đại học Ngoại thương tham dự sự kiện do nhà trường tổ chức – Ảnh: NGUYÊN BẢO Ngày 14-1, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp về dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo kết luận, phó thủ tướng cơ bản nhất trí các nội dung chủ...

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng trao quà tết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 14/01, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình cộng đồng đón Tết An Vui, trao quà Tết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hòa Vang. Đoàn ĐBQH thành phố trao quà cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh...

Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 90%

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cho biết, tính đến hết năm 2024, mức độ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đạt hơn 90%, thuộc nhóm cao của cả nước. Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 90%Cụ thể, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố...

Hàng loạt nhà xe tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán

Khách qua bến xe dự kiến tăng 350% Năm nay, người dân sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 26/01/2025 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật, ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nhận định, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng...

Cùng tác giả

Quyết tâm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW đi vào thực tiễn

“Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số” – Đây là phát biểu...

Đến 2030 dự kiến có 5 đại học quốc gia; Rà soát định hướng di dời cơ sở đại học ra khỏi nội đô

Sinh viên Trường đại học Ngoại thương tham dự sự kiện do nhà trường tổ chức – Ảnh: NGUYÊN BẢO Ngày 14-1, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp về dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo kết luận, phó thủ tướng cơ bản nhất trí các nội dung chủ...

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng trao quà tết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 14/01, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình cộng đồng đón Tết An Vui, trao quà Tết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hòa Vang. Đoàn ĐBQH thành phố trao quà cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh...

Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 90%

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cho biết, tính đến hết năm 2024, mức độ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đạt hơn 90%, thuộc nhóm cao của cả nước. Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 90%Cụ thể, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố...

Hàng loạt nhà xe tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán

Khách qua bến xe dự kiến tăng 350% Năm nay, người dân sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 26/01/2025 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật, ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nhận định, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng...

Cùng chuyên mục

Quyết tâm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW đi vào thực tiễn

“Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số” – Đây là phát biểu...

Đến 2030 dự kiến có 5 đại học quốc gia; Rà soát định hướng di dời cơ sở đại học ra khỏi nội đô

Sinh viên Trường đại học Ngoại thương tham dự sự kiện do nhà trường tổ chức – Ảnh: NGUYÊN BẢO Ngày 14-1, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp về dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo kết luận, phó thủ tướng cơ bản nhất trí các nội dung chủ...

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng trao quà tết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 14/01, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình cộng đồng đón Tết An Vui, trao quà Tết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hòa Vang. Đoàn ĐBQH thành phố trao quà cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh...

Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 90%

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cho biết, tính đến hết năm 2024, mức độ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đạt hơn 90%, thuộc nhóm cao của cả nước. Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 90%Cụ thể, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố...

Hàng loạt nhà xe tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán

Khách qua bến xe dự kiến tăng 350% Năm nay, người dân sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 26/01/2025 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật, ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nhận định, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng...

Trường ĐH Khánh Hòa – Trường ĐH Nha Trang: Derby phố biển

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤU Chiều nay, trận derby phố biển đang là tâm điểm trong khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ – Tây nguyên). Hàng ngàn khán giả đang trông chờ một trận đấu bùng nổ tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang. Trường ĐH Nha Trang (áo trắng) giành chiến 1-0 trước Trường ĐH Khánh Hòa (áo xanh) ở mùa giải trước Trong trận đầu ra quân, đội bóng Trường ĐH Khánh Hòa đã...

Nhức nhối lựa chọn giới tính thai nhi – Kỳ 2: Điểm mặt các ‘trùm’ môi giới

Môi giới N.P.C. tại Hà Nội “quảng cáo” Thái Lan là “trung tâm công nghiệp làm ra con người”. Môi giới D.T.H. tại TP.HCM tư vấn lựa chọn giới tính thai nhi bằng cách đưa qua Thái Lan thực hiện. Điều đáng nói nếu khách hàng chưa có giấy đăng ký kết hôn, các môi giới “đảm nhận” luôn vai trò làm giấy đăng ký kết hôn giả, dịch ra hai thứ tiếng (tiếng Anh và tiếng Thái) nhằm hợp...

Mở rộng, kết nối các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với Nhật Bản

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi chụp hình lưu niệm cùng Hiệp hội E-Future và các quỹ đầu tư Nhật Bản Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi cảm ơn sự phối hợp và hỗ trợ của Hiệp hội E-Future trong việc triển khai các hoạt động giao lưu, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giữa Đà Nẵng và các đối tác Nhật Bản. Đồng thời, khẳng...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

“Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố cổ tại Khu phố cổ Hội An” (sau này gọi là “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20” và được gọi tắt là “Đêm phố cổ”) nhằm mục đích từng bước phục hồi cảnh quan và các sinh hoạt văn hóa...

Lãnh đạo thành phố thăm, chúc Tết các doanh nghiệp

Tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Đình Vĩnh ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp tích cực của công ty. Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều năm qua, công ty đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Phó Bí thư Thường trực Thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất